Sinh viên đi học trễ, trường ‘nhốt’ ngoài cổng cả tiếng
12h10 ngày 4/11, cổng trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vinatex (TP HCM) đóng kín, nhiều sinh viên đến trễ phải đợi cả tiếng đồng hồ mới được vào.
Bất ngờ bị “nhốt” ngoài cổng
Bạn D.Q cho biết, “mọi thứ rất bất ngờ, mới hôm thứ hai (ngày 2/11), mình vô trễ là bị nhốt ở ngoài luôn. Mình không nhận được bất kỳ thông báo nào trước về việc này”.
Ngày 3/11, bạn T.U nhận được thông báo từ cô chủ nhiệm: “Bắt đầu từ ngày 2/11, cổng trường sẽ đóng vào đầu giờ, mở cửa vào lúc ra chơi. Chính vì vậy, lớp chú ý giờ để học tập, đi học sớm và vào trường tham gia các hoạt động khác”.
12h10 ngày 4/11, các sinh viên đến trễ phải đợi ở ngoài cổng trường đến giờ ra chơi mới được vào. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Hôm thứ ba (3/11), không có tiết học trong trường nhưng muốn vào thư viện đọc sách, bạn T.T cũng chịu chung hoàn cảnh “đứng giữa trời nắng” ngay trước cổng vì đến sau 7h05. T phải đợi 2 tiếng sau mới có thể vào trường.
“Mình thấy quy định này có thể giúp sinh viên đến lớp đúng giờ hơn. Nhưng những bạn phải tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, họp nhóm hay muốn vào thư viện đọc sách thì sao cũng phải bị như vậy? Các bạn ở KTX trong trường cũng rất bức xúc chứ không phải riêng gì mình. Các bạn nói với nhau “thế là bị nhốt trong này luôn. Ngày mở cửa ba lần ra ăn cơm rồi chạy vô lại”, T.T nói.
Quy định này không áp dụng riêng gì đối với sinh viên mà cả giảng viên, cán bộ quản lý trong trường đến trễ đều phải chịu đứng đợi ở ngoài cổng. Theo quy định, cổng trường sẽ đóng lại lúc 7h05 và 12h, chỉ mở cửa lại từ giờ ra chơi (khoảng 2 tiếng sau) cho đến giờ tan học.
Sinh viên đi trễ “khủng khiếp”
Video đang HOT
Ông Hồ Ngọc Tiến, Hiệu trưởng Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vinatex, cho biết, từ trước đến giờ, sinh viên đi trễ rất nhiều.
“Đặc biệt hôm thứ hai vừa rồi, các bạn sinh viên đi trễ ‘khủng khiếp’. Ngày chào cờ làm lễ nghiêm trang mà các bạn như vậy coi không có được. Vì thế, nhà trường buộc phải có biện pháp xử lý triệt để. Không chỉ sinh viên mà cả giáo viên, cán bộ, công nhân viên đi trễ đều phải đợi ở ngoài như thế từ từ sẽ tạo nên nề nếp, tác phong kỷ luật cho mọi người”, ông Tiến nói.
Ông Hồ Ngọc Tiến, Hiệu trưởng Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vinatex – Ảnh: Tuổi Trẻ.
Ông Tiến cũng cho biết: “Sở dĩ, trường không có thông báo chính thức trước về chuyện này vì tôi muốn các em sinh viên hiểu là phải tự ý thức việc đúng giờ, rèn luyện tác phong kỷ luật, không phải khi trường thông báo trước, hay làm gắt gao thì mới bắt đầu thực hiện”.
Về bức xúc của nhiều sinh viên vào trường để hoạt động đoàn hội, câu lạc bộ, đến thư viện mà vẫn bị “nhốt” ở ngoài, ông Tiến nói: “Nhà trường đã họp lại với tổ bảo vệ và phòng công tác sinh viên. Từ giờ, các bạn sinh viên có hoạt động ngoại khóa ở trường chỉ cần trình bày với tổ bảo vệ, phòng công tác sinh viên sẽ xác nhận lại và để các bạn ra vào trường bình thường”.
Theo Lê Tiên/Tuổi Trẻ
Thí sinh rớt đại học oan, Sở kiến nghị kiểm tra lại quy chế
Dù nộp đơn kêu cứu khắp nơi nhưng đến nay cả ba thí sinh tỉnh Phú Yên đậu thành rớt do sai đối tượng ưu tiên vẫn chưa được xem xét trúng tuyển vào trường khác.
Ba thí sinh này gồm Bùi Trần Phương Ngân (học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ), Huỳnh Thiên Trang (Trường THPT Nguyễn Văn Linh) và Lê Thị Tường Vi (Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh).
Trước đó, ba thí sinh này nằm trong số sáu thí sinh được Trường ĐH Kinh tế TP HCM cấp giấy triệu tập trúng tuyển. Nhưng đến lúc nhập học, nhà trường cho biết thí sinh không đủ điểm trúng tuyển do không có giấy tờ chứng minh thuộc diện ưu tiên.
