Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM bức xúc vì phải học từ 6h sáng
Khung giờ giảng dạy mới của ĐH Bách khoa bắt đầu sớm nhất từ 6h sáng và kết thúc lúc 22h10. Nhiều sinh viên cho rằng khung giờ giảng dạy này rất bất hợp lý.
ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa thông báo đổi khung giờ giảng dạy áp dụng từ học kỳ II năm học học 2018-2019.
Sinh viên bức xúc với khung giờ mới
Theo thông báo của trường, tiết một sẽ bắt đầu vào 6h sáng, tiết cuối cùng kéo dài đến 22h10. Các tiết học được sắp xếp liên tục cách nhau 10 phút, không có thời gian nghỉ giữa buổi.
Thông báo thay đổi khung giờ giảng dạy của ĐH Bách khoa TP.HCM. Ảnh: Sinh viên Bách khoa.
Dưới thông báo của trường, nhiều sinh viên bức xúc với cách sắp xếp khung giờ dạy học. Đa số ý kiến cho rằng lịch trường sắp xếp không khoa học, thời gian bắt đầu tiết một quá sớm, sinh viên không sẵn sàng học tập, trong khi đó giờ nghỉ trưa chỉ có 10 phút (tiết 6 kết thúc lúc 11h50, tiết 7 bắt đầu lúc 12h).
“5h hơn, sinh viên phải dậy, trở thành như người nông dân thực sự. Con học ở thành phố có khi còn dậy sớm hơn cha mẹ”, tài khoản MK Vo bình luận.
Bạn Thùy Trang Phan cho rằng: “Cần lời giải thích cho khung giờ học như vậy, theo mình hơi phi khoa học”.
Phạm Hoài Thư, sinh viên năm thứ tư, khoa Quản lý Công nghiệp của trường, cho biết trước đây, tiết một bắt đầu lúc 6h30 đã là rất sớm so với các trường khác, bây giờ lại đổi thành 6h sẽ khó khăn cho cho những bạn ở xa hoặc ở cơ sở hai (Thủ Đức) lên cơ sở một (quận 10) học.
Tương tự, bạn Ngô Mạnh Thắng, sinh viên khoa Máy tính, cho hay: “Trường xếp giờ các tiết học liền nhau như vậy là không hợp lý, không có thầy cô lẫn sinh viên nào chịu nổi. Giờ học lại bắt đầu quá sớm, sinh viên có đúng giờ thì vào cũng gật gù ngủ”.
Sẽ bắt đầu học lúc 7h
Chiều 18/10, trao đổi với Zing.vn, ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa TP.HCM, cho hay đó chỉ là khung giờ hoạt động của nhà trường, khi bộ phận giáo vụ sắp xếp thời khóa biểu cho sinh viên sẽ lưu ý riêng.
Cụ thể, ông Thắng thông tin tiết một của trường bắt đầu lúc 6h nhưng thực tế trường sẽ không xếp lịch học của sinh viên vào tiết này. Thay vào đó, sinh viên sẽ vào học từ lúc 7h sáng.
Video đang HOT
“Trường xếp tiết một 6h, tức là lúc đó các bộ phận đã sẵn sàng phục vụ sinh viên nếu cần, hoặc trong trường hợp bất khả kháng, khẩn cấp, nhà trường vẫn có thể điều động. Thời khóa biểu của sinh viên sẽ bắt đầu vào tiết 2, tức lúc 7h. Tương tự, tiết trễ nhất trong ngày cũng không được xếp vào thời khóa biểu của sinh viên”, ông Thắng thông tin.
Theo lời của trưởng phòng đào tạo, từ học kỳ 2 của năm học này, tiết một trong thời khóa biểu của sinh viên sẽ bắt đầu lúc 7h thay vì 6h30 như trước đây.
Mặt khác, ông Thắng cho biết khung giờ giảng dạy được xếp liên tiếp nhau, giữa các tiết có 10 phút giải lao và không có thời gian nghỉ giữa các buổi, nhưng trên thực tế, sẽ không có sinh viên/giảng viên nào được xếp lịch học/dạy với các tiết liên tục nhau.
