Sinh viên DynaGen tham gia hội thảo “Xu hướng của thị trường lao động và Con đường phát triển sự nghiệp”
Ngày 16/11 vừa qua, Hội thảo “Xu hướng của thị trường lao động và Con đường phát triển sự nghiệp” dành cho sinh viên DynaGen Initiative đã chính thức diễn ra.
Sinh viên cũng được giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến xu hướng thị trường lao động đã được giải đáp
Đến với hội thảo, các bạn sinh viên đã được tiếp cận những thông tin về xu hướng ngành nghề của thị trường lao động trong giai đoạn hiện tại và trong 4 năm sắp tới, những kênh tìm kiếm việc làm hiệu quả, mức lương phổ biến dành cho sinh viên mới ra trường qua phần chia sẻ của Bà Ma Thị Hiền, đại diện Navigos Search.
Bà Trần Thị Như Trang – Giám đốc Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, đại diện Ban tổ chức phát biểu tại Hội thảo
Ngoài ra, bà Mai Thúy Hằng đến từ Tập đoàn Sun Group cũng đã chia sẻ cho các bạn sinh viên về những kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai.
Bằng cách truyền tải kiến thức qua video và những trò chơi tâm lý, bà Hằng đã giúp sinh viên định hướng được mục tiêu nghề nghiệp, con đường phát triển bản thân hiệu quả ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Không gian hội thảo tại trường TH School – đơn vị tài trợ địa điểm cho Hội thảo
Sinh viên cũng được lắng nghe những câu chuyện thật đầy cảm hứng từ bà Vũ Thu Hằng – Giám đốc Truyền thông Ngân hàng TMCP Bắc Á, qua đó để hiểu rằng, những thành công có được đều từ sự cố gắng, học hỏi không ngừng, và bất cứ ngành nghề nào đều mang đến những trải nghiệm tuyệt vời và những kỹ năng bổ ích phục vụ cho công việc.
Với thông điệp “cứ tin, cứ yêu, cứ kiên định thì sẽ đi đến cuối con đường”, bà Vũ Thu Hằng đã truyền lửa cho các sinh viên, giúp sinh viên có thêm động lực để theo đuổi ước mơ nghề nghiệp của mình.
Video đang HOT
Hội thảo bắt đầu bằng những câu chuyện đầy cảm hứng của bà Vũ Thu Hằng, – Giám đốc Truyền thông Ngân hàng TMCP Bắc Á
Chia sẻ sau hội thảo, bạn Nguyễn Minh Thúy – Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: “Mỗi ngày đến với DynaGen Initiative là một ngày học hỏi, tích lũy thêm những kiến thức mới đối với cá nhân em là điều hết sức tuyệt vời. Những câu chuyện, kiến thức, thông tin mà các huấn luyện viên chia sẻ trong buổi hội thảo đã giúp chúng em vững tin vào bản thân và chuẩn bị cho mình hành trang vững vàng nhất để không ngại gian khó, nắm chắc cơ hội đạt được ước mơ.
Thật khó để nói rằng phần nào khiến em thích thú nhất, bởi lẽ cả ba phần là ba màu sắc khác nhau, đem đến cho chúng em cái nhìn toàn diện, chân thực về con đường mà các chị đã đi qua, những kiến thức, kỹ năng mà chúng em còn thiếu. Em hiểu rằng, hãy làm tốt nhất vai trò của mình ở hiện tại rồi thành công sẽ đến. Em tin là như vậy”.
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt xin trân trọng cảm ơn các Huấn luyện viên, trường TH School và các đơn vị đồng hành đã giúp các DynaGeners có buổi Huấn luyện lần thứ 2 thành công rực rỡ.
Cùng nhìn lại những khoảnh khắc thú vị của Hội thảo:
Bà Ma Thị Hiền, Trưởng phòng Tư vấn tuyển dụng, Navigos Search mang đến cho DynaGeners những thông tin về xu hướng thị trường lao động
Bà Mai Thúy Hằng – Trưởng phòng Tổ chức & Phát triển nguồn nhân lực, Tập đoàn Sun Group mang đến những thông tin về công việc trong tương lai và những trò chơi tâm lý thú vị
Sinh viên tham gia trò chơi tâm lý về truyền đạt thông tin
Buổi huấn luyện tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 12 tới.
Theo GDTĐ
'Chương trình Toán mới của Việt Nam hiện đại không thua kém nước nào'
GS Đỗ Đức Thái khẳng định chương trình phổ thông môn Toán mới của Việt Nam rất khả thi và hiện đại không thua kém chương trình của bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
GS Đỗ Đức Thái, Trưởng khoa Toán - Tin, ĐH Sư phạm Hà Nội, chủ biên chương trình phổ thông mới môn Toán đã có những chia sẻ rất thẳng thắn về những đổi mới của chương trình môn Toán tại Ngày hội Toán học mở được tổ chức tại TP.HCM vào sáng 24/11.
