Sinh viên khiếu nại vì không được thừa nhận thủ khoa
Dù đạt đủ mọi điều kiện để xét thủ khoa tốt nghiệp nhưng Trần Thị Bé Ngân vẫn không đạt danh hiệu thủ khoa khiến Ngân và gia đình bức xúc.
Sinh viên Trần Thị Bé Ngân, khóa 4 lớp cao đẳng Quản trị Kinh doanh, ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định đã viết đơn khiếu nại về việc có số điểm trung bình cao nhất khoa (3,26 điểm) nhưng vẫn không đạt danh hiệu thủ khoa.
Ở cả hai đợt xét tốt nghiệp, Ngân không được xét danh hiệu thủ khoa. SV đạt danh hiệu thủ khoa là Nguyễn Thị Huệ An đạt điểm trung bình 3,25.
Cô Trần Ngọc Thu, phụ huynh của Ngân, bức xúc: “Tôi đã làm đơn gửi thầy hiệu trưởng nhà trường đề nghị xem xét lại. Đáng nói, lãnh đạo nhà trường đã tự nhận có sai sót trong khâu kiểm tra nhưng họ không điều chỉnh kết quả mà vẫn để nguyên như vậy”.
Ông Trần Kim Phước, quyền Trưởng phòng Đào tạo ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định, thừa nhận: “Sau khi xem xét đơn khiếu nại của gia đình em Trần Thị Bé Ngân, chúng tôi đã phát hiện sai sót trên và đã làm lại giấy xác nhận danh hiệu thủ khoa cho em, em chưa nhận được thì có thể là do chậm trễ của bưu điện. Chúng tôi rất tiếc vì sai sót này từ phía khoa Quản trị Kinh doanh gửi lên”.
Video đang HOT
Chứng chỉ tin học loại Giỏi mà Ngân đã dành được.
Tuy nhiên, nửa tháng sau, giấy xác nhận vẫn chưa thấy đâu. “Thứ sáu vừa rồi (25/10), mình và mẹ có lên cơ sở chính (quận 7) để nhận quyết định lại và bằng khen theo như lời hứa từ phía nhà trường. Khi đến đây thì phòng hành chính cho hay trường đã bổ sung danh hiệu thủ khoa cho mình và đã gửi về cơ sở 3 (quận Tân Phú). Tuy nhiên, khi mình đến cơ sở này thì cũng chẳng nhận được quyết định trên”, Ngân trình bày.
Theo lời Bé Ngân: “Đại diện cơ sở 3 cho biết danh hiệu thủ khoa phải được xét trên nhiều khía cạnh, dù lúc trước không sót tên thì mình vẫn chỉ được giấy khen loại giỏi. Mình hỏi vậy thì phải dựa vào những mặt nào để xét duyệt danh hiệu thủ khoa và đã không đạt ở mặt nào thì đại diện cơ sở 3 trả lời không biết”.
Liên lạc với cơ sở 3 của ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định, câu trả lời là: “Việc này do quyết định từ cơ sở 1″. Tiếp tục liên lạc tại cơ sở 1, ông Trần Kim Phước vẫn một mực khẳng định: “Đã gửi kết quả rồi…”.
Ông Phước giải thích thêm: Khoa Quản trị Kinh doanh bỏ sót sinh viên Ngân là do trước đó Ngân còn thiếu chứng chỉ Tin học nên không xét.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, Bé Ngân hiện có đến 3 chứng chỉ tin học xếp loại giỏi gồm: 2 bằng của ĐH Công nghệ Thông tin (ĐHQG TP HCM) và 1 bằng của ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định.
Theo TNO
Những loại thuốc tuyệt đối không được dùng với rượu
Các thuốc như thuốc an thần (diazepam) điều chỉnh rối loạn quá trình hưng phấn - ức chế, thuốc ngủ... làm giảm quá trình kích thích... khi dùng cùng với rượu thì rượu sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc này, gây độc giống như dùng quá liều.