Thí sinh trúng tuyển ĐH năm 2015 đến làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhà trường và thí sinh đổ lỗi cho nhau
Liên quan việc này, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên đã có công văn gửi Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, ba trường THPT có thí sinh "rớt oan" đã họp bộ phận nhận hồ sơ, nhập dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh để làm rõ trách nhiệm sai sót thuộc về thí sinh hay nhà trường, xác định mức độ lỗi nặng, nhẹ để có cơ sở xử lý theo quy chế.
Ông Phạm Ngọc Thơ, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Phú Yên, cho biết, Sở đã gửi toàn bộ hồ sơ biên bản buổi làm việc giữa phụ huynh và giáo viên phụ trách hướng dẫn. Sở cũng đề nghị Bộ xem xét giải quyết nguyện vọng của thí sinh xin xét qua trường ĐH khác.
Theo biên bản của các đơn vị gửi báo cáo, thí sinh Bùi Trần Phương Ngân, Huỳnh Thiên Trang "tự khai đối tượng 06", còn thí sinh Lê Thị Tường Vi "tự bổ sung đối tượng 06". Các thí sinh này đều khẳng định không phải tự mình khai mà do nhà trường hướng dẫn.
"Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh xác nhận cán bộ hướng dẫn khẳng định trường hợp của thí sinh Lê Thị Tường Vi có bố tham gia chiến trường Campuchia nhưng không có đủ các hồ sơ theo quy định nên không được hưởng ưu tiên 06. Nhưng khi đi thi ở Nha Trang, em này tự bổ sung mình thuộc ưu tiên 06. Học sinh và nhà trường đổ lỗi cho nhau nên rất khó xử lý. Hai trường hợp còn lại do cán bộ lãnh đạo nhà trường hướng dẫn sai và họ cũng đã nhận lỗi. Bản thân giáo viên chủ nhiệm cũng không nắm rõ quy chế", ông Thơ nói.
Trong các công văn Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên gửi Bộ GD&ĐT báo cáo về vụ việc này cho rằng: "Các thí sinh trên đều có bố từng tham gia nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường Campuhcia (có giấy xác nhận của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh). Khi làm phiếu đăng ký dự thi, các em chưa rõ quy chế, giáo viên hướng dẫn chưa thấu đáo, nên các em nhầm tưởng thuộc đối tương ưu tiên 06".
Ông Ngô Ngọc Thư, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên cho biết: "Qua sự việc trên, Sở GD&ĐT Phú Yên và các trường THPT của tỉnh rút kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ và nhập dữ liệu ĐKDT của thí sinh trong thời gian tới".
Anh được hưởng ưu tiên, em lại không được
Chiều 2/11, ông Phạm Ngọc Thơ cho biết, Sở GD&ĐT Phú Yên đã trả lời phụ huynh rằng Bộ GD&ĐT cho biết trường hợp thí sinh trên không đủ hồ sơ vì chỉ có huân chương chiến công nhưng không có quyết định trợ cấp một lần nên không được hưởng ưu tiên theo quy định. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn kiến nghị. Vì vậy, Sở tiếp tục làm văn bản đề nghị Bộ GD&ĐT có xem xét được hay không.
"Nếu thực hiện theo Nghị định 31 chắc chắn không có thí sinh nào được hưởng ưu tiên theo quy định này. Chúng tôi mong muốn Bộ xem xét lại chính sách ưu tiên và thực hiện cho hợp lý. Nếu chúng tôi không làm thì phụ huynh phản ứng. Dù chúng tôi giải thích rồi nhưng phụ huynh không chịu. Vì vậy, chúng tôi muốn kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét quy chế cho rõ ràng để tránh hiểu lầm", ông Thơ nói.
Theo ông Ngô Ngọc Thư, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên, hiện nay, một số thí sinh Phú Yên thuộc đối tượng 06 như ba thí sinh trên đã và đang học tại các trường ĐH, CĐ từ năm 2013 đến nay. Có trường hợp cũng chính phụ huynh đó, những năm trước người anh được hưởng đối tượng ưu tiên 06, còn năm nay người em kê khai như vậy lại không được hưởng ưu tiên đối tượng này.
"Đề nghị Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục xem xét lại và đề xuất lãnh đạo bộ về quy định đối tượng hưởng chế độ ưu tiên 06 cho phù hợp và thống nhất", ông Thư kiến nghị.
Ai được hưởng đối tượng 06?
Theo thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26/2/2015 của Bộ trưởng GD&ĐT, đối tượng 06 gồm: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 01; con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế có giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; con của người có công giúp đỡ cách mạng.
Điều 49 của Nghị định 31/2013 quy định: Hồ sơ để được hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế gồm: Giấy tờ chứng minh được khen tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến hoặc Huy chương Chiến thắng; quyết định trợ cấp một lần của giám đốc sở LĐ-TB&XH.
Thí sinh thuộc đối tượng 06 phải có hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ trên.
Theo Trần Huỳnh/Tuổi Trẻ
Facebook: Mạng ảo, đuổi học thật Một số trường học đã có quy định cụ thể về việc sử dụng mạng xã hội, nhưng học sinh vẫn vi phạm, dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Những vụ việc đáng tiếc Trường THPT Lê Lợi, quận Hà Đông (Hà Nội) vừa buộc thôi học một nữ sinh 10 ngày vì xúc phạm giáo viên trên Facebok. Đại diện nhà trường...