Sinh viên học hiệu quả nhất vào giờ nào trong ngày?
Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng những sinh viên đi học vào buổi sáng có kết quả học tập tốt hơn.
Phần lớn sinh viên đại học đều thích lên giảng đường vào buổi chiều thay vì vào buổi sáng vì có thể ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng những sinh viên đi học vào buổi sáng có kết quả học tập tốt hơn.
Nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Pamela Thacher và Serge Onyper, thuộc trường đại học St Lawrence (Mỹ), cho thấy rằng những sinh viên tham dự các lớp học buổi chiều có nhiều thời gian để ngủ hơn, nhưng họ cũng dễ lạm dụng bia rượu hơn so với các sinh viên học vào buổi sáng.
“Thực tế, chúng tôi đã phát hiện thấy rằng những người ngủ dậy muộn thường uống nhiều bia rượu hơn những người dậy sớm. Sinh viên không uống rượu sẽ không làm ảnh hưởng tới việc học của họ, trong khi, ngủ nhiều không hề giúp sinh viên học tốt hơn”, tiến sĩ Pamela Thacher cho biết.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo dõi thói quen dậy sớm của các sinh viên đại học, dựa trên một bảng thông tin về thời gian ngủ, lịch học hàng ngày, lượng bia rượu tiêu thụ và tinh thần do những sinh viên tự cung cấp cho nhóm nghiên cứu.
Kết quả, các nhà khoa học nhận thấy rằng những sinh viên học trên lớp vào buổi chiều có điểm số trung bình thấp hơn so với sinh viên học vào buổi sáng.
“Tôi có thể khẳng định rằng lớp học buổi sáng nên bắt đầu từ 8h hay 8h30 bởi vì đây là quãng thời giải giúp sinh viên tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất”, tiến sĩ Pamela Thacher cho biết.
Hà Anh
Theo GDVN
Giáo viên không có bảng điểm vẫn được xét biên chế
Sở GD&ĐT Nghệ An chỉ đạo Phòng giáo dục huyện Yên Thành căn cứ vào bằng tốt nghiệp, điểm học bạ để xét tuyển biên chế, không nhất thiết phải có bảng điểm. Việc này đã tháo gỡ khó khăn cho 900 giáo viên mầm non.
Trước thực trạng gần 900 giáo viên mầm non của huyện Yên Thành (Nghệ An) "khóc" vì tấm bảng điểm trong quá trình xét duyệt vào biên chế nhà nước, ông Trần Văn Thành, Trưởng phòng giáo dục huyện Yên Thành khẳng định đã làm đúng theo văn bản hướng dẫn của liên sở GD&ĐT - Nội vụ - Tài Chính và Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Mặc dù vậy, trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Kim Chi, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định, Phòng giáo dục huyện Yên Thành đã quá rập khuôn, máy móc và không căn cứ vào thực tế của địa phương khi thực hiện theo hướng dẫn liên ngành của UBND tỉnh Nghệ An trong quá trình xét duyệt biên chế.
Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu Phòng giáo dục không được bắt giáo viên đi tìm bảng điểm. Ảnh: Nguyên Khoa
Theo bà Chi, trong hướng dẫn liên ngành, nguyên tắc quan trọng nhất là giữ nguyên đội ngũ giáo viên hiện có đồng thời ưu tiên tuyển dụng trước đối với những người có thâm niên công tác lâu hơn, trình độ chuyên môn trên chuẩn, có thành tích trong giảng dạy, công tác... Dựa trên văn bản này, các huyện tự xây dựng quy định cụ thể để xét tuyển biên chế và đều thực hiện có hiệu quả, riêng huyện Yên Thành áp dụng quá máy móc nên mới phát sinh sự việc.
Sở GD&ĐT Nghệ An đã lập đoàn kiểm tra tại huyện Yên Thành và nhận thấy hiện còn 5% giáo viên mầm non của huyện chưa tìm được bảng điểm nên đề nghị huyện tính điểm theo xếp loại bằng tốt nghiệp, theo điểm học bạ và trong quá trình xét tuyển phải quan tâm đến những giáo viên công tác lâu năm.
"Các giáo viên cứ yên tâm giảng dạy, Sở sẽ đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người. Những người không có bảng điểm, thậm chí bị thất lạc bằng cấp nhưng có thâm niên công tác thực tế, được chính quyền địa phương xác nhận sẽ được xét biên chế một cách công khai. Kết quả xét biên chế ở các huyện sẽ được Hội đồng thẩm định của Sở rà lại", đại diện Sở GD&ĐT Nghệ An trấn an.
Theo VNE
Nghệ An: Hơn 900 giáo viên nháo nhác vì bảng điểm Để được vào biên chế, các giáo viên mầm non ở huyện Yên Thành (Nghệ An) cần phải trình bảng điểm cho Phòng Giáo dục huyện xét. Tuy nhiên, thông tin vừa được đưa ra đã làm cho hơn 900 giáo viên lo lắng vì họ không có bảng điểm. Từ giữa tháng 9/2011, tỉnh Nghệ An đã có quyết định sẽ đưa...