Rượu lúc đầu mới uống ít hoặc chưa ngấm sâu chỉ ức chế trung tâm ức chế ở não, tạo ra hiện tượng giống như hưng phấn (nói nhiều, hoa chân múa tay), sau đó do uống thêm hoặc do rượu ngấm sâu mà sự ức chế ấy lan khắp não (không biết gì, ngủ như chết)... Như vậy, trong mọi giai đoạn rượu là chất ức chế. Vì vậy không dùng rượu khi dùng các thuốc sau:
Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: Các thuốc như thuốc an thần (diazepam) điều chỉnh rối loạn quá trình hưng phấn - ức chế, thuốc ngủ (phenobarbital) ức chế quá trình kích thích, thuốc động kinh (carbamazepin) làm giảm quá trình kích thích... khi dùng cùng với rượu thì rượu sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc này, gây độc giống như dùng quá liều.
Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương: Khi dùng các thuốc này với rượu thì rượu sẽ làm đảo ngược tác dụng của thuốc làm cho thuốc giảm hiệu lực.
Khi uống thuốc phải kiêng rượu để tránh những tương tác bất lợi.
Thuốc có tác dụng phụ ức chế hệ thần kinh trung ương: Các kháng histamin thế hệ cũ (chlopheniramin, alimemazin, promethazin cycloheptadin) thấm vào não gây ức chế. Đối với các thuốc này khi dùng cùng với rượu thì rượu làm tăng tác dụng của thuốc, gây độc.
Rượu khi uống làm giãn mạch làm thoát nhiệt ra ngoài, mặt đỏ bừng làm cho có cảm giác ấm nhưng thực chất là làm giãn mạch làm thân nhiệt hạ. Sự giãn mạch này đưa đến hạ huyết áp. Nếu dùng chung với thuốc làm hạ huyết áp (dù với cơ chế làm hạ huyết áp như thế nào) thì rượu cũng làm tăng tính hạ huyết áp của thuốc gây nên việc giảm huyết áp đột ngột, nguy hiểm.
Rượu gây độc cho gan, nếu dùng rượu chung với các nhóm thuốc gây độc cho gan như thuốc chống lao (pyrazinamid), thuốc sốt rét (mepraquin) thuốc chống nấm (griseopulvin), thuốc mạch vành (herhexilin), thuốc chữa loạn nhịp (quinidin) thì rượu và thuốc cùng gây độc cho gan làm cho tính độc cho gan tăng lên. Ngoài ra cần biết khi uống rượu, gan phải dùng gluthation để giải hóa làm cạn kiệt chất này và những thuốc nào nhờ chất này mà chuyển hoá thành chất không độc như paracetamol thì quá trình chuyển hóa bị trở ngại và trở nên độc cho gan hơn.
Rượu làm tăng phản ứng hạ đường huyết. Khi dùng chung với các thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường týp II (chlopropamid, glibenclamid, glipizid tolbutamid) thì nó tác dụng như một chất hiệp đồng làm hạ đường huyết đột ngột, gây hôn mê.
Rượu còn bị một số kháng sinh gây ra phản ứng sợ rượu (gọi là phản ứng altabuse) như các kháng sinh nhóm cephalosporin, nhóm phenicol (chloramphenicol), nhóm azol (metronidazol, ketocanzol). Khi dùng các nhóm kháng sinh này (hiện nay có rất nhiều) thì không được uống rượu.
Rượu còn gây ra một số phản ứng phức tạp trên các kháng viêm không steroid thế hệ cũ. Các kháng viêm không steroid thế hệ cũ vừa ức chế cyclo-oxydase II làm giảm đau, ức chế cả cyclo-oxydase I gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Với tác dụng ức chế của mình, rượu làm tăng tác dụng có hại nhiều hơn. Vì thế, khi dùng các kháng viêm không steroid thế hệ cũ (như aspirin, paracetamol, ibuprofen...) phải tuyệt đối kiêng rượu.
Theo VNE
6 tín hiệu bất thường từ cơ thể bạn không được bỏ qua Những dấu hiệu bất thường của cơ thể hoàn toàn có thể là tín hiệu bất thường cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, đừng bỏ qua những dấu hiệu sau đây nhé. Có những triệu chứng cơ thể được coi là phổ biến và bình thường, ví dụ như đau bụng trong những ngày "đèn đỏ"... Nhưng...