Sinh viên Duy Tân giành vị trí thứ ba cuộc thi IDEERS 2013
Cuộc thi Thiết kế Mô hình Nhà chống Động đất (IDEERS) do Hội đồng Vương quốc Anh bảo trợ, tổ chức thường niên tại Đài Loan là một cuộc thi quốc tế có tiếng vang lớn, hướng đến việc giúp người dân đương đầu và giảm thiểu thiệt hại trước hiểm họa động đất.
Sinh viên Duy Tân nhận Kỷ niệm chương từ Ban Tổ chức cuộc thi IDEERS 2013
Lần thứ 13 tổ chức tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu về Động đất của Đài Loan từ ngày 12-15/9/2013 với sự tham gia của 99 đội đến từ nhiều quốc gia khác nhau, sinh viên Đại học Duy Tân đã xuất sắc mang về chiến thắng ngoạn mục khi giành vị trí thứ Ba và một giải Khuyến khích.
IDEERS là cuộc thi do Hội đồng Vương quốc Anh, Đại học Bristol (Anh Quốc) và Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu về Động đất của Đài Loan phối hợp cùng tổ chức. Cuộc thi thường niên này thường xuyên thu hút được nhiều trường đại học hàng đầu từ các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines,… Năm 2012, Đại học Duy Tân lần đầu tiên tham dự IDEERS nhưng đã thành công với một giải Khuyến khích (vị trí thứ 7) trong tổng số 102 đội tham gia. Trên cơ sở này, những đại diện ưu tú của Đại học Duy Tân tiếp tục tham gia IDEERS 2013 năm nay.
Do bản chất địa lý truyền thống ở Việt Nam, vấn đề động đất ở nước ta thực sự mới chỉ được đề cập đến trong thời gian gần đây. Dù vậy, với sự thông minh, nhạy bén, và quyết tâm vượt bậc, bốn chàng trai của Khoa Xây dựng – Đại học Duy Tân gồm Hà Tuấn Anh, Đặng Ngọc Long, Châu Quang Huy, Nguyễn Lâm Tùng, thuộc đội DTU-2, đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ mạnh đến từ các trường như Đại học Quốc gia Singapore (vị trí thứ Nhì IDEERS 2012), Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc (Giải Khuyến khích IDEERS 2012), Đại học Khoa học Kỹ thuật Hongkong, Đại học Shantou, Trung Quốc để giành vị trí thứ Ba. Những đồng đội DTU-1 gồm Trần Thị Minh Trân, Trần Lệ Ninh, Đặng Ngọc Long và Châu Quang Huy cũng giành một giải Khuyến khích ở vị trí thứ 6.
Video đang HOT
Trở về với giải thưởng lớn từ cuộc thi, Đặng Ngọc Long (Đội DTU-2) cho biết: “Trong vòng 6 tiếng, chỉ với gỗ, keo, giây thun nhận được từ Ban Tổ chức, chúng em đã thiết kế mô hình nhà chống động đất 7 tầng. Mô hình của DTU-1 và DTU-2 đều đã vượt qua dư chấn động đất mà Ban Tổ chức quy định và có khả năng chịu động đất khoảng 8 độ Richter giống như của hai đội đoạt giải Nhất và Nhì. Tuy nhiên, chúng em chỉ đạt giải Ba do khối lượng mô hình nặng hơn nên thấp hơn 1.6 điểm so với đội về Nhì. Đây cũng là thành công lớn của sinh viên Duy Tân bởi đội đoạt giải Nhất và Nhì là Đại học Khoa học và Kỹ thuật Minghsin Đài Loan và Đại học Quốc gia Đài Loan. Đây đều là các đội chủ nhà và có truyền thống nghiên cứu lâu năm về động đất.”
Đoàn Đại học Duy Tân và Singapore Poly chụp ảnh lưu niệm tại cuộc thi IDEERS 2013
Sản phẩm dự thi IDEERS 2012 năm ngoái của sinh viên Duy Tân là một mô hình có kết cấu dẻo theo chiều dao động, có tính đàn hồi, chịu lực tốt, mang đặc tính cây tre Việt Nam nhưng chỉ chịu được động đất khoảng 6 độ richter. Năm nay, đội tuyển Duy Tân đã nghiên cứu một mô hình hoàn toàn mới. 18 mô hình được hoàn thành chỉ trong gần một tuần trao đổi và tập luyện tại Singapore Polytechnic đã giúp sinh viên Duy Tân khắc phục được những hạn chế, thiếu sót của năm ngoái để tạo ra sản phẩm tốt hơn cho cuộc thi năm nay. Sản phẩm tham dự IDEERS 2013 của sinh viên Duy Tân là các mô hình được xây dựng theo kiến trúc nhà ống với 4 trụ chính và 4 trụ phụ, thiết kế móng mềm dẻo, sàn nhà có hình thoi và hình vuông liên kết với nhau qua các trụ biên tạo thành một khối liên kết tổng thể chịu được những chấn động mạnh. Với thiết kế này, khi có động đất, trụ sẽ không bị xoắn và có thể chịu được động đất ở mức cao tránh gãy đổ như các thiết kế thông thường khác.
