Sinh viên học viết CV để tăng cơ hội cạnh tranh nghề nghiệp
Sau nhiều lần thất bại trong ứng tuyển, Thi Nguyễn cân nhắc việc tham gia khóa học viết CV để tránh hồ sơ của mình bị loại từ vòng đầu tiên.
Trong thời gian chờ bằng tốt nghiệp, Thi Nguyễn (23 tuổi, Đồng Nai) trải qua hơn 3 tháng gửi CV song không nhận được phản hồi từ công ty tuyển dụng.
Trong khi đó, tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh, tân cử nhân đánh giá bản thân có khả năng ngoại ngữ tốt, lại có kinh nghiệm đi làm thêm, thực tập.
Tương tự, Thu Huyền, 21 tuổi, sinh viên năm ba, ĐH Ngoại thương ( Hà Nội), cũng gặp thất bại trong quá trình tìm việc.
Thu Huyền từng thất bại khi xin việc. Ảnh: NVCC.
Thất bại ngay từ vòng tuyển chọn hồ sơ
Thu Huyền cho hay cô tập viết CV ngay từ năm nhất. Tuy nhiên, nữ sinh không biết phải viết từ đâu, viết như thế nào để gây ấn tượng. Việc đưa thông tin, trình bày CV cũng khiến Thu Huyền băn khoăn.
Bản CV xin việc của Thu Huyền lấy mẫu có sẵn trên mạng, cô điền vào các thông tin cá nhân rồi gửi đi ứng tuyển. Lần đó, nữ sinh không vượt qua vòng lọc hồ sơ.
Thất bại khiến cô hụt hẫng, thất vọng khi tự đánh giá bản thân có xuất phát điểm tốt – từng là học sinh trường chuyên lớp chọn, tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa.
Thu Huyền suy đoán bản thân bị loại vì CV chưa đủ ấn tượng, cả hình thức lẫn nội dung. Các khía cạnh học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm ổn nhưng không được trình bày trong mối tương quan.
Trong khi đó, sau nhiều lần không nhận được phản hồi từ công ty tuyển dụng, Thi Nguyễn đăng tải CV, chia sẻ của bản thân lên các diễn đàn để xin góp ý. Qua đánh giá của nhiều người, Thi nhận ra CV của mình thiếu chuyên nghiệp.
“Mọi người nhận xét rất tích cực. Nhìn lại, CV của mình trình bày rất rối mắt, mình không làm nổi bật được kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đến vị trí làm việc mong muốn. Chưa kể, chỗ mình viết tiếng Anh, chỗ lại viết tiếng Việt”, Thi chia sẻ với Zing.
Khác với hai nữ sinh trên, không chờ đến lên đại học, Tân Huyền (19 tuổi, từ Điện Biên) đã tập viết CV khi đang học lớp 12. Đương nhiên, lúc đó, nữ sinh không biết viết gì vào CV ngoài vài dòng giới thiệu bản thân, liệt kê những hoạt động ngoại khóa cô tham gia.
Video đang HOT
Lên đại học, có cơ hội tham hoạt động Mock interview (phỏng vấn giả), Tân Huyền tự tin đem đến bản CV với nhiều thành tích, hoạt động liên quan. Trái với mong đợi, CV của Huyền được nhận định cần phải chỉnh sửa khá nhiều.
CV của cô nhạt nhòa, thiếu nổi bật giữa hàng loạt ứng viên tiềm năng. Sau lần đó, Tân Huyền nhận thấy cần thu hút nhà tuyển dụng từ bước đầu tiên – CV.
Tân Huyền nhận ra cần thu hút nhà tuyển dụng từ CV. Ảnh: NVCC.
Học viết CV
Trở về nhà, Tân Huyền bắt đầu tìm hiểu, học viết CV với dự định ứng tuyển cho một vị trí thực tập sinh. Nữ sinh chủ yếu tìm hiểu qua vlogs, diễn đàn tuyển dụng, xem CV của người khác để nhận thấy lỗi sai.
Cô viết lại CV, đăng tải lên diễn đàn để xin phản hồi từ các thành viên khác và không ngại nghe bình luận, phản hồi từ nhiều phía. Ngoài ra, nữ sinh cũng tham gia câu lạc bộ Nguồn nhân lực của trường để thực hành thêm.
Trong khi đó, trong lần ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh tại trung tâm tiếng Anh, Thu Huyền có cơ hội làm việc, học cách viết CV từ một trưởng phòng nhân sự dày dặn kinh nghiệm.
Qua những buổi đào tạo do công ty tổ chức, Thu Huyền tích lũy dần kinh nghiệm viết và sửa CV. Trở về nhà sau một ngày đi học, đi làm, Thu Huyền tiếp tục lên mạng xã hội tham khảo thêm.
Thu Huyền nhận định học qua mạng xã hội nhớ nhanh, quên cũng nhanh nếu không được thực hành thường xuyên. Cô biết lý thuyết song không thể viết nổi CV chỉn chu.
