Sinh viên dễ sập bẫy môi giới giúp việc theo giờ
Nhiều người sử dụng mạng xã hội để thu phí môi giới giúp sinh viên muốn đi giúp việc theo giờ. Tuy nhiên, do mất cảnh giác, nhiều bạn trẻ đã sập bẫy.
Văn phòng kiêm… phòng trọ
N. T. Y. (năm thứ tư, khoa Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội) muốn kiếm một công việc làm thêm là đi giúp việc theo giờ.
Sau khi theo dõi trên mạng xã hội, Y. gọi điện cho chị L. – admin một trang để thỏa thuận về việc nhận giúp việc cho một gia đình ở Cầu Giấy. Chị L. yêu cầu Y. đến đường Phạm Ngọc Thạch để nộp hồ sơ (gồm bản photo CMND và thẻ sinh viên) và đóng 200.000 đồng phí môi giới, trước khi nhận việc.
Hình ảnh mang tính minh họa.
Y. kể: “Địa điểm chị ấy hẹn mình nằm trên tầng 5 của một ngôi nhà. Đó không phải là văn phòng mà chắc là nơi chị ấy thuê trọ để ở vì mình thấy cả giường, tủ, quần áo… Sau khi nộp tiền, chị ấy dặn dò một vài trách nhiệm của mình như là phải thật thà, chăm chỉ…
Tuy nhiên, chị ấy không nói gì đến trách nhiệm của bên thuê, nếu xảy ra sự cố thì hai bên sẽ giải quyết ra sao… Rồi chị ấy bảo mình cứ về chờ, khi liên lạc được với chủ nhà, chị ấy sẽ chủ động điện thoại để mình tới nhận việc”.
Một tuần, rồi hai tuần, Y. ngóng chờ nhưng không hề nhận được bất kỳ cú điện thoại nào từ phía chị L.. Sốt ruột, Y. một vài lần điện thoại thúc giục nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Chị vẫn chưa liên hệ được với chủ nhà. Em cứ bình tĩnh chờ đợi. Khi có việc, chị sẽ gọi em ngay”.
Video đang HOT
Trang mạng này vẫn liên tục đăng tải công việc mới, thấy một công việc khá ưng ý, Y. lại gọi cho chị L. và bày tỏ mong muốn được làm ngay, với công việc này, thay vì tiếp tục chờ đợi. Chị L. đồng ý và hứa sẽ giới thiệu việc đó cho Y.
Lần này, đã có chút nghi ngờ, Y. nhờ một người bạn gọi điện cho chị L., xin nhận công việc mà chị này vừa hứa giao cho Y.. Thật đúng như dự cảm của Y., chị L. thông báo công việc này vẫn còn trống và vẫn áp dụng chiêu cũ: Hẹn bạn của Y. tới nhà để nộp hồ sơ và… tiền. “Đến lúc ấy thì mình có thể khẳng định chắc chắn rằng, chị ta là kẻ lừa đảo”, Y. nói.
Không muốn mất số tiền đã đóng, Y. nhiều lần tìm cách gặp chị L. Y. nhớ lại: “Lần thứ nhất, mình đến vào Chủ Nhật nhưng chị ấy nói không có ở nhà. Lần thứ hai, mình đến vào thứ Bảy (thông thường thường chị ấy vẫn làm việc vào thứ Bảy) nhưng chị ấy vẫn bảo không có nhà.
Lúc đó, mình thấy cửa không khóa ngoài, chỉ chốt phía trong, bên ngoài vẫn còn giày dép nên mình đoán là chị ấy thực ra có nhà, chỉ không muốn gặp mình”. Biết khó có thể đòi lại số tiền đã đóng, Y. ngậm ngùi quay về, viết bình luận vào một số bài đăng của trang này, khuyên các sinh viên nâng cao cảnh giác. Thế nhưng, các bình luận này của Y. đều bị xóa ngay lập tức.
