Sinh viên đi học trở lại: Vẫn nhiều băn khoăn
Đi học trở lại thì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, chậm đi học lo ảnh hưởng kinh tế. Đây chính là những băn khoăn mà các trường đại học phân trần tại buổi họp về công tác phòng chống dịch Covid – 19 do UBND TP HCM chủ trì, diễn ra ngày 6/3.
Cho sinh viên đi học lại – mỗi trường một quan điểm.
Tại cuộc họp, PGS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM chia sẻ băn khoăn: Hiện nay thời tiết khu vực phía Bắc lạnh nhưng các trường miền Bắc vẫn cho sinh viên đi học lại. Tại TP HCM, thời tiết thuận lợi hơn nhưng lại không cho sinh viên đi học. Kéo dài thời gian nghỉ học của sinh viên sẽ ảnh hưởng đến thi cử, tuyển sinh. Đặc biệt, đối với các trường tự chủ tài chính, không nhận được kinh phí thường xuyên. Do sinh viên nghỉ nhiều không thu được học phí thì không có nguồn để chi trả lương cho giảng viên, nhân viên.
Theo ông Dũng: “Chỉ nên cho sinh viên nghỉ thêm một tuần, đến ngày 16/3 tất cả sinh viên đi học trở lại. Theo kế hoạch của Bộ GDĐT đến ngày 25/7 sẽ thi THPT Quốc gia, trường hợp kéo dài thời gian nghỉ đến hết tháng 3 thì thời gian học của sinh viên sẽ kéo dài đến thời gian thi THPT Quốc gia, trong khi ngày 20/7 thầy cô phải đi tỉnh coi thi”.
“TP HCM lo những người đến từ vùng dịch nhưng các trường lại lo lắng cho người đi học. Những đối tượng sinh viên năm ngoái, đối tượng quy hoạch nếu không đi học sớm bị ảnh hưởng lớn đến tiến độ, công việc. Lo lắng của lãnh đạo thành phố các trường hết sức chia sẻ. Thời gian qua, lãnh đạo các trường luôn hồi hộp, không biết xử lý như thế nào cho đúng vì không thể cho các trường đóng cửa mãi được” – ông Trần Hoàng Hải- Phó Hiệu trường Trường ĐH Luật TP HCM nói.
Đề cập đến việc cho sinh viên đi học lại, ông Huỳnh Thành Đạt- Giám đốc ĐHQG TP HCM quan ngại: ĐHQG TP HCM có 70.000 sinh viên. Còn tính chung toàn thành phố có 45 trường đại học với tổng sinh viên 600.000 sinh viên. Ký túc xá Thủ Đức có rất nhiều sinh viên sinh sống, cho đi học lại sớm sẽ có nhiều rủi ro. “Báo cáo của ngành y tế cho thấy tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng khó lường do đó không được chủ quan. Về việc cho sinh viên đi học hay nghỉ học phải suy nghĩ đến sự sinh tồn của người học, phải nghĩ đến 10 triệu người dân thành phố. Lý do môi trường sống và học tập của sinh viên tập trung đông đúc có sự giao lưu rất gần nên khả năng lây dịch bệnh rất cao”…
Video đang HOT
Trước những băn khoăn của các trường về tình hình dịch bệnh, ông Nguyễn Tấn Bỉnh- Giám đốc Sở Y tế TP HCM khẳng định: “Nguy hiểm nhất là môi trường ký túc xá, chỉ cần một sinh viên nhiễm bệnh là rất mệt. Vừa rồi chỉ xác định, tìm những người trong chuyến bay và hành trình di chuyển của du khách người Nhật đã vô cùng phức tạp. Theo tôi, Bộ GDĐT phải có ý kiến chính thức, lịch học như thế nào để Chủ tịch UBND địa phương quyết định”. Về phía lãnh đạo địa phương, ông Lê Thanh Liêm- Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM nhấn mạnh: “Phải hết sức cân nhắc với quyết định cho sinh viên đi học trở lại hay không sau kỳ nghỉ dài ngày phòng chống Covid- 19. TP HCM rất mong muốn cho học sinh đi học trở lại, nhưng tình hình dịch bệnh trên toàn cầu đang diễn biến phức tạp, cho nên thành phố không thể lơ là”…
Tâm Luân
Theo daidoanket
Cần sự thống nhất và đồng bộ thời gian đi học của sinh viên để tránh sự bất an
Ngày 6/3, tại buổi họp Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học (ĐH) về công tác phòng chống dịch COVID-19, nhiều lãnh đạo trường ĐH cho rằng, việc đi học trở lại của sinh viên cần có sự thống nhất và đồng bộ.
Không thể để trường đi học sớm và trường đi học muộn, sẽ gây tâm lý bất an trong cộng đồng.
Theo ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, qua báo cáo của ngành y tế, tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, khó lường, nên việc cho sinh viên đi học hay nghỉ phải cân nhắc. Bởi môi trường sống và học tập của sinh viên tập trung đông đúc, có sự giao lưu rất gần, nên khả năng lây dịch bệnh rất cao.
Ông Huỳnh Thành Đạt phân tích: TP Hồ Chí Minh hiện có 45 trường ĐH, với tổng số 600.000 sinh viên. Riêng ĐH Quốc gia có 70.000 sinh viên. Bên cạnh đó, trong khu KTX với khoảng 40.000 sinh viên của trường ĐH Quốc gia và các trường ĐH khác trên địa bàn thành phố.
Nên thống nhất cho sinh viên đi học vào cùng một thời gian để tránh sự bất an trong cộng đồng.
"Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP Hồ Chí Minh có 1.000 sinh viên Hàn Quốc. Hiện số sinh viên này đang ở nước này chưa qua Việt Nam, nếu nhập học vào ngày 15/3 thì những sinh viên từ vùng dịch này sẽ giải quyết như thế nào?", ông Huỳnh Thành Đạt đặt vấn đề.
