Sinh viên ĐH danh giá được săn đón làm bảo mẫu
Với mức lương cao và các khoản trợ cấp hậu hĩnh, nhiều người tốt nghiệp từ các trường đại học danh giá chọn công việc bảo mẫu thay vì đi làm văn phòng.
Một năm trước, mức phí để thuê bảo mẫu ở thành phố New York (Mỹ) là 20-25 USD/giờ. Tuy nhiên, con số đó đã tăng lên 30-35/giờ, New York Post đưa tin.
Theo một cuộc khảo sát do UrbanSitter, dịch vụ trực tuyến dành cho bảo mẫu, thực hiện trên toàn quốc, tỷ lệ người chăm sóc trẻ em tăng chậm, đạt mốc 11% từ năm 2021 đến năm 2022.
Tình trạng thiếu bảo mẫu đồng nghĩa với việc các gia đình phải trả nhiều tiền hơn và đưa ra nhiều lợi ích đi kèm để thuê người trông nom con cái.
Điều đó đã đẩy mức lương của nghề này lên cao và là lý do khiến các nhân tài rời bỏ công việc văn phòng.
Các gia đình giàu có sẵn sàng trả lương cao để mời được bảo mẫu tốt nghiệp từ trường danh giá. Ảnh: New York Post.
“Chúng tôi vừa tuyển một người có trình độ học vấn thuộc Ivy League. Cô ấy đã ký hợp đồng với thu nhập 6 con số.
Người giàu có thể chi hàng trăm nghìn USD cho việc học của con cái và giờ họ cũng vung mạnh tay để tìm được người chăm sóc ưng ý”, Florence Yazdanpanah, chủ sở hữu của công ty chuyên thuê bảo mẫu ở Manhattan, nói.
Video đang HOT
Theo Lynn Perkins, giám đốc điều hành của UrbanSitter, công việc chăm trẻ tạo ra nhiều cơ hội và lợi ích hơn trong các lĩnh vực liền kề.
“Nhiều người đã rời bỏ các trường mẫu giáo, dạy học và điều dưỡng để chuyển sang làm bảo mẫu. Với tấm bằng danh giá, họ có thể yêu cầu mức lương mong muốn. Không ít người nhờ vậy mà đã có cuộc sống mơ ước”, Perkins nhận định.
Các gia đình cũng ngày càng xem xét đến trình độ học vấn cao của bảo mẫu, đặc biệt là sau nhiều năm con cái họ phải học trực tuyến tại nhà.
Nếu có một đại dịch khác và tình trạng này quay trở lại, các bậc phụ huynh mong muốn bảo mẫu có thể giúp trẻ làm bài tập, học cùng chúng.
Yazdanpanah cho biết thêm những khách hàng của cô không ngần ngại chi trả cho một người trông trẻ tiềm năng, có nghiên cứu về giáo dục hoặc sự phát triển thời thơ ấu.
“Một người mẹ đã nói với tôi rằng cô chỉ muốn tuyển người có học thức và coi trọng giáo dục. Nhiều bậc cha mẹ có con trong độ tuổi đi học có xu hướng yêu cầu ứng viên ít nhất phải có bằng cử nhân”, cô nói.
Các bảo mẫu có học vấn cao được trả lương cao ngất ngưởng. Ảnh: iStockphoto.
Catherine Walpole (28 tuổi), đã làm bảo mẫu và giữ trẻ gần 10 năm, không nghĩ rằng cô sẽ gắn bó với nghề này sau khi lấy bằng cử nhân tâm lý học tại trường Cao đẳng Hunter.
Nhờ chuyên môn của mình cộng với nhu cầu gia tăng trong đại dịch, cô kiếm được 50 USD một giờ, cộng với các khoản trợ cấp.
“Nhiều gia đình đột nhiên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được chi trả đầy đủ, phương tiện đi lại, thời gian nghỉ phép có lương để thuê được tôi. Những nhà khác không đủ khả năng thì sẽ đưa ra yêu cầu nhẹ nhàng hơn”, cô giải thích.
Jazha Cabrera, người có bằng tư pháp hình sự, gần đây đã nghỉ làm để chăm sóc gia đình riêng. Nhưng trước đó, cô kiếm được 105.000 USD mỗi năm cộng với tiền làm thêm giờ nhờ chăm sóc hai đứa trẻ.