TS. Nguyễn Chiến Thắng, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển, DTU, cán bộ dẫn đoàn đi thi đấu cho biết: “Trước khi tham dự Cuộc thi Thiết kế Mô hình Nhà chống Động đất (IDEERS) 2013, sinh viên Hà Tuấn Anh đã đoạt giải Khuyến khích trong cuộc thi &’Xây cầu Ô thước’, Đặng Ngọc Long đoạt giải Ba cuộc thi &’Thiết kế tường chắn chống sạt lở’ do Đại học Duy Tân tổ chức thường niên trên địa bàn Đà Nẵng; đồng thời, sinh viên Châu Quang Huy cũng đã tham gia và có ít nhiều kinh nghiệm từ cuộc thi IDEERS 2012. Được tiếp xúc từ sớm với các kiến thức về xây dựng, động đất tại Duy Tân cùng những kinh nghiệm thi đấu trên đấu trường trong và ngoài nước, các đội tuyển DTU-1 và 2 tham dự IDEERS 2013 đã tự tin, bản lĩnh, sáng tạo, làm chủ được các tình huống thi đấu phức tạp và căng thẳng. Thành tích của các em sinh viên lần này tại IDEERS 2013 một lần nữa khẳng định tầm nhìn chiến lược và sự nhạy bén của Hội đồng Quản trị và Ban Giám hiệu Đại học Duy Tân trong nỗ lực nâng chất lượng đào tạo của trường lên một tầm cao mới.”
Với một giải Ba và một giải Khuyến khích tại IDEERS 2013, có thể nói đây là một thành công đáng ghi nhận của Khoa Xây dựng, trường Đại học Duy Tân, là bước tiến đáng tự hào của thầy và trò nhà trường. Điều này cho thấy hiệu quả của việc đầu tư trọng điểm, có chiều sâu trong chiến lược phát triển đào tạo và nghiên cứu của Đại học Duy Tân.
Theo TNO
Nghị lực của nữ sinh tá túc trong chùa
Bị dị tật đôi chân từ lúc mới chào đời và đến năm học cấp ba, Võ Thị My lại bị một tai nạn khiến chân trái dập nát xương.
Không đầu hàng số phận, đến nay cô sinh viên lớp K15 VQH - ngành quan hệ quốc tế (Đại học Duy Tân, Đà Nẵng) sắp ra trường với thành tích học tập nổi bật.
Võ Thị My sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) với đôi chân dị tật bẩm sinh. Việc đi lại của My đều trông cậy vào sự ẵm bồng, đưa đón của người thân.
Năm 7 tuổi, nhờ ca phẫu thuật chỉnh hình từ thiện, My đã có thể tự mình nhúc nhắc đi lại được. Tuy nhiên, đôi bàn chân khoèo khiến việc di chuyển của My rất chậm chạp, thường xuyên bị ngã. Lên 9 tuổi, My mới vào học lớp 1 trường làng. Vượt lên tật nguyền, suốt 9 năm học, đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Đến năm lớp 11, My lại gặp một vụ tai nạn khiến xương chân trái bị dập nát. Đôi chân vốn đã không lành lặn giờ lại thêm tổn thương nặng hơn. My phải điều trị dài ngày ở bệnh viện nên việc học hành bị gián đoạn. Nhưng với nghị lực phi thường, My tìm cách học "đuổi", và đậu đại học.
Là chị cả trong gia đình 3 anh chị em, ba bị bệnh tim, mọi gánh nặng đặt lên vai của mẹ. Thương con muốn được bằng bạn bằng bè theo đuổi ước mơ của mình, gia đình cố chạy vạy vay mượn lo cho My nhập học.
Cuộc sống xa gia đình, đối mặt bao khó khăn. Thương ba mẹ nghèo khổ không muốn lo lắng nhiều cho mình nên cô sinh viên gõ cửa chùa Viên Quang trên đường Phạm Văn Nghị gần trường xin được tá túc. Hòa thượng Thích Minh Thành cùng các sư thầy, sư cô nhiệt tình giúp đỡ.
Võ Thị My đang tá túc tại chùa Viên Quang.
Tuy được "miễn" mọi việc trong chùa, nhưng cô vẫn đi lấy rau từ chợ Cồn về cho bếp ăn. Thế là hằng ngày, My dậy từ lúc 4 giờ đi chợ lấy rau về, sau đó phụ với các sư cô nhặt rau, nấu bữa sáng, quét dọn lau chùi trong chùa, xong mọi việc mới đi học.
Vượt lên bất hạnh, cô luôn giành được thành tích cao trong học tập. Tháng 1/2013, My nhận được học bổng sinh viên nghèo vượt khó của trường. My cho biết: "Có thể My sẽ xin vào làm việc trong các hội người khuyết tật để giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ như mình".
Theo Thu Sương - Ngọc Huyền
Tiền Phong
ĐH Duy Tân và Hội nghị quốc tế về Máy tính, Quản lý và Viễn thông 2013 của IEEE Muốn nắm bắt được trí thông minh của con người, các nhà nghiên cứu đã đưa ra vô số những bài trắc nghiệm đo chỉ số IQ, giải mã bộ não của những kiệt xuất nhân loại để tìm hiểu và nghiên cứu. Nhưng có lẽ những thước đo thực tế đó vẫn không thể đo được sức sáng tạo vô bờ bến...