Cũng theo ông Huỳnh Thành Đạt, qua lấy ý kiến của các trường thành viên trong ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, hầu hết các trường đều đồng thuận cho sinh viên nghỉ đến hết tháng 3. Tuy nhiên, đối với sinh viên khối y khoa, thống nhất cho sinh viên đi học sớm vào giữa tháng 3.
Trong khi đó, nhiều trường ĐH cho rằng đang gặp khó khăn trong việc quyết định cho sinh viên đi học trở lại. Thầy Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, cho biết, dù đã chuẩn bị rất kỹ trong công tác phòng chống dịch trong trường học nhưng vẫn rất lo lắng, bởi chỉ cần một sinh viên mắc bệnh thì coi như "vỡ trận".
Thầy Hải chia sẻ thêm, việc đáng lo nhất hiện nay của các trường là không biết nên cho sinh viên đi học vào thời điểm nào? Ngày 16/3 nếu đi học thì có áp lực gì cho thành phố trong việc chống dịch không? Bởi theo Thành phố, giới hạn giường bệnh chuẩn bị cho phòng, chống dịch chỉ có 1.000 ca, trong khi đó sinh viên của trường hiện nay là 10.000 sinh viên.
Trong khi đó, theo thầy Cao Hào Thi, hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cho các trường tự chủ về quyết định ngày nhập học. Thế nhưng, việc nắm thông tin về tình hình dịch bệnh hiện nay không ai rõ hơn ngành y tế. Do đó, cần phải có sự thống nhất về ngày nhập học của các trường CĐ, ĐH để tạo sự an tâm cho cộng đồng, bởi chỉ cần một trường cho kéo dài thời gian nghỉ học dài hơn thì các trường khác cũng không yên tâm.
Ông Cao Hào Thi kiến nghị, các trường ĐH nên thống nhất cho sinh viên đi học vào cùng một ngày và cho sinh viên tất cả các trường nhập học vào ngày 16/3, đồng thời thông báo sớm để sinh viên chủ động tàu xe từ quê lên thành phố nhập học. Tương tự, thầy Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh, đề xuất chỉ nên cho sinh viên nghỉ thêm một tuần, đến ngày 16/3 tất cả sinh viên đi học trở lại.
Thầy Dũng lý giải, theo kế hoạch Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến ngày 25/7 sẽ thi THPT Quốc gia, nếu kéo dài thời gian nghỉ học đến hết tháng 3 thì thời gian học của sinh viên sẽ kéo dài đến gian thi THPT Quốc gia, trong khi đó ngày 20/7 thầy cô phải đi tỉnh coi thi.
Thầy Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng trường ĐH Hồng Bàng cho biết, hiện đã tính xuống phương án từ 15 bài thì giờ chỉ còn 10 bài giảng, vì không còn thời gian học bù và yêu cầu cầu các môn học cũng phải được cân nhắc lại. Hiện nay hầu hết các trường đã triển khai hình thức dạy online, nhưng những môn thực hành không thể dạy qua online được. Nên cho học sinh nhập học vào ngày 15/3.
Trong khi đó, các trường ĐH thuộc khối ngành y khoa cũng cho rằng nên cho sinh viên ngành y nhập học bởi đây sẽ là cơ hội sinh viên ngành y khoa cọ xát với thực tế. Lý thuyết có thể học qua online, còn đối với sinh viên y khoa thì cần phải thực hành thường xuyên. Sinh viên y khoa sẵn sàng đi học và tham gia chống dịch. Đại diện trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh cho hay, nếu giả định có 30.000 người mắc bệnh thì ngoài hệ thống y tế phải có nguồn lực dự bị, nguồn lực đó phải lấy ở những sinh viên y khoa. Do đó, đại diện trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh kiến nghị trong thời gian tới nên cho sinh viên y khoa đi học trước, nếu ổn thì sẽ cho sinh viên các trường khác đi học. Bên cạnh đó, Sở Y tế cần có chỉ đạo cho các bệnh viện tiếp nhận sinh viên y khoa đến thực tập.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm cho rằng, phải hết sức cân nhắc với quyết định cho học sinh đi học trở lại hay không sau kỳ nghỉ dài ngày phòng COVID-19. TP Hồ Chí Minh rất mong muốn cho học sinh đi học trở lại, nhưng trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn cầu, thành phố không thể lơ là được, chưa kể đến khả năng trang bị khẩu trang cho học sinh. "Hiệu trưởng các trường cũng gặp khó, nếu cho đi học trở lại mà một em mắc bệnh là cả trường phải cách ly thế nào", ông Lê Thanh Liêm chia sẻ thêm.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đánh giá, nguy hiểm nhất là môi trường ký túc xá, chỉ cần một người bị là coi như vỡ trận. Ví dụ như mới đây, việc xác định, tìm những người trong chuyến bay và hành trình di chuyển của du khách người Nhật bị dương tính COVID-19 vừa qua vô cùng phức tạp. Theo đó, Bộ GD-ĐT phải có ý kiến chính thức, lịch học như thế nào để Chủ tịch UBND địa phương quyết định.
Bài và ảnh: Đan Phương
Theo Báo Tin tức
Đề xuất nhiều phương án cho sinh viên TP.HCM đi học lại Dù rất khó khăn để quyết định tiếp tục nghỉ hay đi học lại nhưng phó hiệu trưởng ĐH Luật TP.HCM cho rằng trong hoàn cảnh nào cũng phải nghĩ đến quyền lợi của người học. Sáng 6/3, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, đã có buổi làm việc với hội đồng hiệu trưởng các trường đại học trên địa...