Sinh viên ĐH cũng đỏ mặt vì bị thầy mắng
Sinh viên ĐH cũng bị thầy mắng. (Ảnh minh họa).
Không chỉ học sinh tiểu học, trung học đỏ mặt khi nhận những lời bất hủ từ thầy trong giờ học, với sinh viên ĐH bị thầy mắng cũng diễn ra như… cơm bữa.
“Anh là loại ba pha, tám vía”
Thầy có thói quen bước vào lớp, nhìn một lượt sinh viên rồi mới cho cả lớp ngồi xuống. Chính vì vậy mà những ai có phong cách ăn mặc, tóc tai “lạ mắt” đều nằm trong tầm “bắn tỉa” của thầy. Trong đó, Nam (sinh viên khoa Văn hóa học, trường ĐH B.) với kiểu đầu nhuộm vàng khè, mái để dài hất trái, style ăn mặc hơi nữ tính luôn là đích ngắm. Nhẹ thì thầy mỉa mai, còn khi thấy chướng mắt thầy chỉ ngay vào Nam rồi mắng: “Anh là cái loại ba pha, tám vía !”. Cả lớp được trận cười nghiêng ngả, còn Nam mặt đỏ lựng không biết nói câu gì.
“Chỉ có chó chân mới dài đến nách…”
Mai P. (sinh viên năm 2, trường ĐH M.) đau khổ khi kể về chuyện bị thầy lấy làm ví dụ. Trong một tiết học về văn hóa, khi nêu ra vấn đề giới trẻ chuộng mốt “chân dài – đại gia”, thầy giáo chỉ ngay vào cô bạn để minh họa vì P. khá cao ráo, xinh xắn. P. trích nguyên văn lời thầy: “Như cô này, rất cao. Chân rất thẳng và dài đúng không? Nhưng tôi nói thật, các anh các chị chỉ thích chân dài đến nách nhưng có biết chỉ có chó chân mới đến nách không?”
P. ấm ức: “Nói thế khác nào bảo sinh viên là chó? Mình thấy không đồng tình chút nào khi thầy chọn cách minh họa cho bài giảng kiểu này. Dù biết là nói vui nhưng là con gái mình cảm thấy cách nói đó thiếu tôn trọng”.
“Vẻ đẹp ….thiểu năng”
Video đang HOT
Nhìn dáng điệu mơ màng của Nhung trong giờ học, thầy cười rồi ví von: “Lúc bước vào lớp thì thất tha thất thểu như chị Dậu nhưng lại có khuôn mặt nghe giảng vô hồn của người thiểu năng. Một vẻ đẹp rất ngây ngô, huyền bí.” Nghe thầy mắng Nhung (sinh viên năm 3, ĐH N.) xấu hổ đến mức tỉnh ngủ. Nhung cho biết lúc đó chỉ muốn độn thổ vì không còn mặt mũi nào, còn các bạn trong lớp thì tỏ ra thích thú vì thỉnh thoảng được cười xả stress.
“Như hai con tinh tinh”
Cô giáo cho bài tập thực hành nhưng Thủy và Mai lại tranh thủ bới tóc ngứa nhổ cho nhau. Nhắc nhở vài lần không được cô giáo ra gõ đầu : “Hai cô đúng như hai con tinh tinh. Chẳng khác gì mấy con vượn sống theo kiểu bầy đàn, ngồi bới rận cho nhau trong chương trình thế giới động vật.”
Giật mình hai cô bạn luống cuống làm bài tập mà trong lòng cảm thấy khó chịu, ức chế vì bị ví như tinh tinh. Nhưng vì làm việc riêng trong giờ nên bị mắng thì đành chịu, từ lần đó không dám ngo ngoe trong tiết của cô nữa.
Ngoài những câu mỉa mai, nhiều sinh viên phải đỏ mặt với hàng loạt từ ngữ bất hủ của thầy cô. Theo một số bạn, có thầy còn đọc cả thơ, vè, vận dụng cả dân ca để chửi mắng học sinh cho thỏa nỗi bực bội, còn học sinh vì “chịu trận” quá nhiều nên đa phần đều “lì đòn” theo kiểu thầy nói mặc thầy, việc em, em cứ làm.
Theo Thu Thảo (Vietnamnet)
Thanh Hóa: Cảm phục nỗ lực của đôi bạn mồ côi cùng vào ĐH
Cùng chung tuổi thơ bất hạnh, cùng lớn lên trong mái ấm của làng trẻ SOS, hai em Lê Thị Hằng và Nguyễn Thị Hà luôn chăm ngoan học giỏi, vượt qua những đau buồn riêng để giờ đây là những sinh viên đại học năm thứ 2.
Tuổi thơ bất hạnh
Lê Thị Hằng (sinh năm 1992) trên mảnh đất Thọ Xuân (Thanh Hóa), trong một gia đình nghèo khó, bố mẹ quanh năm lam lũ mưu sinh vẫn không đủ nuôi ba đứa con. Miếng cơm manh áo oằn nặng lên đôi vai của người cha, sự tảo tần của người mẹ. Bất lực vì cuộc sống khốn khó đã khiến gia đình em trở nên thiếu hạnh phúc. Một ngày tai họa ập đến khi bố mẹ em mâu thuẫn nhau. Rồi chuyện buồn đã ập đến khi bố em quá tay đánh đập vợ, khiến mẹ em ra đi mãi mãi còn bố phải đi tù, năm ấy Hằng chỉ mới học lớp 3.
