Sinh viên Duy Tân đoạt giải cao tại cuộc thi ‘Sinh viên với an toàn thông tin 2013′ khu vực phía Nam
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet, vấn đề an ninh mạng ngày càng được chú trọng và đầu tư không ngừng.
Để khuyến khích việc học hỏi và nghiên cứu về vấn đề này, nhiều cuộc thi mang tầm quốc gia, quốc tế đã được tổ chức trong thời gian qua. Khởi động từ năm 2008, “Sinh viên với an toàn thông tin” đã trở thành một hoạt động có ý nghĩa thực tiễn để nâng cao nhận thức của giới trẻ và cộng đồng về an ninh mạng, đẩy mạnh sự phát triển của các ứng dụng, dịch vụ, và giải pháp an toàn thông tin.
Tại vòng thi “Sinh viên với an toàn thông tin 2013″ khu vực phía Nam, các đội thi đến từ Đại học Duy Tân đã giành được nhiều thứ hạng ấn tượng gồm 1 giải nhì và 1 giải ba.
Đại học Duy Tân cũng là trường duy nhất mà cả hai đội tham gia đều giành giải. Với thành tích này, sinh viên Duy Tân tiếp tục giành quyền tham dự vòng chung kết toàn quốc diễn ra ngày 13.11.2013 tại Học viện Bưu chính Viễn thông, TP.HCM.
Các đội tuyển DTU chụp hình lưu niệm tại cuộc thi
Cuộc thi “Sinh viên vơi an toan thông tin 2013″ được khởi tranh tại 2 khu vực Hà Nội và TP.HCM đã thu hút sự tham gia của 47 đội đến từ 25 trường đại học, học viện kỹ thuật trong cả nước.
Video đang HOT
Các đội phải trải qua hai phần thi lý thuyết và thực hành với nhiều đổi mới so với các năm trước đây. Trong đó, phần thi thực hành “Capture The Flag” (CTF) đòi hỏi thí sinh dự thi phải có chuyên môn sâu về an toàn thông tin cũng như có nhiều kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh trong bảo mật máy tính. Các đội tham gia CTF sẽ giải từ 10 đến 15 bài tập thử thách theo từng chủ đề như: Web, Forensic, Crypto, Binary, Pwnable… với các mức độ khó dễ khác nhau.
Sau một ngày thi đấu đầy kịch tính cùng 28 đội đến từ 14 trường bạn tại Đại học Hoa Sen, hai đội tuyển của Đại học Duy Tân – những đại diện duy nhất của khu vực miền Trung – đã giành được một giải nhì (đội ISIT1-DTU) và một giải ba (đội ISIT2-DTU) ở vòng sơ khảo khu vực phía Nam của “Sinh viên với an toàn thông tin 2013″.
Với kết quả này, đội ISIT1-DTU của Đại học Duy Tân đã giành quyền tham gia thi đấu tại vòng chung kết toàn quốc cùng với 5 đội xuất sắc khác, bao gồm: BK-F4P (Đại học Bách Khoa TP.HCM), NAVI (Đại học Công Nghệ Thông Tin TP.HCM), BK-Knights (Đại học Bách Khoa Hà Nội), InfoSec (Học viện Kỹ thuật Mật mã) và K55-MIX (Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội).
Đội ISIT1-DTU đoạt giải nhì cuộc thi “Sinh viên với an toàn thông tin 2013″
Ths. Nguyễn Kim Tuấn, giảng viên hướng dẫn, khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Duy Tân cho biết: “Là trường Đại học ngoài công lập duy nhất lọt vào vòng chung kết, sinh viên Duy Tân đã khẳng định năng lực và bản lĩnh trước một sân chơi lớn. Cũng tại cuộc thi này năm 2012, sinh viên Duy Tân đã đạt giải nhì và vị trí thứ 7. Sự tiến bộ với thành tích giải nhì và giải ba trong cuộc thi năm nay chính là sự tiếp nối đầy thành công của sinh viên Duy Tân. Đề thi năm nay được thay đổi theo hướng tiếp cận quốc tế. Đây là thử thách lớn nhưng đồng thời cũng gợi mở nhiều hướng đi mới, thú vị cho các sinh viên đam mê an ninh mạng.”
