Sinh viên giỏi: “Thu hút được nhưng giữ khó”
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh về công tác thu hút sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc vào các cơ quan nhà nước được đưa ra ngày 18-12 tại Hà Nội.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) trong ngày tốt nghiệp – Ảnh tư liệu
Nhận định này được ông đưa ra tại hội thảo “Góp ý kiến vào dự thảo đề án chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ” tổ chức ngày 18-12 ở Hà Nội.
“Hà Nội năm nào cũng gặp gỡ thủ khoa tốt nghiệp, lại có chính sách tuyển dụng không qua thi tuyển, nhưng chỉ được một thời gian ngắn các bạn trẻ lại ra đi. Số lượng ở lại cơ quan nhà nước không nhiều là do lương, môi trường làm việc, hay bởi chính sách sử dụng người còn bất cập?” – ông Dĩnh đặt vấn đề.
Video đang HOT
Tại hội thảo, Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo đề án chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên xuất sắc, nhà khoa học. Sinh viên xuất sắc được xác định là sinh viên tốt nghiệp ĐH loại giỏi, xuất sắc, nhà khoa học trẻ có học vị tiến sĩ, tuổi không quá 40.
Đề án chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ sẽ được trình Bộ Chính trị vào quý 2-2013.
Theo tuổi trẻ
Sắp trình Bộ Chính trị Đề án thu hút nhân tài
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh, trong quý 2 năm tới, Ban chỉ đạo T.Ư xây dựng Đề án chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ sẽ trình Bộ Chính trị nội dung Đề án để thông qua, thể chế hóa, đưa vào cuộc sống.
Giới thiệu mục đích tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của đại diện các bộ, ban, ngành T.Ư và địa phương nhằm hoàn chỉnh Đề án tại Hội nghị sáng nay (18.12), Thứ trưởng Dĩnh cho biết phạm vi Đề án này là tạo nguồn cán bộ cho toàn bộ cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp nhà nước.
Đối tượng thu hút là sinh viên (SV) xuất sắc tốt nghiệp ĐH loại giỏi, xuất sắc theo quy định của Bộ GD-ĐT phù hợp với nhu cầu bố trí, sử dụng của các ngành, cấp; các nhà khoa học trẻ có học vị tiến sĩ trở lên, tuổi đời không quá 40.
Dự kiến, đến quý 2/2013, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án sẽ trình Bộ Chính trị để phê duyệt, từng bước thể chế hóa để đưa chính sách thu hút này vào thực tiễn. Đến năm 2020 sẽ tổng kết lại, bổ sung sửa đổi và tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn.
"Rất nhiều địa phương, như Hà Nội, hằng năm lãnh đạo TP đều gặp thủ khoa các trường ĐH, có chính sách trọng dụng bằng cách tuyển dụng ngay không qua thi tuyển, nhưng thực tế một thời gian rất ngắn, nhiều người tài đều bỏ cơ quan nhà nước ra đi, có phải do chế độ lương, môi trường làm việc hay cách thức sử dụng họ chưa phù hợp?", ông Dĩnh đặt vấn đề
Đánh giá chung về quá trình thực hiện các chính sách thu hút tài năng, nhà khoa học trẻ trong 15 năm qua, Ban chỉ đạo T.Ư xây dựng Đề án cho biết một số bộ ngành T.Ư đã có chính sách đãi ngộ nhằm thu hút những SV tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, nhà khoa học trẻ về công tác, song lại chưa có cơ chế bố trí, sử dụng kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng để phát huy hết năng lực, kiến thức và sở trường của đội ngũ này để tạo nguồn cán bộ.
Những chính sách hiện nay vẫn chưa hấp dẫn SV tốt nghiệp loại xuất sắc và các nhà khoa học trẻ có tài thực sự; chế độ đãi ngộ chưa theo kịp với cống hiến... dẫn tới việc thu hút, tạo nguồn từ đối tượng là SV tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ rất khó khăn.
Theo báo cáo ở một số bộ, ngành, các ban Đảng ở T.Ư và các tổ chức chính trị xã hội, từ năm 1997 đến nay, các cơ quan, đơn vị này đã thu hút được 534 SV tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc và các nhà khoa học trẻ, trong đó có 517 SV tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc và 17 GS, PGS, TS và thạc sĩ.
Tổng hợp số liệu báo cáo của các cơ quan nói trên cho thấy, trong số số SV tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, các nhà khoa học trẻ được thu hút vào làm việc từ 1997 đến nay thì có 224 cán bộ đã được bồi dưỡng và tạo nguồn, trong đó có một số hiện nay đang giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng, cấp khoa, cấp trường, cấp vụ, viện; một số đựợc quy hoạch cấp tổng cục trưởng và tương đương
Tại hội nghị, nhiều đại biểu đều thống nhất đề nghị cần sớm đưa chính sách này vào thực tiễn để tạo thành cái khung cho các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào đó xây dựng các chính sách trọng dụng, đãi ngộ người giỏi, người tài trong thời gian tới.
Ngoài ra, đại diện Ban Tổ chức một số tỉnh, thành, trong đó có Hà Nội, TP.HCM đề nghị bổ sung thạc sĩ là đối tượng thu hút của chính sách này.
Bảo Cầm - Tuệ Nguyễn
Theo thanh niên
10 sinh viên xuất sắc nhận giải thưởng Honda YES 2012 Công ty Honda Việt Nam vừa tổ chức lễ trao tặng giải thưởng Honda YES cho 10 sinh viên xuất sắc đến từ 6 trường ĐH Kỹ thuật. Giải thưởng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng và phát triển những tài năng tương lai trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đây là năm thứ 7 Giải thưởng...