Đánh giá việc học viết CV cần bài bản, Thu Huyền lập thư mục lưu trữ kiến thức, chia sẻ ở lĩnh vực này. Cô kỳ vọng bản thân học tập nghiêm túc hơn.
Tương tự, Thi Nguyễn mày mò học, viết lại CV sau hơn 3 tháng không tìm được việc. Tuy nhiên, cô phân vân không biết học ai vì thông tin quá nhiều.
Tân cử nhân tìm hiểu khóa học viết CV online với chi phí khoảng 500.000 đồng. Cô kỳ vọng khóa học giúp mình biết cách trình bày kinh nghiệm, xác định phong cách CV, sử dụng màu sắc, lấp đầy khoảng trống CV nếu có, loại bỏ điểm yếu…
“Ngoài ra, theo mình tìm hiểu, khóa học cũng cung cấp một số lưu ý khi trả lời phỏng vấn. Mình hy vọng sẽ tìm được công việc mong muốn”, Thi chia sẻ.
Học viết CV đẹp chưa đủ
Sau khi tìm hiểu, Thu Huyền đã tiến bộ trong trình bày CV. Các thông tin được sắp xếp logic, cô cũng biết không đưa thông tin “ảo” vào đó. Với bản CV đó, Huyền ứng tuyển vào lại công ty từng loại cô. Lần này, cô vượt qua, tiến đến vòng phỏng vấn rồi trúng tuyển.
Dù vậy, nữ sinh Ngoại thương nhận định CV tốt tạo ấn tượng ban đầu chứ không phải là yếu tố quyết định.
“CV không chỉ dừng lại ở mức liệt kê mà cần có cả kết quả được đo lường. Trong quá trình học và làm, bạn hãy đo lường kết quả bằng con số và thể hiện nó trong CV”, Thu Huyền nhấn mạnh.
Đối với Tân Huyền, sắp tới, cô chưa có dự định ứng tuyển vào công ty nào. Dù vậy, nữ sinh vẫn cố gắng làm dày dặn CV bằng trải nghiệm thực tế, học hỏi nhiều hơn.
Nữ sinh kỳ vọng khi ứng tuyển, CV của cô không chỉ đẹp mà còn phản ánh được bản thân thực sự có kinh nghiệm, kỹ năng, phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Ám ảnh khi nỗ lực trở thành người giỏi nhất của nữ sinh Ngoại thương
Nguyễn Ngọc Anh nhận được nhiều sự kỳ vọng của gia đình nên ngay từ nhỏ, cô luôn nỗ lực với quyết tâm nhất định phải giỏi, phải hơn người khác.
Có lẽ từ khi vừa mới chào đời, Ngọc Anh (sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương) đã nhận được rất nhiều sự kỳ vọng từ mọi người. Bắt đầu từ khoảnh khắc bước chân ra khỏi vòng tay của cha mẹ để dấn thân vào sự nghiệp học tập, dường như không một giây một phút nào, cô không bị ám ảnh về việc phải là người giỏi nhất, phải hơn người khác.
Gia đình Ngọc Anh luôn cố gắng để cho con gái mọi thứ con cần, không thiếu một thứ gì, để con có thể bằng bạn bằng bè. Và để đáp lại phần công lao đó, không biết từ bao giờ, nữ sinh đã luôn lấy việc "nhất định phải giỏi, phải hơn người khác" làm mục tiêu phấn đấu.
Nguyễn Ngọc Anh nhận được nhiều kỳ vọng của gia đình nên luôn nỗ lực để giỏi hơn người khác.
Cấp 1, cấp 2, Ngọc Anh học tập ở 2 môi trường có thể ví như cái giếng nhỏ của chú ếch xanh. Cô không biết thế giới ngoài kia ra sao, chỉ tập trung cố gắng trong "cái giếng" của mình. Cô hãnh diện lắm vì việc đứng nhất và được mọi người tán thưởng. Mọi thứ có vẻ như rất dễ dàng.
Nhưng mọi chuyện đã trở nên khác biệt hơn rất nhiều kể từ khi Ngọc Anh lên cấp 3. Có lẽ, lúc đó mới là lúc cô thực sự "vào đời". Bến đỗ cấp 3 mà Ngọc Anh chọn là trường chuyên của tỉnh, nơi tụ tập toàn "con nhà người ta".
Thực sự, càng biết tới nhiều bạn bè hơn càng khiến Ngọc Anh ám ảnh những câu hỏi như "tại sao mình không được như các bạn ấy nhỉ?", "có lẽ, mình không là một mảnh ghép phù hợp với tập thể này chăng?"... Đã vậy, thỉnh thoảng, nữ sinh lại nghe những câu chuyện về con bác A, cháu bà B, chắt ông C từ gia đình, cô lại càng thấy áp lực hơn.
