Sinh viên gian nan mùa “sốt” phòng trọ
Khi vừa có kết quả kỳ thi cao đẳng, đại học, nhiều tân sinh viên cũng như sinh viên (SV) tỉnh lẻ đã khăn gói trở lại thành phố bắt đầu hành trình tìm chỗ an cư cho năm học mới. Đây cũng là lúc các phòng trọ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh bắt đầu “sốt” với lắm chiêu moi tiền SV.
Căn phòng của Nguyễn Văn Tân (SV năm nhất, Trường ĐH Thể dục – Thể thao) ở dãy trọ gần bến xe buýt cũ tại làng Đại học (quận Thủ Đức) chỉ vẻn vẹn 9m2. Tân cười như mếu: “Mới có kết quả đậu đại học là em tranh thủ lên thành phố sớm tìm nhà rồi. Lặn lội mãi mới tìm được căn nhà này, ông chủ chỉ lấy 800 ngàn đồng/tháng cho 3 đứa. Nhưng mới rồi ổng đột ngột thông báo, sang tháng 9, bắt đầu tăng lên 1,2 triệu đồng, điện nước cũng tăng”.
Khảo sát nhiều dãy trọ quanh khu vực các trường đại học, hầu hết các nơi đã dán bảng hết phòng hoặc chỉ tìm người ở ghép. Mức giá phòng, điện, nước năm nay tăng khoảng 20-40% so với năm trước. Những nhà trọ được xem là đắt đỏ nhất phải kể đến khu vực gần trường. Nếu trước đây các dãy trọ gần Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn cơ sở 2 có giá trung bình khoảng 700 – 800 ngàn đồng/phòng cho 2 người thì nay tăng từ 900 – 1,5 triệu đồng. Những phòng có diện tích chưa đến 16m2 gần Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cơ sở 2 đều bị các chủ trọ “treo” giá ngất ngưởng: từ 1,2 triệu đối với phòng không có gác, 2 – 3 triệu đồng đối với phòng có gác.
Đầu năm học, giá nhà trọ lại tăng cao
Không chỉ tiền phòng mà tiền điện, nước các chủ trọ cũng thi nhau bắt chẹt SV. Giá điện trung bình 5.000 đồng/kWh, nước thu 20.000 đồng – 30.000 đồng/m3. Lúc chúng tôi trong vai SV đi thuê phòng ở khu vực đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh, nhiều chủ trọ khẳng định chỉ lấy tiền điện, nước theo đúng giá quy định. Nhưng theo nhiều SV từng sống ở đây cho hay: Đó chỉ là chiêu thức quảng cáo, khi SV dọn vào ở thì họ tha hồ lấy giá ngất ngưởng mà không sợ SV bỏ phòng vì ở đâu cũng vậy.
Nguyễn Thị Thu Cúc, SV năm 3, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Thông thường ngoài tiền đặt cọc chủ trọ bắt tụi mình đóng luôn 6 tháng tiền nhà hoặc cả năm chứ không nộp theo tháng. Đây là chiêu mà các chủ trọ thường áp dụng để sau khi dọn vào ở, mình dù có phát hiện ra nơi ở không như quảng cáo “thoáng mát, sạch đẹp, an ninh” thì cũng không dám chuyển nhà trọ vì đã nộp tiền cho chủ rồi. Nhiều khi, chủ trọ còn lợi dụng vào đó để tăng tiền điện nước vô tội vạ mà bọn mình vẫn phải bấm bụng chịu đựng”.
