Sinh viên FPT bị lừa 8 tỷ đồng vì tin kênh Facebook, TikTok của Mr Pips
Theo Công an quận Cầu Giấy, cơ quan điều tra gặp khó khăn do nhiều bị hại nghĩ đây là những trang sàn chứng khoán được cấp phép, chính thống, việc bị mất tiền là do may rủi nên không trình báo.
Liên quan vụ Phó Đức Nam (30 tuổi, tức Mr Pips) bị bắt, ngày 11/12, Công an quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, cho biết cơ quan điều tra đã tiếp nhận đơn trình báo của 18 bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt là hơn 28 tỷ đồng.
“Còn rất nhiều bị hại khác chưa trình báo, cơ quan điều tra chưa xác định được thông tin, số tiền bị hại bị chiếm đoạt”, Công an quận Cầu Giấy cho biết.
Trong quá trình xác minh bị hại, cơ quan điều tra gặp nhiều khó khăn do nhiều bị hại nghĩ các kênh của Mr Pips là những trang sàn chứng khoán được cấp phép, chính thống, việc họ bị mất tiền là do may rủi nên không trình báo.
Đặc biệt, nhiều trường hợp khi được cơ quan công an liên hệ thì không hợp tác, từ chối cung cấp thông tin của các đối tượng lừa đảo.
Một trong những bị hại đã trình báo là B.N.L. (22 tuổi, ở Quảng Ninh, sinh viên đại học FPT).
Đối tượng Phó Đức Nam (Ảnh: T.A.).
Theo trình báo, qua tìm hiểu trên Facebook và TikTok, L. biết tới Phó Đức Nam là chuyên gia về đầu tư chứng khoán, thường xuyên đăng những video, hình ảnh về siêu xe, đồng hồ và nhà ở đắt tiền. L. nảy sinh mong muốn bản thân mình cũng được như Nam.
Khoảng đầu tháng 6, L. nhắn tin cho Phó Đức Nam qua Facebook để kết bạn và làm quen nhằm mục đích tìm hiểu về các sàn Nam đang đầu tư.
Video đang HOT
Phó Đức Nam giới thiệu L. đầu tư cổ phiếu thông qua sàn tên là JPexchange.com và hướng dẫn nam sinh viên mua các mã cổ phiếu như NVIDA, NOVELIS, XAUUSD, XAGUSD, WTI…
L. đã thực hiện tổng cộng 37 giao dịch chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào sàn chứng khoán của Phó Đức Nam, sau đó bị “cháy” tài khoản. Tổng số tiền L. bị lừa đảo chiếm đoạt là 8 tỷ đồng.
Trường hợp khác là L.D.L. (34 tuổi, ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An).
Ngày 7/5, D.L. nhận cuộc điện thoại lạ của một người phụ nữ giới thiệu tên Phương Lan, nhân viên tư vấn của công ty chứng khoán quốc tế Alpha, tư vấn cho D.L. tham gia đầu tư, chỉ cần tạo tài khoản, nạp tiền sẽ có người hướng dẫn cách chơi. Đối tượng hứa hẹn đây là hình thức kinh doanh đơn giản, có thể kiếm thêm thu nhập…
Lúc đó, D.L. chưa biết gì về đầu tư chứng khoán nên chưa tham gia. Sau đó, Phương Lan gọi điện liên tục để thuyết phục, dụ dỗ khiến D.L. đồng ý.
Phương Lan dùng Zalo “Phương Lan” gửi lời mời kết bạn với D.L. và gửi cho D.L. nhiều thông tin về những người tham gia đầu tư trước đã sinh lời. Sau đó, D.L. cung cấp e-mail, số tài khoản ngân hàng để “nhân viên tư vấn” tạo tài khoản MT5 và tài khoản trên sàn gtmx.com.
Sau khi D.L. nạp tiền vào sàn, đến ngày 6/6, Phương Lan giới thiệu Hoàng Long, “chuyên gia” có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán, sẽ hỗ trợ D.L.
Theo cơ quan điều tra, bản thân Hoàng Long là nhân viên kỹ thuật, có vai trò tư vấn, chăm sóc trực tiếp cho D.L.
Hoàng Long sau đó giới thiệu và hướng dẫn D.L. mua các mã cổ phiếu như XAUUSD, WTI, ITA20, EURUSD, BRENT…. D.L. đã thực hiện tổng cộng 6 giao dịch, chuyển tổng 5,6 tỷ đồng từ tài khoản cá nhân vào sàn chứng khoán.
