Sinh viên Harvard ‘bó tay’ với thủ đô Canada
Mặc dù là 2 nước láng giềng nhưng rất nhiều sinh viên Mỹ không biết thủ đô Canada tên gì, ngay cả sinh viên Harvard.
Một số sinh viên tại những trường đại học uy tín nhất thế giới trên nước Mỹ đã chưa từng nghe nói đến Ottawa. Ngay cả sinh viên ĐH Harvard, khi được yêu cầu nêu tên thủ đô Canada đã ậm ừ: “Tôi không biết…”. Mass, một sinh viên Cambridge, ngôi trường cách Ottawa 7h chạy xe cũng nói: “Tôi không biết, có lẽ là Vancouver hoặc một cái gì đó”, một sinh viên khác ngơ ngác hỏi lại: “Là Alberta đúng không?”
Sinh viên Harvard tỏ ra bối rối khi không biết thủ đô của Canada là gì?
Đáp án Ontario, Quebec, Toronto và Vancouver được nhiều sinh viên đưa ra trong cuộc phỏng vấn này. Đoạn phỏng vấn được đưa lên Youtube và trang The Harvard Crimson, trang web của trường Harvard hôm thứ 6 vừa rồi. Hơn 19.000 lượt người xem clip gợi nhớ đến show truyền hình đặc biệt của diễn viên hài Rick Mercer: “Talking to Americans” chế giễu kiến thức về nước láng giềng hạn hẹp của người Mỹ.
Việc sinh viên ĐH Harvard thiếu hiểu biết về Canada thực sự là một điều đáng tiếc. Rất nhiều sinh viên cảm thấy xấu hổ, lấy tay che miệng và chạy trốn ống kính máy quay.
Theo Trithuc
Video đang HOT
'Tôi khát vọng học MBA tại Harvard'
"Tôi thích những chương trình học bổng liên kết châu lục của các trường kinh doanh hàng đầu vì đó là môi trường và cơ hội để tôi trải nghiệm, thử thách trên nhiều phương diện. Cao hơn hết, Harvard MBA chắc chắn là sự lựa chọn đầu tiên và cuối cùng của tôi".
Đó là chia sẻ từ anh Mario Nguyễn Chí Hùng, trưởng phòng chiến lược trẻ tuổi nhất tập đoàn TMS. Sinh năm 1989, tốt nghiệp top 3 cử nhân danh dự ngành Marketing và quản lý quốc tế của đại học Keele (top 25 Vương quốc Anh), theo học bổng phát triển châu Á 2010-2012 tại Malaysia sau khi kết thúc xuất sắc khóa học Quản lý khách sạn của Học viện TAFE Boxhill (Úc) với điểm IELTS gần như tuyệt đối: 8.0, anh có hơn 5 năm kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực đồng thời là diễn giả của nhiều chương trình uy tín trong và ngoài nước.
Dưới đây là một số chia sẻ của anh.
Tôi đi làm từ năm 18 rồi mới du học
Tôi quyết định rời ghế nhà trường năm 18 với ba lý do chính: Thứ nhất, tôi là người học kém có tiếng thời trung học. Thứ hai, gia đình lúc ấy không có điều kiện tài chính. Và thứ ba, đi làm để biết mình cần và thích học gì. Sau một thời gian làm việc tôi đã trở lại con đường học tập, trong một môi trường quốc tế.
Trải nghiệm du học đã cho tôi rất nhiều, trong đó có 3 điểm quan trọng nhất: đầu tiên: biết mình đã, đang và sẽ đi đến đâu trong cuộc sống cũng như sự nghiệp. Tiếp theo: giữ vững lòng yêu nước và tự tôn dân tộc nhưng cũng cần có độ thích nghi cao với môi trường và cộng đồng đa văn hóa. Và điểm cuối cùng là hiểu những gì những môi trường giáo dục quốc tế không dạy. Tôi nghĩ các bạn du học sinh nên nhận thức rằng du học là tấm hộ chiếu tuyệt vời nhưng quan trọng là bạn đi được bao xa, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào mỗi cá nhân.