Sau đó, ba chị em Hằng về sống với bà nội, người bà đã ngoài 80 tuổi, già yếu. Còn quá nhỏ để cảm nhận hết được nỗi đau của mình, nhưng có lẽ em phần nào hiểu được rồi đây cuộc đời của ba chị em phải bước sang một ngã rẽ khác, ngã rẽ ấy thiếu cha, vắng mẹ.
Cũng có tuổi thơ không êm đềm như Hằng, Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1992), quê ở xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Ngay từ lúc lọt lòng, em chỉ biết có mẹ, người đàn ông sinh ra em nhưng em chưa từng một lần gọi là bố đã bỏ mẹ con em khi em còn chưa chào đời. Tưởng chừng nỗi bất hạnh chỉ dừng lại ở đó, cuộc sống của hai mẹ con cứ thế êm đềm trôi đi, nhưng ông trời đã cướp mất mẹ của em trong một cơn bạo bệnh khi em mới học lớp 4.
Những tháng ngày sau đó, Hà về sống với bà ngoại, bà ngoại cũng nghèo khó, già yếu đã hơn 70 tuổi. Bà cháu rau cháo nuôi nhau cho đến ngày em trở về với mái ấm của làng trẻ SOS Thanh Hóa.
Nghị lực vượt lên nỗi đau
Tuổi già, sức yếu, hoàn cảnh cũng khó khăn, bà nội của Hằng và bà ngoại của Hà đã không đủ sức nuôi các cháu, một thời gian sau bà của hai em đành gửi các em đến trung tâm bảo trợ xã hội số 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa).
Ở trung tâm, Hằng và Hà trở thành đôi bạn thân. Như thấu hiểu được nỗi bất hạnh của nhau, đôi bạn mồ côi ấy đã cùng nhau động viên, phấn đấu trong học tập. Suốt quãng thời gian đi học tiểu học, THCS ở xã Quảng Thọ, cả hai em luôn là những học sinh ngoan, chăm học.
Lên lớp 9, đôi bạn mồ côi được làng trẻ SOS Thanh Hóa nhận về nuôi. Hằng sống với mẹ Nguyễn Thị Bảo, còn Hà sống với mẹ Đoàn Thị Hạnh. Các em đều được hai mẹ chăm sóc, thương yêu như những đứa con ruột thịt của mình. Chính tình thương của các mẹ đã ươm mầm những ước mơ, những khát vọng vượt lên số phận của các em.
Cô Nguyễn Thị Bảo, mẹ của ngôi nhà số 14, nơi Hằng sống cho biết: "Hằng và Hà là hai chị cả của làng, hai em rất ngoan, luôn cố gắng học tập, chăm sóc các em nhỏ tuổi hơn. Hai em xứng đáng là tấm gương để các em ở đây noi theo".
Lên cấp III, Hằng và Hà đều đậu vào Trường THPT Hàm Rồng. Cất giấu nỗi đau từ trong quá khứ, hai em càng nỗ lực hơn trong học tập và ba năm liền cả hai đạt học sinh tiên tiến, riêng Hà đã đạt Giải khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi Văn cấp thành phố.
Em Nguyễn Thị Hà (áo xanh) bên cô bạn thân học cùng lớp ĐH.
Hà tâm sự: "Em luôn cố gắng học thật tốt để nơi suối vàng kia, mẹ được yên lòng, để bà ngoại được vui, cũng như đó là sự báo đáp công nuôi dưỡng của các mẹ ở Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 và ở ngôi nhà SOS của chúng em".
Khi chia sẻ với chúng tôi cả hai em, Hằng và Hà đều xúc động nhắc đến các mẹ ở làng SOS: "Các mẹ chính là nguồn động viên lớn nhất đối với chúng em, chỉ mong sớm thành đạt để báo đáp đến công lao các mẹ đã nuôi dạy chúng em cho đến ngày hôm nay".
Giờ đây, hai cô bạn mồ côi lớn lên từ tình thương của các mẹ đã trở thành những sinh viên năm thứ hai Trường ĐH Hồng Đức. Hằng đang theo học lớp Kế toán còn Hà học lớp Giáo dục tiểu học. Hai em chính là những trường hợp đầu tiên của làng SOS Thanh Hóa thi đỗ ĐH.
Chặng đường tương lai phía trước của các em còn dài và không ít những khó khăn, vất vả, nhưng tin rằng với những nỗ lực và cố gắng của mình, các em sẽ có một tương lai tươi sáng.
Theo DT
Sinh viên học hiệu quả nhất vào giờ nào trong ngày? Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng những sinh viên đi học vào buổi sáng có kết quả học tập tốt hơn. Phần lớn sinh viên đại học đều thích lên giảng đường vào buổi chiều thay vì vào buổi sáng vì có thể ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng những sinh viên đi học...