Lần theo những địa chỉ trên tờ rơi dán ở cột điện, vách tường, chúng tôi theo chú Nguyễn Phùng, ba em Nguyễn Xuân Hiếu (SV năm nhất, ĐH Khoa học Tự nhiên, quê Thanh Hóa) đi tìm phòng cả ngày trời nhưng các phòng tạm được đều có người ở, phòng chưa có ai thì xập xệ, nơi ngập nước, ồn ào, nơi thì không có cổng hay quản lý giờ giấc SV… Chú Phùng thở dài: “Bữa để thằng nhỏ tự đi tìm nhà bị mấy tay xe ôm lừa. Đưa cho tụi nó 100 ngàn mà chở vòng vèo đến mấy căn nhà dơ dáy, ai mà ở được. Tiền mất lại không tìm được nhà. Bực mình nên chú chở em nó đi tìm cho chắc”.
Theo ông Quách Hải Đạt, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP Hồ Chí Minh, để được hỗ trợ về nhà trọ, tránh tình trạng “cò” và trung tâm “ma” lừa gạt, SV nên tìm đến Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên Nhà văn hóa Sinh viên hoặc Phòng Công tác sinh viên của trường mình. Ông Đạt cũng cho biết, hiện trung tâm đã khảo sát và giới thiệu gần 2.000 chỗ trọ giá rẻ, đảm bảo chất lượng cho SV trong năm học này.
Từ ngày 25/8 đến 30/9, trung tâm tổ chức thí điểm chương trình “Tiếp sức tân SV – tự tin đến trường”. Các đội hình tình nguyện sẽ trực tại 2 cơ sở của trung tâm (33 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 và Khu dịch vụ công cộng SV, phường Linh Trung, quận Thủ Đức), Bến xe Miền Đông, Miền Tây, Ga Sài Gòn để giới thiệu chỗ trọ giá rẻ, tư vấn kỹ năng sống… cho tân SV
Video đang HOT
Theo CAND
Thẻ SV trường nào cầm đồ được giá nhất?
Gần Tết Nguyên đán, các cửa hiệu cầm đồ bỗng làm ăn nhộn nhịp hẳn lên với khách hàng chính đa phần là sinh viên tỉnh lẻ.
Muôn vàn lí do vào hiệu cầm đồ
Những ngày này trăm khoản chi tiêu: tiền nhà tháng tết, tiền điện nước, phí sinh hoạt, rồi tiền về quê thực sự trở thành áp lực lớn đối với sinh viên các tỉnh. Để có chút tiền về quê ăn và trang trải trước tết nhiều bạn sinh viên tìm việc tranh thủ làm thêm. Nhiều bạn cố gắng vay mượn tiền để về quê sớm đoàn viên với gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể vay mượn trong "thời buổi kinh tế khó khăn", dịp gần tết thế này.
Cầm đồ trở thành "cứu cánh" cho nhiều bạn trẻ tìm đến trong lúc túng thiếu. Mọi thứ tài sản có giá trị trong người đều có thể được mang ra "đấu giá" lấy "vài lít". "Phố Cầm đồ" trên đường Láng được coi là "điểm dừng chân lý tưởng" của giới sinh viên khi "tiền khô cháy túi".
Sinh viên đến cắm nhiều nhất là xe máy, laptop và điện thoại. Trên xe buýt ra ga bắt tàu về Hà Giang, Mạnh Tùng bị móc trộm mất ví, mọi giấy tờ, tiền nong đều không cánh mà bay. Không vay mượn được bạn bè vài trăm mua vé, Tùng đành ngậm ngùi bước vào hiệu cầm đồ trên đường Lê Duẩn gần đó gửi tạm chiếc Blackberry của mình lấy 2.000.000 đồng.
Tùng ngậm ngùi: "Không còn cách nào khác mình đành phải cầm chiếc điện thoại, với lãi suất 5.000 đồng một ngày. Giờ phải đành sắm tạm lấy con Nokia 1200 dùng tạm vậy. Qua Tết về quê xuống xin được viện trợ thì mình lại rút ra."