Lực lượng chức năng thông tin, thông qua dữ liệu điện tử thu thập được từ các đối tượng, cơ quan điều tra hiện xác định được 2.661 bị hại.
Những bị hại này được “tìm thấy” qua hồ sơ của những nhân viên sale, có đầy đủ họ tên, thông tin cá nhân. Trong đó, dữ liệu về số tiền nạp ban đầu của hơn 2.600 cá nhân này thể hiện họ đã nạp tổng khoảng 50 triệu USD.
Ngày 25/10, Công an quận Cầu Giấy phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công an TP Hà Nội bắt giữ các đối tượng cầm đầu, điều hành đường dây tội phạm.
Đến nay, nhà chức trách đã khởi tố 26 bị can về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 3 bị can về tội Rửa tiền, một đối tượng về tội Không tố giác tội phạm, một đối tượng về tội Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.
Khi bắt giữ ổ nhóm, đối tượng Lê Khắc Ngọ (tức Mr Hunter, một trong 3 đối tượng cầm đầu) đang ở nước ngoài. Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã quốc tế đối với Lê Khắc Ngọ về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cần cảnh giác với dịch vụ xem bói trực tuyến
Thời gian gần đây, dịch vụ xem bói trực tuyến đang nở rộ trên các trang mạng xã hội như facebook, tiktok và nhiều website khác.
Các "thầy bói" công khai quảng cáo các gói dịch vụ xem bói.
Mọi giao dịch tiền bạc giữa "thầy bói" và khách hàng diễn ra hết sức nhanh gọn thông qua hình thức chuyển khoản.
Nhan nhản xem bói online
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội, các tài khoản nhận xem bói với rất nhiều hình thức rất đa dạng như bói bài tarot, bói chỉ tay, xem tướng số, bói ngày tháng năm sinh...
Chỉ cần lên facebook gõ cụm từ "xem bói online", "xem bài tarot"... sẽ cho ra hàng loạt kết quả là các hội nhóm và cá nhân chuyên quảng cáo xem bói công khai. Ngoài các bài viết, không ít thầy còn livestream để xem bói hữu duyên cho những người đang theo dõi buổi phát trực tiếp của mình.
Đặc biệt, ở phần dưới mỗi bài viết hay hình ảnh trên các trang mạng xã hội của các "thầy bói" sẽ xuất hiện rất nhiều những comment của các tài khoản khác với những lời lẽ thể hiện sự tin tưởng. Khi đã chọn được "thầy bói", người xem chỉ cần nhắn một số thông tin cá nhân như ngày tháng năm sinh, tên tuổi, quê quán... vào tài khoản của các "thầy bói" là nhận được ngay các câu trả lời xung quanh vấn đề vận hạn, sự nghiệp, tình duyên... Mô-típ tin nhắn trả lời cũng na ná nhau và luôn khơi dậy sự tò mò, hiếu kỳ hoặc đánh vào tâm lý sợ hãi của những người nhẹ dạ cả tin, đang gặp trắc trở trong cuộc sống... Mục đích cuối cùng của không ít các "thầy bói" vẫn là dẫn dắt người xem chuyển tiền viết sớ, làm lễ giải hạn, mở cung tài lộc, cắt duyên âm hay mua vật phẩm tâm linh để gặp may mắn, xóa bỏ vận hạn.
Bói bài tarot trên các trang mạng xã hội hiện cũng được rất nhiều bạn trẻ tìm đến với hàng loạt các fanpage và hội, nhóm công khai. Các gói bói bài tarot giá chỉ dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng, thu hút người xem chủ yếu là giới trẻ, bao gồm học sinh, sinh viên và người mới đi làm. Sau khi chọn gói xem bói như gói câu hỏi, gói thời gian, gói đặc biệt... và chuyển tiền qua tài khoản, các tài khoản bói bài tarot sẽ đưa ra những nhận định về các vấn đề liên quan đến tình cảm, công việc của người xem.
Lợi dụng lòng tin để lừa đảo
Một điều dễ nhận ra là hiện nay, việc bói toán đang nở rộ trên các trang mạng xã hội nhưng việc quản lý dịch vụ này hầu như đang để trống. "Thầy bói" và người xem không hề gặp nhau, chỉ trao đổi thông qua tin nhắn hoặc điện thoại. "Thầy bói" sẽ cung cấp các gói dịch vụ xem bói kèm theo báo giá cụ thể để người xem lựa chọn và chuyển tiền qua tài khoản.