Có lẽ, khi kể những câu chuyện đó, mọi người trong gia đình Ngọc Anh cũng không có ý kiểu ép con phải giỏi như người ta nhưng tự bản thân cô lại coi đó là "sự kỳ vọng".
Và dần dần, không biết từ bao giờ, nữ sinh coi tất cả nhân vật "con nhà người ta" đó thành hình mẫu mà mình theo đuổi, các bạn ấy giỏi cái gì, cô cũng cố gắng mà tìm tòi một chút ít về cái đó.
Thậm chí, có một khoảng thời gian, Ngọc Anh bị ám ảnh về việc này. Cô nhớ là lúc đó, một bạn chia sẻ là dạo gần đây đang học ukelele. Cô cũng chẳng nghĩ ngợi gì mà đâm đầu vào bộ môn này (tất nhiên, chỉ được vài ngày thôi vì cô thực sự không có năng khiếu về nghệ thuật).
Nhiều người khi nghe những chia sẻ này sẽ có suy nghĩ chuyện này khá tiêu cực nhưng với bản thân cô mà nói, đây lại là sự tích cực không ngờ tới. Cô biết được nhiều thứ, nhiều lĩnh vực mà trước đó, cô còn không biết đến sự tồn tại của nó.
Nữ sinh tự biết sức bản thân đến đâu, và như mẹ cô vẫn thường căn dặn, người ta cố gắng một, con phải cố gắng 10, việc mình có thể làm cũng chỉ có cố gắng hơn nữa hơn nữa mà thôi.
Cô còn có một chuyện chưa chia sẻ với quá nhiều người. Đó là năm lớp 11, cô trượt kỳ thi chọn vào đội tuyển tham gia cuộc thi học sinh giỏi quốc gia của trường. Khoảng thời gian đó thực sự là nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với nữ sinh. Đến giờ, cô vẫn còn rùng mình khi nghĩ về nó.
Sự cố gắng của cả năm lớp 10 khiến Ngọc Anh tự tin đến mức chủ quan về bản thân, mặc định một điều chắc chắn mình sẽ có "một chân" trong đội tuyển của trường. Giây phút mà tên của cô không có trong danh sách thực sự khiến cô gục ngã.
Ngọc Anh cảm thấy hổ thẹn và hơn hết là cảm thấy có lỗi với gia đình mình vì mọi người luôn tin con gái họ có thể làm được, nhưng thực tế, cô đã sai.
Khoảng thời gian đó, Ngọc Anh trở nên ít nói hơn rất nhiều, thoáng chốc từ một cô bé 24 tiếng đồng hồ không lúc nào thiếu chuyện để nói biến thành một cô nhóc hướng nội chỉ thích sống trong thế giới của mình. Khoảng 2 tuần như vậy, tự bản thân cô cũng cảm thấy không nên tiếp tục như vậy nữa, phải thay đổi khác đi.
Và Ngọc Anh lại tiếp tục hoàn thiện bản thân, nhủ lòng mỗi người đều sẽ có timeline khác nhau, mình không vào được đội tuyển quốc gia năm nay, năm sau mình sẽ vào. Lấy đó làm mục tiêu, cô lại cố gắng hơn nữa.
Đến năm lớp 12, cô thành công có mặt trong danh sách đội tuyển học sinh tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia, thậm chí còn đoạt giải ba - điều Ngọc Anh không dám mơ tới. Mặc dù giải ba nghe có vẻ không "oai" cho lắm, với cô, đó đã là điều mà cô không dám tưởng tượng tới.
Ngọc Anh học cách vượt qua áp lực để học tập tốt hơn.
Ngọc Anh chia sẻ cô đã chỉ áp dụng công thức một cách máy móc mà thôi: SAD to ADS. Biến SAD (S: Stress, A: Anxiety, D: Depression) thành ADS (A: Accomplish , D: Dominate, S: Success).
Hiện, Ngọc Anh đã đến bến đỗ mới với nhiều những thử thách hơn là ĐH Ngoại thương, nơi nổi tiếng với áp lực đồng trang lứa. Nhưng nữ sinh đã không còn sợ. Cô luôn coi áp lực là động lực để cố gắng hơn nữa và trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân. Làm việc gì cũng vậy, cô chỉ lặp đi lặp lại trong đầu một câu duy nhất - "SAD to ADS".
Giảng viên tập sự ĐH Ngoại thương là thủ khoa kép Ước mơ theo đuổi nghề giáo thôi thúc Nguyễn Việt Hoa chọn học chương trình thạc sĩ tại ĐH Ngoại thương và cố gắng đạt thành tích thủ khoa cả đầu vào lẫn đầu ra. "Nhận lời chúc mừng từ sinh viên dù mới chỉ là giảng viên tập sự, tôi rất cảm động và hạnh phúc", cô Nguyễn Việt Hoa, 27 tuổi,...