Cũng phải nhờ đến "sự trợ giúp" của các quán cầm đồ, hai cô nữ sinh Loan và Hằng (năm nhất trường Học viện Quản lý giáo dục) xót xa kể lại: "Hai đứa em đạp xe ra bến Giáp Bát để về quê. Vừa đi qua ngã ba Kim Đồng thì va phải một bà lai trứng gà. Dù bà ta đi sai làn đường, nhưng vẫn la làng và bắt bọn em phải đền 2 triệu đồng. Mọi người ra can và xin nhưng vẫn bị bà ta bắt đền 1 triệu. Nếu không sẽ đánh cho bọn em một trận."
Trong người hai bạn chỉ có hơn 300.000 đồng để về quê, hai cái điện thoại và cái xe đạp là có giá. Khi đặt hết vào tiệm cầm đồ mới đủ để đền cho người đàn bà kia.
Loan bần thần bước vào bến xe: "Bọn em phải năn nỉ khô cả cổ, khóc lóc van xin đủ đường, ông chủ mới cho bọn em cầm cái xe đạp được 150.000 đồng. Giờ trong tay bọn em chẳng còn gì cả, về biết ăn nói sao với bố mẹ bây giờ."
Tuy nhiên không phải ai cũng bất đắc dĩ phải vào tiệm cầm đồ như Loan, Tùng. Rất nhiều bạn sinh viên tự chuốc lấy cái nợ vào người. Nhiều anh chàng nhậu nhẹt quên ngày tháng và lâm vào hoàn cành vỡ nợ. Mọi thứ đồ đạc đáng giá đều được tận dụng mang đi cắm lấy vài "chai" (trăm nghìn).
Nhiều bạn được gia đình tăng kinh phí tháng áp tết để có tiền về quê ăn tết. Nhưng do chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, và "vung tay quá trán" nhiều bạn đang phải ngập trong nợ nần, đến không còn tiền về quê ăn tết.
Giá chung là vài trăm
Cứ đến tháng giáp hạt này, quán cầm đồ của anh T (Đường Láng) đông khách hơn vì số lượng sinh viên ra vào cắm đồ nhiều đáng kể.
Một sinh viên bước ra khỏi cửa hàng, loay hoay nhẩm tính tiền miệng lẩm bẩm với thằng bạn đi cùng: "Chán, được có hơn củ". Hỏi mới biết, cậu SV năm thứ ba vừa cầm chiếc điện thoại Nokia X7 được hơn một triệu.
Anh T cho biết: "Mấy trường quanh đây, mỗi thẻ sinh viên cũng được vài trăm, nhưng còn tùy vào nhiều yếu tố".
Theo tìm hiểu của PV báo Giáo dục Việt Nam ở quán cầm đồ, giá trị của thẻ sinh viên tùy vào từng khu vực, mối quen biết, độ tin tưởng của chủ cầm đồ với sinh viên...
Thông thường, khi "đặt" thẻ vay tiền sẽ có mức gia hạn một tháng để hoàn trả nợ với mức lãi suất theo ngày là 5 %. Nếu không trả, chủ tiệm sẽ cho người đến tận trường để đòi nợ.
Dò hỏi một vài sinh viên và chủ hiệu cầm đồ ở gần trường đại học trên địa bàn thì giá chung là từ 200 nghìn đến... vô cùng. Ở khu vực đường Láng thu hút nhiều sinh viên trường Ngoại thương, Tài chính, Ngoại giao, Giao thông Vận tải với cái giá chung là 200 - 500 nghìn. Đấy là đối với những "lính mới" lần đầu tiên đi cắm đồ, nếu là khách quen số lượng tiền có thể lên đến một vài triệu.
Một game thủ có tiếng nhẵn mặt ở quán cầm đồ (SV trường GTVT) nói: "Không có thẻ sinh viên thì dùng thẻ chứng minh thư để đi thi cũng được. Mất thẻ thì làm đơn, một tháng sau được cấp lại". Cậu sinh viên này "cắm" chiếc thẻ được 2 triệu đồng với mức lãi suất 1600 - 2400 đồng/ ngày ở quán cầm đồ quen trên đường Láng.