Ông Thái khẳng định chương trình phổ thông môn Toán mới là sự thai nghén trong 6 năm với sự làm việc cần mẫn, hết sức mình của cả đội ngũ soạn thảo. Chương trình mới ra đời không phải là sự vội vàng hay đẻ non như nhiều người lo lắng.
Trưởng khoa Toán - Tin, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết khi xây dựng chương trình phổ thông mới môn Toán, ban soạn thảo mong muốn đáp ứng được các yêu cầu tinh giản, thiết thực, hiện đại, khơi nguồn sáng tạo.
GS Đỗ Đức Thái, Chủ biên chương trình Toán phổ thông mới, chia sẻ những vấn đề được dư luận quan tâm về chương trình môn Toán. Ảnh: M.N.
Trước hết, chương trình môn Toán phải tinh giản nhưng không phải tinh giảm, tức nó chỉ còn những gì cốt lõi nhất mà người học cần ở giáo dục Toán học phổ thông. Chương trình phải rất thiết thực để giúp người học giải quyết những vấn đề cuộc sống, áp dụng vào cuộc sống.
Về tính hiện đại trong chương trình môn Toán, ông Thái lý giải rằng giáo dục Toán học phổ thông của Việt Nam phải đáp ứng chuẩn mực chung của những nền giáo dục khác trên thế giới về Toán, để học sinh có thể du học, tham gia vào thị trường lao động chung khi đã tốt nghiệp. Điều này là trách nhiệm của những người soạn thảo chương trình.
Trong quá trình soạn thảo chương trình môn Toán, đội ngũ soạn thảo đã tham khảo chương trình Toán học phổ thông hiện hành của khoảng 120 quốc gia và trao đổi với chủ biên chương trình Toán của khoảng 60 quốc gia. Do đó, ông Thái khẳng định: "Chương trình Toán học phổ thông mới của Việt Nam hiện đại không thua kém chương trình của bất cứ quốc gia nào".
Một yêu cầu khác của chương trình là khơi nguồn sáng tạo của học sinh. Ông Thái cho rằng đây là điểm yếu của học sinh nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Cách dạy, học, thi cử hiện nay của Việt Nam đào tạo ra những con người tư duy khuôn mẫu, không phải con người sáng tạo, điều đó cản trở đất nước đi lên.
Chủ biên chương trình môn Toán cho rằng việc học sinh Việt Nam tham gia và đạt được thành tích cao ở những kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, nhất là kỳ thi Toán học quốc tế (IMO) không thể hiện được thành quả sáng tạo của học sinh như nhiều người nhầm tưởng.
"Đã có những năm chúng ta mới bắt đầu thi IMO trong một trào lưu hoang đường và nó để lại hậu quả lâu dài. Do sự hoang đường đó chúng ta đánh giá thành tựu giáo dục Toán học phổ thông và sức mạnh nền Toán học đất nước thông qua những giải quốc tế ở IMO là điều rất ngớ ngẩn. Và bây giờ vẫn tiếp tục như thế", Trưởng khoa Toán - Tin, ĐH Sư phạm Hà Nội, nhấn mạnh.
Học sinh tìm hiểu những trò chơi toán học tại Ngày hội Toán học mở 2019. Ảnh: M.N.
Do đó, chủ biên chương trình Toán nói dạy cho học sinh sáng tạo không phải là đẩy các em đi luyện những đề thi học sinh giỏi. Mặt khác, chương trình phải đáp bảo đáp ứng được nhu cầu học Toán của tất cả học sinh Việt Nam.
Ông dẫn ra trường hợp của bà Marie Curie và nhiều viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học của Pháp nhận thấy các trường phổ thông ở Pháp không thể dạy được con mình nên họ đã tự mở lớp dạy cho con của nhau. Lớp đó chỉ có khoảng 15 học sinh, là con của những nhà khoa học lẫy lừng của Pháp thời điểm đó. 5 trong số 15 học sinh đó sau này đã đoạt giải Nobel.
"Chúng ta có một triệu học sinh và chỉ có một phần nhỏ trong một triệu học sinh cần chương trình rất đặc biệt để dạy họ trở thành những nhà toán học xuất sắc. Chúng ta không thể đem phần còn lại thành vật hy sinh cho một người được", ông Thái nêu ý kiến.
Do đó, ông cho rằng không thể lấy những học sinh xuất sắc làm kim chỉ nam để hướng cả chương trình phổ thông và nền giáo dục đi theo những em đó. Chính vì vậy ông phủ nhận ý kiến cho rằng chương trình mới môn Toán làm giảm năng lực toán học của học sinh phổ thông, có nguy cơ làm mất ưu thế của nền toán học Việt Nam trong các kỳ thi quốc tế.
Theo Zing
16 năm đứng trên bục giảng, giảng viên mỹ thuật thấm thía cụm từ "Người thầy giỏi" Những năm gần đây việc tuyển sinh đào tạo lĩnh vực văn hóa nghệ thuật gặp nhiều khó khăn do ít người lựa chọn theo học. Lý do chính là bởi sự khắc nghiệt của những cơ hội việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp, thị trường lao động của lĩnh vực đào tạo đặc thù. Thực trạng này càng thể hiện...