“Về mặt kỹ thuật, chúng tôi chia khung giờ giảng dạy liên tục và đều nhau, nhưng thời khóa biểu của mỗi sinh viên/giảng viên sẽ không có tiết học liên tục trong thời gian buổi trưa. Như vậy, các em sẽ cân nhắc chọn giờ học nào cho hợp lý và ăn, nghỉ trưa thế nào cho phù hợp”, ông Thắng nói.
Thông tin thêm về cách chia khung giờ giảng dạy mới, đại diện ĐH Bách khoa TP.HCM hy vọng sinh viên chủ động lựa chọn, sắp xếp và dành nhiều thời gian tự học tại trường. Vì trên thực tế, một buổi học của sinh viên Bách khoa thường chỉ kéo dài 3-4 tiết, đôi khi chỉ 2 tiết. Sau đó, sinh viên sẽ làm bài tập, học nhóm hoặc nghỉ ngơi tại các phòng tự học của trường.
“Trước đây, sinh viên dồn sức học liền 6 tiết trong một buổi rồi nghỉ buổi chiều và những ngày sau đó, như thế sinh viên rất mệt mà lại tiếp thu không hiệu quả. Với cách chia khung giờ giảng dạy và thời khóa biểu thời gian tới, sinh viên sẽ luôn có mặt tại trường, học với bạn bè hoặc tự học trong điều kiện đầy đủ Wi-Fi và phòng tự học”, ông Thắng chia sẻ.
Theo Zing
Đang có một cuộc chiến không khoan nhượng giữa các trường
Không ít giáo viên bức xúc "thao giảng kiểu này chẳng học được gì chỉ cái tổ cãi nhau mệt người".
LTS: Cho rằng, đã đến lúc cần chấm dứt ngay kiểu dự giờ vô bổ như nhiều địa phương trên cả nước vẫn đang thực hiện, tác giả Băng Thanh đã có bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Hết thao giảng tổ, thao giảng trường, nhiều địa phương lại bắt đầu tổ chức thêm nhiều hình thức thao giảng mới. Đó là thao giảng liên trường (giữa vài trường trong cùng địa bàn với nhau), thao giảng cụm trường (giữa nhiều trường cùng địa bàn này với một trường ở địa bàn khác).
Sự mệt mỏi, áp lực cho học sinh, giáo viên và nhà trường đều tăng lên theo từng cấp độ thực hiện việc liên kết thao giảng như thế.
Thao giảng cụm giúp giáo viên học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. (Ảnh minh họa: baoquangngai.vn)
Mục đích của những tiết dự giờ thao giảng đương nhiên là trao đổi kinh nghiệm để học hỏi lẫn nhau.
Nếu đọc những biên bản ghi lại của các trường sau những buổi thao giảng, người ngoài chắc chắn sẽ "choáng ngợp" với biết bao ngôn từ ngợi ca.
Nhưng, thực chất thì giáo viên học được gì qua những lần thao giảng như vậy?
Một tiết dạy cả trường vào cuộc
Tới phiên trường nào dạy thao giảng, trường ấy phải nỗ lực để sao cho tiết dạy của trường mình trở nên hoàn hảo nhất.
Dạy xong mà trường bạn chẳng góp ý được gì hoặc chỉ góp ý "râu ria" những điều nhỏ nhặt luôn là mục tiêu cần hướng tới. Vì điều này chính là uy tín, là danh dự của cả một tập thể.
Để đạt được điều đó, nhà trường đã chuẩn bị "từ chân đến răng". Như việc chọn giáo viên thể hiện, nếu không là tổ trưởng chuyên môn cũng sẽ là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh hoặc một vài giáo viên có tay nghề chuyên môn vững vàng nhất.
Bài dạy được biết trước ít nhất vài tháng trời. Giáo viên có vô khối thời gian chuẩn bị cho mình, cho học sinh.
Thiết kế được đưa ra cho cả tổ xây dựng rồi trình lên phó hiệu trưởng duyệt. Học sinh được học trước những câu hỏi và câu trả lời.
Gần đến ngày dạy "bộ sậu" của trường sẽ dự nháp góp ý, chỉnh sửa và dạy lại cho đến khi nào đạt mới thôi.
Ngày dạy gần như chỉ là biểu diễn lại những gì đã tập dượt trước đó.