Thẻ sinh viên các trường an ninh, quân sự, cảnh sát có giá trị nhất
Nguyễn Văn T (chủ cửa hàng trên đường Láng) cho biết: "Thẻ sinh viên của các trường an ninh, cảnh sát, quân sự thì có giá hơn, bét nhất cũng được 2 - 3 triệu".
Lý giải điều này, một số chủ cửa hàng cầm đồ trên đường Trần Phú, Hà Đông cho hay thẻ học viên của họ có sự đảm bảo về bản thân cao hơn trường bình thường và khó có thể làm lại hơn trường ngoài. Vì thế khi "cắm" có uy tín hơn khi cho vay. Tùy vào mức độ tin tưởng và số lượng sinh viên cần bao nhiêu mà cho vay.
Bản chất của việc "cắm" thẻ sinh viên cho cửa hiệu cầm đồ hay cá nhân chủ lô đề chỉ là cho sinh viên vay nặng lãi
Cụ thể hơn thì thẻ sinh viên những trường trong ngành công an, an ninh "quan trọng" bởi nó ảnh hưởng đến cả gia đình và sự nghiệp. Được biết, nếu sinh viên bị phát hiện, ngay lập tức có thể bị kỷ luật rất nặng thậm chí là đuổi ra khỏi trường.
Anh T (đường Láng) cho biết rằng giá trị thẻ quân đội thấp nhất được từ 5 - 10 triệu. Có trường hợp sinh viên cắm chứng minh thư ở cửa hàng cho thuê xe máy, rồi cắm luôn thẻ học viên ở cầm đồ để chi trả nợ cho chủ đề, chủ lô hay chơi điện tử. Vì là khách quen với lại "con của sếp, bố làm to" nên anh T sẵn sàng cho vay gần 2 tỷ đồng.
Còn theo chủ cửa hàng cầm đồ ở Cổ Nhuế thì đối với thẻ trường quân đội nếu là SV cắm lần đầu thì sẽ nghiên cứu kỹ về hoàn cảnh điều kiện của từng người mà cho vay nhiều hay ít, còn nếu là "ma cũ" thì vô giá tùy theo người cầm cần bao nhiêu.
Được biết, mấy năm gần đây một trường quân sự trên địa bàn Hà Nội đã giao thẻ sinh viên của từng lớp cho giáo viên chủ nhiệm quản lý, chứ không cho SV cầm. Theo quy định của trường, nếu phát hiện sinh viên cắm thẻ sẽ kỷ luật hoặc đuổi học.
Theo một sinh viên trường quân đội thì thẻ sinh viên liên quan đến nhiều thứ như danh dự, nhân phẩm của người đó. "Không nhất thiết phải qua cầm đồ, mà chỉ cần biết mối quen biết là vay được", H - SV trường A cho biết. Được biết, H đã từng cắm thẻ thư viện của trường, bằng lái xe, chứng minh thư mỗi lần được ngót chục triệu là ít.
Có cầu ắt có cung, xung quanh khu vực các trường đại học các cửa hàng cầm đồ mọc lên như nấm sau mưa. Không ít các trường hợp sinh viên nợ nần chồng chất bị kỷ luật hoặc đuổi học vì chủ lô đề hay bị chủ cầm đồ tìm đến tận trường để đòi nợ là chuyện xảy ra như cơm bữa.
Theo GDVN
Không ai có thể thay thế anh Chúng tôi đã hẹn nhau và luôn giữ gìn cho nhau chờ ngày ra trường sẽ làm đám cưới... Nhưng anh đã ra đi mãi mãi bỏ lại tôi giữa thế gian rộng lớn này! Tôi một sinh viên tỉnh lẻ, chân ướt chân ráo lên Sài Gòn để thực hiện ước mơ của mình bằng con đường học Đại Học, mong một...