Cùng đội tuyển ISIT1-DTU xuất sắc vượt qua vòng sơ khảo để có mặt tại vòng chung kết toàn quốc, sinh viên Lê Hữu Thiệu (K16TMT – Khoa Công nghệ Thông tin, DTU) hào hứng chia sẻ: “Thầy cô Khoa Công nghệ Thông tin Đại học Duy Tân đã thực sự tâm huyết, ủng hộ chúng em trong suốt quá trình học cũng như đi thi. Nền tảng kiến thức từ giảng đường Duy Tân đã giúp chúng em thực hiện phần thi lý thuyết rất tốt cũng như phần thực hành khá linh hoạt. Em rất vui khi được giao lưu, cọ sát với các đội bạn để có thêm kinh nghiệm. Cuộc thi không chỉ mang đến cho em niềm vui đoạt giải mà còn giúp các thành viên trong đội thêm hiểu nhau, sát cánh bên nhau, nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm cũng như nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu an ninh mạng.”
Cuộc thi “Sinh viên vơi an toan thông tin” hằng năm là một hoạt động thực sự có ý nghĩa để đẩy mạnh phòng trào học tập và nghiên cứu về an ninh mạng, nâng cao nhận thức về an ninh thông tin cũng như góp phần khuyến khích việc phát triển các hệ thống bảo mật và an toàn thông tin tại Việt Nam.
Theo TNO
Nghị lực của nữ sinh tá túc trong chùa
Bị dị tật đôi chân từ lúc mới chào đời và đến năm học cấp ba, Võ Thị My lại bị một tai nạn khiến chân trái dập nát xương.
Không đầu hàng số phận, đến nay cô sinh viên lớp K15 VQH - ngành quan hệ quốc tế (Đại học Duy Tân, Đà Nẵng) sắp ra trường với thành tích học tập nổi bật.
Võ Thị My sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) với đôi chân dị tật bẩm sinh. Việc đi lại của My đều trông cậy vào sự ẵm bồng, đưa đón của người thân.
Năm 7 tuổi, nhờ ca phẫu thuật chỉnh hình từ thiện, My đã có thể tự mình nhúc nhắc đi lại được. Tuy nhiên, đôi bàn chân khoèo khiến việc di chuyển của My rất chậm chạp, thường xuyên bị ngã. Lên 9 tuổi, My mới vào học lớp 1 trường làng. Vượt lên tật nguyền, suốt 9 năm học, đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Đến năm lớp 11, My lại gặp một vụ tai nạn khiến xương chân trái bị dập nát. Đôi chân vốn đã không lành lặn giờ lại thêm tổn thương nặng hơn. My phải điều trị dài ngày ở bệnh viện nên việc học hành bị gián đoạn. Nhưng với nghị lực phi thường, My tìm cách học "đuổi", và đậu đại học.
Là chị cả trong gia đình 3 anh chị em, ba bị bệnh tim, mọi gánh nặng đặt lên vai của mẹ. Thương con muốn được bằng bạn bằng bè theo đuổi ước mơ của mình, gia đình cố chạy vạy vay mượn lo cho My nhập học.
Cuộc sống xa gia đình, đối mặt bao khó khăn. Thương ba mẹ nghèo khổ không muốn lo lắng nhiều cho mình nên cô sinh viên gõ cửa chùa Viên Quang trên đường Phạm Văn Nghị gần trường xin được tá túc. Hòa thượng Thích Minh Thành cùng các sư thầy, sư cô nhiệt tình giúp đỡ.
Võ Thị My đang tá túc tại chùa Viên Quang.
Tuy được "miễn" mọi việc trong chùa, nhưng cô vẫn đi lấy rau từ chợ Cồn về cho bếp ăn. Thế là hằng ngày, My dậy từ lúc 4 giờ đi chợ lấy rau về, sau đó phụ với các sư cô nhặt rau, nấu bữa sáng, quét dọn lau chùi trong chùa, xong mọi việc mới đi học.
Vượt lên bất hạnh, cô luôn giành được thành tích cao trong học tập. Tháng 1/2013, My nhận được học bổng sinh viên nghèo vượt khó của trường. My cho biết: "Có thể My sẽ xin vào làm việc trong các hội người khuyết tật để giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ như mình".
Theo Thu Sương - Ngọc Huyền
Tiền Phong
ĐH Duy Tân và Hội nghị quốc tế về Máy tính, Quản lý và Viễn thông 2013 của IEEE Muốn nắm bắt được trí thông minh của con người, các nhà nghiên cứu đã đưa ra vô số những bài trắc nghiệm đo chỉ số IQ, giải mã bộ não của những kiệt xuất nhân loại để tìm hiểu và nghiên cứu. Nhưng có lẽ những thước đo thực tế đó vẫn không thể đo được sức sáng tạo vô bờ bến...