"Cuộc chiến" không khoan nhượng giữa các trường
Để đưa ra kế hoạch thao giảng liên trường, cụm trường như thế, rõ ràng lãnh đạo cấp trên cụ thể là phòng giáo dục cũng hy vọng các trường sẽ chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, cách quản lý lớp, cách tổ chức giờ dạy, cách vận dụng các phương pháp dạy học mới linh động...thế nhưng đó chỉ là lý thuyết.
Bởi vì, phải nói thẳng một điều trường nào cũng muốn giữ cái uy, cũng không muốn bị trường bạn coi thường dù chỉ trong ý nghĩ.
Nếu tiết dạy không thành công hoặc bị góp ý nhiều không chỉ giáo viên trực tiếp giảng dạy bị xem thường mà chính giáo viên của trường, đặc biệt là Ban giám hiệu nhà trường - người trực tiếp chỉ đạo chuyên môn cũng bị đánh giá là chuyên môn kém.
Vì những lý do đó, sau tiết dạy chính là "cuộc chiến" không khoan nhượng giữa nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Người góp ý sẽ lôi hết những điều mình cho là hạn chế, người bị góp ý lại ra sức phản biện để bảo vệ những gì mình đã làm như thế là đúng.
Đã có không ít lần, chẳng trường nào chịu trường nào "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay" thế là huề cả làng. Không ít giáo viên bức xúc "thao giảng kiểu này chẳng học được gì chỉ cái tổ cãi nhau mệt người".
Có những tiết dạy lại hoàn hảo đến từng cen ti mét. Cũng đúng thôi, chuẩn bị kỳ công như thế kia mà.
Dù là hoàn hảo thì thầy cô cũng chẳng học được nhiều. Bởi ai cũng biết, tiết dạy chỉ là diễn lại. Còn ngoài thực tế, chẳng ai có thể dạy được như vậy cũng như chẳng học sinh nào có thể học và hợp tác tốt đến như thế.
Việc đi lại để dự giờ của giáo viên cũng là điều đáng nói. Nếu thao giảng liên trường (vài ba trường liên kết với nhau còn đỡ). Thao giảng cụm trường, có thầy cô phải di chuyển đến vài chục cây số chỉ để dự một tiết học 40 phút.
Trường bạn lo di chuyển, trường sở tại lo đồ ăn thức uống cho giáo viên sau khi dự. Tiếp đón nồng hậu lại chẳng có nhiều ngân sách, tiếp đón có phần sơ sài còn bị đánh giá thiếu phần hiếu khách.
Có những địa phương cũng do kinh phí eo hẹp nên đã đưa ra "hạ sách" dự giờ góp ý xong, giáo viên về còn ban giám hiệu các trường ở lại ăn uống, vui chơi linh đình.
Giống cái nợ đồng lần, trường họ đãi mình hoành tráng thế kia, trường mình đến lượt cũng phải đáp lễ như thế.
Có những hiệu trưởng không thích liên kết dự giờ kiểu thế. Vì rõ ràng học được chuyên môn của nhau thì ít mà những chuyện nhiêu khê mang lại quá nhiều. Thế nhưng chính họ cũng không thể tự quyết.
Kế hoạch dự giờ liên trường hay cụm trường đều do lãnh đạo cấp trên đưa xuống "mình làm lính chỉ biết tuân mệnh, ai dám cãi đây"?
Học hỏi để nâng cao tay nghề chuyên môn đâu cứ nhất định duy trì kiểu dự giờ như nhiều năm về trước như thế này?
Giáo viên có thể trực tiếp học hỏi các đồng nghiệp trong trường, xem tài liệu qua sách báo, các trang truyền thông của ngành.
Vậy nên cũng đã đến lúc cần chấm dứt ngay kiểu dự giờ vô bổ như nhiều địa phương trên cả nước vẫn đang thực hiện.
Theo giaoduc.net.vn
Sinh viên tài năng phải công bố công trình khoa học trước tốt nghiệp ĐH Quốc gia TP.HCM vừa thông qua đề án đào tạo cử nhân, kỹ sư tài năng giai đoạn mới 2018 - 2022. Điểm mới đáng lưu ý là những quy định bắt buộc người học về năng lực nghiên cứu, ngoại ngữ và hoạt động ngoại khóa. Sinh viên chương trình tài năng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ thực hành...