Chính vì việc giao dịch quá dễ dàng nên đã có không ít người tự "rơi" vào bẫy tâm lý do các "thầy bói" giăng ra và mất tiền sau khi bấm nút chuyển khoản mà không hề biết rằng mình chính là "con mồi" của các "thầy bói" lừa đảo. Điển hình như cuối tháng 10/2024 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 5, TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phan Thị Thu Trang, SN 1990, thường trú đường Nguyễn Biểu, phường 1, quận 5 về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an quận 5 xác định, từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023, Trang sử dụng nhiều trang mạng xã hội facebook như: Phan Thu Trang, Phong Thủy Tâm Linh - Phan Thu Trang... để tìm người có nhu cầu xem bói. Khi có người liên hệ, Trang lợi dụng việc xem bói để bịa đặt ra các câu chuyện mang tính tâm linh, đưa ra những lời nói không có cơ sở khoa học khiến cho các bị hại lo sợ. Từ đó Trang yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để cúng lễ giải hạn, cúng hóa giải bùa, vong... Sau khi nhận được tiền của các bị hại, Trang không sử dụng tiền vào việc cúng lễ mà dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền Trang chiếm đoạt của các bị hại lên đến hơn 28 tỷ đồng.
Trần Minh T, 25 tuổi, trú tại Hà Nội đến giờ vẫn chưa hề biết "thầy bói" đã nhận tiền của mình ở đâu, tên là gì vì mọi giao dịch, trao đổi của T với "thầy bói" chỉ diễn ra qua mạng internet. Đang gặp trục trặc chuyện tình cảm nên T tìm đến một "thầy bói" là một cô gái tự nhận xem bói bài tarot trên facebook. T cho biết, sau khi nộp khoản tiền 200.000 đồng, T đã nhận được lịch xem và cô gái gửi những lời "phán" thông qua những tin nhắn cho T. Tuy nhiên, "thầy" này cho biết, giữa T và bạn gái vẫn còn cơ hội hàn gắn do 2 người vẫn dành tình cảm cho nhau. Chính vì vậy, "thầy" làm lễ cho 2 người quay lại. "Thầy" cũng phán một cách chắc nịch chỉ trong vài ngày là 2 người sẽ quay lại và đẹp đôi như xưa.
Tin tưởng và nghĩ đến viễn cảnh tương lai hạnh phúc với bạn gái, T đã không ngần ngại bỏ ra 1,5 triệu đồng và chuyển khoản cho "thầy" để "thầy" làm lễ. Hồi hộp chờ đợi kết quả từ 3 ngày, 5 ngày thậm chí cả tuần, cả tháng, chuyện tình quay lại đẹp như mơ mà "thầy" vẽ ra cũng không hề thấy đâu. Lúc này, T mới biết mình đã rơi vào bẫy lừa.
Dưới góc nhìn pháp lý, hành vi hành nghề mê tín dị đoan là hành vi vi phạm pháp luật, người hành nghề mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ được thực hiện theo Điều 14 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP. Nếu người nào hành nghề mê tín dị đoan đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Hành nghề mê tín dị đoan".
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, trong trường hợp những người này đưa thông tin về mê tín dị đoan trở thành công cụ kiếm tiền thành nguồn thu nhập chính thì còn bị xử lý về tội "Hành nghề mê tín dị đoan" theo quy định tại Điều 320, Bộ luật Hình sự. Nếu hành nghề này mà chiếm đoạt từ 200 triệu trở lên hoặc ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội thì có thể bị phạt tù từ 3-10 năm tù, ngoài hành vi lừa đảo mà bị can đã phải nhận.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để người dân hiểu, cảnh giác đối với những chiêu trò lừa đảo liên quan đến hoạt động bói toán, tướng số trên mạng xã hội. Đồng thời, cần phải kiểm tra, rà soát và kịp thời phát hiện, xử lý những đối tượng thực hiện hành vi hành nghề mê tín dị đoan, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động mê tín, bói toán.
Cảnh giác việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để lôi kéo tham gia mê tín dị đoan Bằng những lời lẽ như "đánh thức tiềm năng bản thân", "giá trị sống", "năng lượng cộng hưởng từ trời đất, vũ trụ khác, nhất là chữa bệnh bằng năng lượng vô hình, không cần dùng thuốc...", nhóm đối tượng đã lôi kéo hàng chục người trong gia đình tham gia vào hoạt động mê tín dị đoan. Ngày 11/10, một lãnh đạo...