Sinh viên ĐH Y dược TP HCM nợ học phí hơn 5,18 tỷ đồng
Theo thống kê của ĐH Y dược TP HCM, sinh viên thuộc khoa Y các khóa từ Y 2007 đến Y 2014 nợ học phí với tổng số tiền lên đến hơn 5,18 tỷ đồng.
Trong đó, khóa Y 2012 có số sinh viên nợ học phí nhiều nhất (78 người) với hơn 1,26 tỷ đồng.
PGS.TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường, đã quyết định không xét dự thi tốt nghiệp, trình khóa luận tốt nghiệp năm 2015 cho sinh viên năm cuối còn nợ học phí, tính đến ngày 15/7/2015.
Đồng thời, trường không đưa vào danh sách năm học 2015-2016 những sinh viên còn nợ học phí các năm trước và chưa đóng học phí ít nhất một tháng năm học 2015-2016, tính đến ngày 10/9/2015.
Ông Tuấn cho biết: “Sinh viên nợ học phí vì hoàn cảnh đặc biệt phải làm đơn kèm xác nhận liên quan để trình hiệu trưởng nhà trường xem xét”.
Theo Trần Huỳnh/Tuổi Trẻ
Video đang HOT
Trẻ học trường tư, đóng phí trường công
Từ năm học 2015-2016, quận Tân Phú (TP HCM) bắt đầu thực hiện phổ cập giáo dục trẻ năm tuổi trong điều kiện áp lực về trường lớp.
Trường Mầm non Tây Thạnh (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú) là một trong 10 trường ngoài công lập trên địa bàn quận Tân Phú có số trẻ năm tuổi đang học nhiều nhất: 18 trẻ.
Cô trò lớp lá (5 tuổi) của Trường Mầm non Tây Thạnh trong giờ học sáng 11/11.
Giảm gánh nặng cho phụ huynh
Đây là phường đông dân lao động nhập cư nhưng chỉ có một trường mầm non công lập Hoa Hồng nên chịu nhiều áp lực về chỗ học mầm non. Khi quận triển khai kế hoạch phổ cập, trường đã đồng ý hỗ trợ phụ huynh.
Ông Võ Hoàng Dũng, chủ đầu tư xây dựng trường, cho hay mỗi tháng phụ huynh có trẻ năm tuổi chỉ phải đóng ở mức hơn 1,3 triệu đồng/tháng cho tất cả các khoản. Trong khi những phụ huynh khác trong trường phải đóng hơn 2 triệu đồng đến gần 4 triệu đồng/tháng (tùy theo dịch vụ phụ huynh chọn thêm như giữ ngoài giờ, học năng khiếu...).
"Lúc đầu, phụ huynh của 18 trẻ được hỗ trợ cũng e dè vì lo mức phí cao nhưng khi trường thu bằng mức của trường công thì họ mới yên tâm. Phụ huynh còn được thoải mái về giờ giấc đưa đón trẻ. Trẻ cũng được dạy - học như những bé khác trong trường" - ông Dũng nói.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy có con năm tuổi học tại trường cho biết trước đây chị gửi con ở trường tư thục. Năm học này do không đủ khả năng tài chính nên chị xin cho con vào học Trường Mầm non Hoa Hồng. Nhưng vì con chị không có giấy gọi ra lớp nên trường từ chối.
Sau khi nghe chị trình bày, Phòng GD&ĐT đã giới thiệu cho con chị vào Trường Tây Thạnh. Chị Thủy cho hay, tuy con học trường tư nhưng thuộc diện chính sách trường công nên cũng đỡ tốn kém.
Hiện nay, một số trường mầm non tư thục khác của quận Tân Phú cũng theo cách làm này như Trường Bảo Bảo (phường Phú Trung), Trường Hòa Bình (phường Hiệp Tân), Trường Sen Hồng (phường Hòa Thạnh), Trường Ánh Sáng (phường Tân Quý)...
Sẽ nhân rộng mô hình
Bà Chung Bích Phượng, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Tân Phú, cho biết để thực hiện được kế hoạch này phòng phải làm việc với các phường để chọn và vận động các trường ngoài công lập đồng ý hỗ trợ nhận trẻ.
Theo bà Phượng, trong 36 trường ngoài công lập, phòng chỉ chọn 10 trường có cơ sở vật chất và chất lượng nuôi dạy tương đương hoặc hơn trường công lập để đảm bảo môi trường học tập tốt nhất cho trẻ năm tuổi.
Thời gian qua những điểm trường lớn như Hoa Anh Đào, Rạng Đông và Bông Sen phải mượn tạm nhà văn hóa cũ của các phường Tân Thành, Tân Quý và Phú Thọ Hòa làm cơ sở 2 để nhận trẻ năm tuổi ra lớp. Từ năm học 2015-2016, quận Tân Phú đã lên kế hoạch kêu gọi các trường ngoài công lập hỗ trợ nhận trẻ năm tuổi để các em có chỗ học đàng hoàng.
Con em của những phụ huynh lao động sống trên địa bàn không phân biệt thường trú hay KT3, KT4; trẻ có giấy gọi trẻ ra trường công lập nhưng trường công quá tải hoặc phụ huynh đi lại khó khăn... sẽ được chính quyền và Phòng GD&ĐT giới thiệu trường tư học.
"Theo kế hoạch ban đầu, phòng đưa 500 trẻ vào học ở các trường tư nhưng do đây là năm đầu tiên thực hiện, nhiều phụ huynh còn lo ngại, hơn nữa số trẻ năm tuổi năm nay không nhiều nên hiện chỉ có gần 50 trẻ được học diện này. Đây cũng là cố gắng bước đầu của quận để những năm sau sẽ nhân rộng cách làm này" - bà Phượng nói.
Toàn quận Tân Phú có 11 phường nhưng chỉ có 12 trường mầm non công lập. Theo thống kê, năm học 2015-2016 toàn quận có đến hơn 4.500 trẻ năm tuổi ra lớp lá trong khi các trường công lập chỉ đáp ứng được hơn 2.000 chỗ học, còn lại do các trường ngoài công lập nuôi dạy. Chưa kể quận còn phải thực hiện thí điểm nhận trẻ 6-18 tháng tuổi tại bốn trường mầm non là Hoa Anh Đào, Phượng Hồng, Bông Sen và Rạng Đông nên càng khó khăn về phòng ốc.
Bà Chung Bích Phượng, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Tân Phú
Theo Phạm Anh/Pháp luật TP HCM
Trường mẫu giáo quý tộc ở Trung Quốc Trường mầm non song ngữ Trung tâm Nhân văn và Nghệ thuật ở Quảng Châu, Trung Quốc có học phí mỗi năm lên đến 198.000 nhân dân tệ (khoảng 697,4 triệu đồng). Tại đây, học sinh được học trong môi trường cơ sở vật chất hiện đại. Ảnh: China.com. Thầy giáo hướng dẫn học sinh chơi golf - môn thể thao dành cho...