Sinh viên ĐH Bách khoa TPHCM phải học từ 6h sáng: Đâu là sự thật?
Mới đây, trên fanpage của sinh viên ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) đăng thông tin trường này thay đổi khung giờ giảng dạy từ 6h sáng đến 22h10. Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TPHCM cho biết, khung giờ đặc biệt chỉ dành cho HS Vừa học vừa làm.
Sinh viên ĐH Bách khoa TPHCM
Theo đó, trường thay đổi khung giờ giảng dạy áp dụng từ HK182 với tổng cộng 17 tiết học một ngày. Trong đó, khung giờ sớm nhất bắt đầu từ 6h sáng và muộn nhất kết thúc lúc 22h10 đêm. Mỗi tiết học kéo dài 50 phút, nghỉ giải lao 10 phút (riêng buổi tối học liên tục không giải lao).
Tuy nhiên, trên thông báo cũng ghi rõ, khung giờ 6h và 22h10 “không xếp thường xuyên” và các tiết rơi vào khung 11h, 12h, 17h, 18h có ghi chú: “Cân nhắc tránh sinh viên/giảng viên học/giảng liên tục”.
Sau khi thông báo này được đăng tải, nhiều sinh viên bày tỏ sự lo ngại vì cho rằng học 17 tiết một ngày và bắt đầu tiết 1 từ 6h sáng như vậy là quá áp lực.
Liên quan đến vấn đề này, PGS. TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TPHCM cho biết, khung giờ giảng dạy mới này áp dụng cho nhiều chương trình và hệ đào tạo khác nhau. Những khung giờ đặc biệt vào lúc 6h sáng hoặc 21h20 đêm chỉ dành cho hệ Vừa làm vừa học, học tập trung tại trường trong một thời gian ngắn có có nguyện vọng muốn rút ngắn thời gian để kết thúc đợt học sớm hơn.
Video đang HOT
Còn với sinh viên hệ chính quy, PGS.TS Phúc cho biết, giờ học chính thức bắt đầu từ 7h sáng. So với khung giờ học trước đây là trễ hơn nửa tiếng (theo khung cũ sinh viên vào học lúc 6h30 sáng), thuận lợi hơn cho các em sinh viên. Đồng thời, trường cũng sắp xếp lại các tiết học để không có tình trạng sinh viên học liên tục 6 tiết/buổi như trước.
Theo infonet
Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM bức xúc vì phải học từ 6h sáng
Khung giờ giảng dạy mới của ĐH Bách khoa bắt đầu sớm nhất từ 6h sáng và kết thúc lúc 22h10. Nhiều sinh viên cho rằng khung giờ giảng dạy này rất bất hợp lý.
ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa thông báo đổi khung giờ giảng dạy áp dụng từ học kỳ II năm học học 2018-2019.
Sinh viên bức xúc với khung giờ mới
Theo thông báo của trường, tiết một sẽ bắt đầu vào 6h sáng, tiết cuối cùng kéo dài đến 22h10. Các tiết học được sắp xếp liên tục cách nhau 10 phút, không có thời gian nghỉ giữa buổi.
Thông báo thay đổi khung giờ giảng dạy của ĐH Bách khoa TP.HCM. Ảnh: Sinh viên Bách khoa.
Dưới thông báo của trường, nhiều sinh viên bức xúc với cách sắp xếp khung giờ dạy học. Đa số ý kiến cho rằng lịch trường sắp xếp không khoa học, thời gian bắt đầu tiết một quá sớm, sinh viên không sẵn sàng học tập, trong khi đó giờ nghỉ trưa chỉ có 10 phút (tiết 6 kết thúc lúc 11h50, tiết 7 bắt đầu lúc 12h).
"5h hơn, sinh viên phải dậy, trở thành như người nông dân thực sự. Con học ở thành phố có khi còn dậy sớm hơn cha mẹ", tài khoản MK Vo bình luận.
Bạn Thùy Trang Phan cho rằng: "Cần lời giải thích cho khung giờ học như vậy, theo mình hơi phi khoa học".