Áp lực của trưởng phòng tuổi 24 với một tập đoàn vĩ mô
Trở về sau một thời gian du học, tôi làm việc cho TMS Group. TMS với tôi có những thuận lợi vì tôi có tuổi trẻ và sự nhạy bén bám sát thực tế, nhưng cũng có thử thách cân não trong công tác tạo niềm tin với cấp trên cũng như khả năng tư vấn, thuyết phục và lãnh đao các anh chị cùng phòng để có hiệu quả công việc tốt nhất. Tôi tự hào về TMS và cảm thấy mình may mắn.
Theo tôi mỗi du học sinh khi trở về làm việc nên có cái nhìn khách quan và chính xác về bản thân mình để biết thật sự bạn muốn và cần làm gì và có sự tự tin đúng mực. Bạn cần xác định rõ tư tưởng và ý thức làm việc tạo ra kết quả chứ không chỉ quan tâm tới mức lương bao nhiêu trước khi cống hiến. Ngoài ra, mỗi cá nhân cần có ý thức tốt về sự chuyên nghiệp và hiệu quả, các bạn nên biết dùng nội lưc để làm ra nó chứ không chỉ biết đòi hỏi điều đó từ bên ngoài.
Harvard MBA, giấc mơ táo bạo và niềm tin ngọt lịm
Sau tất cả những thành công trong học tập và sự nghiệp, tôi vẫn ấp ủ ước mơ được theo học MBA tại Harvard. Phải khẳng định MBA Harvard là sự đầu tư nghiêm túc, đắt đỏ và đầy thử thách. Trong năm 2013, tỷ lệ đươc chọn cho MBA Harvard là 10%. Thật đáng tự hào vì gần như năm nào cũng có người Việt Nam được chọn. Tại sao không phải là tôi trong số đó?
Trước tiên tôi tin tưởng MBA, đặc biệt tại những môi trường quốc tế hàng đầu như Harvard sẽ giúp tôi nhận thức rõ ràng hơn về sự năng lực bản thân mình để tạo ra những ảnh hưởng toàn cầu và chiến lược (strategic global impacts).
Tiếp theo, tinh thần "làm được" (can-do attitude) Harvard đưa bạn đến những cơ hội nghề nghiệp hàng đầu (Top career opportunities) hay khởi nghiệp (Entrepreneurship).
Quan trọng nhất, đó là cơ hội để tôi trải nghiêm văn hóa hội nhập doanh nghiệp với khát vọng nâng tầm đất nước, con người Việt Nam trong một mạng lưới giúp sức của những anh tài thế giới.
Và tôi tham gia Hội thảo The MBA Tour hàng năm để chấp cánh ước mơ này
Hội thảo MBA tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: Từ 16h30- 21h30, thứ hai, 9/9.
Địa điểm: Legend Hotel Sài Gòn, 2A - 4A Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Q.1, TP.HCMVới sự tham gia của 15 trường Quản trị kinh doanh hàng đầu thế giới. Cơ hội giao lưu trực tiếp với đại diện các trường và cựu học viên về những thông tin cập nhật nhất.
Đăng ký miễn phí tại website: TheMBATour.com
Theo Thanhnien
Người trẻ mời giáo sư Mỹ sang Việt Nam dạy khởi nghiệp Tháng 8 tới, Giáo sư Tom Kosnik (ĐH Stanford, Hoa Kỳ) sẽ đến Việt Nam giảng dạy miễn phí cho sinh viên. Đây là năm thứ 3 liên tiếp vị giáo sư người Mỹ đến Việt Nam giảng dạy theo lời mời của các sinh viên thuộc Mạng lưới khởi nghiệp trẻ Việt Nam. Bạn Đặng Nghinh Nguyên, hiện đang là SV Trường...