“Tỷ lệ tăng không chỉ vì cung và cầu mà bởi vì các gia đình muốn tuyển người có học vấn cao. Các bảo mẫu không còn phải chật vật với mức lương eo hẹp nữa”, Cabrera chia sẻ.
Trẻ mầm non Hà Nội có thể đến trường từ 1/3
Nếu diễn biến dịch trong phạm vi cho phép, từ 1/3, Hà Nội sẽ cho trẻ mầm non đi học trên tinh thần tự nguyện, thống nhất với phụ huynh...
Ảnh minh họa
Tại hội nghị giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, chiều ngày 17/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng thông tin, Thường trực Thành ủy đã thống nhất lộ trình cho trẻ mầm non trở lại trường từ ngày 1/3.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đồng thời chỉ đạo triển khai lộ trình theo nguyên tắc "đảm bảo an toàn nhất mới cho trẻ mầm non đến trường, đưa học sinh trở lại an toàn, hiệu quả nhưng không cứng nhắc, không cực đoan". Lãnh đạo thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Y tế tham mưu, trình phương án cho trẻ em mầm non trở lại trường học trực tiếp.
Trước đó, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Lưu Hoa cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo dự thảo xin ý kiến thành phố, từ ngày 1/3, nếu diễn biến dịch trong phạm vi cho phép sẽ cho cấp Mầm non đi học trên tinh thần tự nguyện, thống nhất với phụ huynh.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Bí thư Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng thành phố Hà Nội cho biết, trong tháng 3, tất cả các trường sẽ cho sinh viên trở lại học trực tiếp. Khối các trường Đại học, Cao đẳng thành phố đã có kế hoạch phối hợp với Sở Y tế Hà Nội rà soát, tổ chức tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 cho sinh viên..
Cũng theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngành Giáo dục Hà Nội đã tổ chức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 của 18 huyện, thị xã; học sinh lớp 7 đến lớp 12 của 12 quận trở lại trường. Từ ngày 21/2, tiếp tục tổ chức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận đến trường.
Để đón học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận trở lại trường, từ ngày 21/2, Sở Giáo dục và Đào tạo giám sát đôn đốc các nhà trường triển khai các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và đảm bảo chất lượng giáo dục. Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các quận, huyện tổ chức diễn tập cho học sinh đi học trở lại; Ban Chỉ đạo chống dịch các quận, huyện, thị xã bàn giao hoàn trả cơ sở giáo dục cho các nhà trường thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh trở lại khi Thành phố cho phép...
Tại hội nghị, lãnh đạo các quận cũng khẳng định đã sẵn sàng phương án, kịch bản đón học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 quay lại học trực tiếp, từ 21/2.
Nhấn mạnh việc đưa học sinh đi học trở lại trường học trực tiếp là cần thiết, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng yêu cầu các cấp, ngành, địa phương vào cuộc tích cực, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, chủ động phối hợp với các nhà trường triển khai nghiêm túc công tác phòng, chống dịch, bảo đảm tổ chức dạy học an toàn.
Để duy trì lâu dài việc tổ chức dạy học trực tiếp, lãnh đạo Thành phố yêu cầu đơn vị, địa phương tăng cường hỗ trợ cho các nhà trường; đảm bảo cho học sinh từng bước quay trở lại học bán trú.
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, tuần 11/2-16/2, trung bình mỗi ngày, thành phố ghi nhận 3.366 ca bệnh/ngày, tăng so với tuần trước đó. Toàn thành phố hiện có 536/579 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1; 43/579 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2; không có xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3 và cấp độ 4. Thành phố đã tiêm được 15.108.345 mũi vaccine phòng dịch COVID-19.
Top trường đào tạo Kinh tế tốt nhất ở Hà Nội: Ngoại thương hay Kinh tế quốc dân "xịn" hơn? Hiện nay các ngành kinh tế được xem là nhóm ngành hot nhất, thu hút sinh viên bởi tính thực tế của nó. Ở Hà Nội có rất nhiều các trường Đại học đào tạo các khối ngành về Kinh tế. Tuy nhiên để có thể chọn cho mình một ngôi trường đào tạo tốt và chất lượng cao thì cũng là một...