Phạm Hoài Thư, sinh viên năm thứ tư, khoa Quản lý Công nghiệp của trường, cho biết trước đây, tiết một bắt đầu lúc 6h30 đã là rất sớm so với các trường khác, bây giờ lại đổi thành 6h sẽ khó khăn cho cho những bạn ở xa hoặc ở cơ sở hai (Thủ Đức) lên cơ sở một (quận 10) học.
Tương tự, bạn Ngô Mạnh Thắng, sinh viên khoa Máy tính, cho hay: "Trường xếp giờ các tiết học liền nhau như vậy là không hợp lý, không có thầy cô lẫn sinh viên nào chịu nổi. Giờ học lại bắt đầu quá sớm, sinh viên có đúng giờ thì vào cũng gật gù ngủ".
Sẽ bắt đầu học lúc 7h
Chiều 18/10, trao đổi với Zing.vn, ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa TP.HCM, cho hay đó chỉ là khung giờ hoạt động của nhà trường, khi bộ phận giáo vụ sắp xếp thời khóa biểu cho sinh viên sẽ lưu ý riêng.
Cụ thể, ông Thắng thông tin tiết một của trường bắt đầu lúc 6h nhưng thực tế trường sẽ không xếp lịch học của sinh viên vào tiết này. Thay vào đó, sinh viên sẽ vào học từ lúc 7h sáng.
"Trường xếp tiết một 6h, tức là lúc đó các bộ phận đã sẵn sàng phục vụ sinh viên nếu cần, hoặc trong trường hợp bất khả kháng, khẩn cấp, nhà trường vẫn có thể điều động. Thời khóa biểu của sinh viên sẽ bắt đầu vào tiết 2, tức lúc 7h. Tương tự, tiết trễ nhất trong ngày cũng không được xếp vào thời khóa biểu của sinh viên", ông Thắng thông tin.
Theo lời của trưởng phòng đào tạo, từ học kỳ 2 của năm học này, tiết một trong thời khóa biểu của sinh viên sẽ bắt đầu lúc 7h thay vì 6h30 như trước đây.
Mặt khác, ông Thắng cho biết khung giờ giảng dạy được xếp liên tiếp nhau, giữa các tiết có 10 phút giải lao và không có thời gian nghỉ giữa các buổi, nhưng trên thực tế, sẽ không có sinh viên/giảng viên nào được xếp lịch học/dạy với các tiết liên tục nhau.
"Về mặt kỹ thuật, chúng tôi chia khung giờ giảng dạy liên tục và đều nhau, nhưng thời khóa biểu của mỗi sinh viên/giảng viên sẽ không có tiết học liên tục trong thời gian buổi trưa. Như vậy, các em sẽ cân nhắc chọn giờ học nào cho hợp lý và ăn, nghỉ trưa thế nào cho phù hợp", ông Thắng nói.
Thông tin thêm về cách chia khung giờ giảng dạy mới, đại diện ĐH Bách khoa TP.HCM hy vọng sinh viên chủ động lựa chọn, sắp xếp và dành nhiều thời gian tự học tại trường. Vì trên thực tế, một buổi học của sinh viên Bách khoa thường chỉ kéo dài 3-4 tiết, đôi khi chỉ 2 tiết. Sau đó, sinh viên sẽ làm bài tập, học nhóm hoặc nghỉ ngơi tại các phòng tự học của trường.
"Trước đây, sinh viên dồn sức học liền 6 tiết trong một buổi rồi nghỉ buổi chiều và những ngày sau đó, như thế sinh viên rất mệt mà lại tiếp thu không hiệu quả. Với cách chia khung giờ giảng dạy và thời khóa biểu thời gian tới, sinh viên sẽ luôn có mặt tại trường, học với bạn bè hoặc tự học trong điều kiện đầy đủ Wi-Fi và phòng tự học", ông Thắng chia sẻ.
Theo Zing
Nhiều trường thành viên ĐHQG TPHCM công bố điểm trúng tuyển từ kết quả thi đánh giá năng lực Các trường thuộc ĐH Quốc gia TPHCM như: ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Tự nhiên vừa công bố danh sách trúng tuyển dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực do trường lần đầu tổ chức. Trường ĐH Kinh tế - Luật: 186 thí sinh trúng tuyển Theo phương thức xét tuyển bằng kết quả bài thi...