Sinh viên du học Mỹ sẽ tăng 9% trong năm học tới 2022- 2023
Khảo sát do Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) và 9 hiệp hội giáo dục trên đại học của Mỹ tiến hành cho thấy số lượng sinh viên quốc tế chọn đến Mỹ học sẽ tiếp tục tăng 9% trong năm học tới 2022- 2023
Sinh viên tại trường Đại học California ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Sinh viên quốc tế đã ồ ạt trở lại các trường Đại học, cao đẳng của Mỹ trong năm học 2021-2022 vừa qua sau khi Mỹ nới lỏng các quy định nhập cảnh sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên số lượng vẫn thấp hơn nhiều so với những năm trước đại dịch.
Theo số liệu của Viện Giáo dục Quốc tế và Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đưa ra, các trường đại học, cao đẳng ở Mỹ đã đón 948.519 sinh viên quốc tế trong năm học 2021-2022, tăng 3,8% so với năm học 2020-2021- thời điểm đại dịch COVID-19 đang xảy ra. Số sinh viên đăng ký nhập học mới tăng vọt tới 80% lên 261.961 sinh viên trong năm học 2021- 2022.
Video đang HOT
Khảo sát từ hơn 630 trường của Mỹ do Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) và 9 hiệp hội giáo dục trên đại học của Mỹ tiến hành cho thấy số lượng sinh viên quốc tế chọn đến Mỹ học sẽ tiếp tục tăng 9% trong năm học tới 2022- 2023; số sinh viên mới đăng ký nhập học trong năm học tới cũng sẽ tăng 7%.
Nguồn thu từ sinh viên quốc tế đóng góp tới 33.8 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ trong năm học 2021- 2022, theo số liệu của Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Mỹ ( NAFSA). Đây là tín hiệu tích cực tích cực đối với các trường ở Mỹ nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với số lượng sinh viên theo học ở Mỹ trước đại dịch.
Học viện Công nghệ Georgia, một trường trong top đầu thu hút nhiều sinh viên quốc tế nhất của Mỹ, đã có 8.040 sinh viên quốc tế theo học trong năm học 2021- 2022, tăng 42% so với năm trước đó, cao hơn gần 20% so với số sinh viên quốc tế kỷ lục mà trường từng có được.
Trung Quốc vẫn dẫn đầu là nước có số sinh viên tới Mỹ theo học cao nhất cho dù số lượng đã giảm xuống thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây, tiếp theo là Ấn Độ. Ngoài ra một số nước có đông sinh viên tới Mỹ học là Hàn Quốc, Saudi Arabia.
Nguồn thu từ sinh viên quốc tế từ lâu đã là nguồn thu quan trọng đối với các trường đại học, cao đẳng của Mỹ nhưng ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra thì xu hướng chọn du học ở Mỹ đã bắt đầu giảm sút do chính sách nhập cảnh của Mỹ hạn chế cơ hội cho sinh viên quốc tế ở lại sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, năm nay, chính quyền của Tổng thống Biden đã có một số điều chỉnh chính sách nhằm thu hút sinh viên quốc tế giỏi cho một số lĩnh vực công nghệ cao như dữ liệu và điện toán đám mây và đây là một lý do nữa khiến sinh viên quốc tế trở lại học ở Mỹ./.
Sinh viên thi kể chuyện về cuộc sống du học tại Đài Loan
Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) cùng với Hiệp hội phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục Đài Việt (TVECEDA) phối hợp cùng với các đơn vị tổ chức cuộc thi 'Ét Ô Ét 101 chuyện Đài Loan chưa kể!.
Đây là cuộc thi kể chuyện bằng video clip cho các bạn du học sinh, cựu du học sinh đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ cảm xúc và những trải nghiệm xoay quanh câu chuyện du học, cuộc sống xa nhà. Chia sẻ những câu chuyện về quá trình nỗ lực học tập, tìm kiếm và nộp hồ sơ xin việc làm sau khi tốt nghiệp, những "bươn trải, mưu sinh" vừa học vừa làm việc tích lũy kinh nghiệm cũng như trao dồi ngôn ngữ, các thử thách "sốc văn hóa" và quá trình hội nhập, trải nghiệm cuộc sống mới tại Đài Loan, những phát hiện thú vị trong sự khác biệt về văn hóa, ẩm thực của Việt Nam và Đài Loan. Những video dự thi sẽ là hành trang, động lực giúp cho các bạn trẻ chuẩn bị du học Đài Loan có thêm thông tin hữu ích.
Thời hạn nhận bài dự thi từ 1/6- 31/7/2022. Thời gian bình chọn trên fanpage: từ 3/6 -1/8/2022. Thời gian ban tổ chức công bố kết quả là vào ngày 8/8/2022.
Poster cuộc thi.
Đối tượng dự thi là tất cả du học sinh, cựu sinh viên Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Đài Loan.
Nội dung dự thi là các Video clip xoay quanh cuộc sống và hoài bão của du học sinh tại Đài Loan. Đó là khoảnh khắc lần đầu tiên đặt chân tới Đài Loan, các hoạt động cùng với trường và các bạn sinh viên quốc tế, hoạt động giao lưu cùng người bản địa Đài Loan, "sốc văn hóa", nỗi niềm trăn trở khi tìm việc, quá trình học ngôn ngữ, giới thiệu về nơi đang sinh sống, quá trình tìm phòng trọ, tâm sự xa nhà, sự khác biệt trong tưởng tượng và thực tế về cuộc sống mới.......
Mỗi tác phẩm dự thi kèm theo một đoạn miêu tả (dưới 500 từ). Mỗi tác giả (nhóm tác giả) tham gia 1 tác phẩm hoặc nhiều tác phẩm dự thi. Tác phẩm dự thi thuộc một trong các thể loại sau: Vlog, phim ngắn, phim tiểu phẩm, tiểu phẩm hài được quay bằng bất cứ thiết bị nào có hỗ trợ chức năng quay phim. Với các thể loại này, mỗi tác phẩm có độ dài tối đa không quá 05 phút.
Phim quảng cáo (trailer), phim đồ họa chuyển động (motion graphic), vẽ phác họa. Với các thể loại này, mỗi tác phẩm có độ dài không quá 2 phút (120 giây).
Nội dung và cốt truyện rõ ràng, phù hợp với thông điệp và chủ đề cuộc thi. Phim hoặc câu chuyện điển hình là sản phẩm truyền thông nguyên bản, do thí sinh tự xây dựng, không sao chép từ bất cứ nguồn nào mà chưa được sự cho phép về mặt sở hữu trí tuệ về hình ảnh, âm thanh, lời thoại...
Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải nhất trị giá 12.000 NTD, 1 giải nhì trị giá 8.000 NTD, 1 giải ba trị giá 5.000 NTD, 2 giải cộng đồng mạng bình chọn nhiều nhất trị giá 3.000 NTD, 2 giải dành cho hội sinh viên Việt Nam nhiệt tình tham gia trị giá 3.000 NTD.
Những thay đổi khi du học trong năm mới Thời điểm này, khi Việt Nam nối lại các đường bay quốc tế, các nước mở cửa, nhiều học sinh, sinh viên vội chuẩn bị giấy tờ cần thiết để trở lại học tập Dịch Covid-19 khiến học sinh, sinh viên tại Việt Nam gặp khó khăn khi đến các nước du học, bởi nhiều lý do như: không có chuyến bay, lệnh...