Tính toán kỹ nhưng vẫn sập bẫy
N. T. H. P. (năm thứ nhất, khoa kinh tế, ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) cũng chịu chung tình cảnh mất trắng khoản phí môi giới. P. cho biết, bạn là người kỹ tính, cẩn thận nên sau khi tìm hiểu khá nhiều trang mạng môi giới giúp việc theo giờ, P. mới gọi điện cho một trang có đăng khá nhiều phản hồi tích cực của sinh viên.
P. được chủ trang này hẹn ra chỗ đài phun nước trước cổng Royal City (đường Nguyễn Trãi, Hà Nội) để nộp hồ sơ và đóng phí. Hôm đó, ngoài P. thì còn có thêm vài bạn sinh viên khác. “Lúc đầu, thấy địa điểm giao dịch là nơi công cộng, mình đã hơi nghi ngờ. Thế nhưng, nghĩ đến những phản hồi tốt của các bạn sinh viên trên mạng, mình lại thấy yên tâm. Lẽ ra, gặp được chủ nhà thì mới nộp tiền, đằng này, mình nôn nóng quá nên đã nhanh chóng nộp hồ sơ và 200.000 đồng”, P. kể.
Kể từ đó, đã được hơn một tháng nhưng P. vẫn chưa được admin kia giới thiệu việc, thậm chí, ngay cả một cuộc điện thoại để giải thích với P. về lý do công việc chậm trễ cũng không có.
P. bức xúc: “Mình chọn giúp việc theo giờ để làm thêm vì nghĩ rằng, đó là công việc cần sức lao động đúng nghĩa chứ không mơ hồ, phi lý kiểu “dễ làm, tốn ít thời gian, lương lại cao”, do vậy, ít có khả năng bị lừa. Ai ngờ, đã cẩn thận vậy mà vẫn bị “sập bẫy” kẻ gian. Tiền mất, mình cũng mất luôn lòng tin với các “fanpage” dạng này”.
Theo Hồng Giang/Báo Sinh Viên Việt Nam
Lời khuyên dành cho sinh viên vừa học vừa làm
Nếu bạn muốn thành công trong công việc của bạn trong và ngoài nhà trường, hãy làm theo những lời khuyên đơn giản.
Cân bằng công việc và học là một cuộc đấu tranh mà rất nhiều sinh viên đã quen thuộc. Bạn đã rất cố gắng để có được công việc với những khoản thu nhập đầu tiên nhưng lại không đủ thời gian để học tập và hoàn thành bài vở trên lớp? Nếu bạn muốn thành công trong công việc của bạn trong và ngoài nhà trường, hãy làm theo những lời khuyên đơn giản.
1. Ghi nhớ: Học tập là ưu tiên số 1
Trước khi bạn bắt đầu vạch ra chiến lược để cân bằng công việc và lịch học, bạn cần phải nhận thức và khẳng định những ưu tiên của bạn. Đó là việc học, điều đó luôn luôn đúng. Quãng thời gian học tập ở trường đại học là quãng thời gian quý giá để bạn bổ sung, trau dồi và tích lũy kiến thức. Nếu bạn phải lựa chọn công việc làm thêm và việc học, hãy chọn việc học tập ở nhà trường là ưu tiên số 1. Việc học tập ở nhà trường của bạn sẽ xác định tương lai lâu dài cho bạn, trong khi tiền kiếm được từ những công việc chỉ mang cho bạn những đồng lương ít ỏi.
2. Nói chuyện với nhà quản lý của bạn
Làm thế nào người quản lý của bạn sẽ hiểu rằng việc học ở trường luôn luôn là ưu tiên với một sinh viên? Trừ khi bạn nói với họ. Khi bạn được nhận vào làm, ông chủ của bạn sẽ nói rằng bạn luôn phải đặt công việc lên hàng đầu. Nhưng khi bạn trò chuyện và thiết lập sự hiểu biết giữa hai bên, bạn có thể xây dựng một lịch trình học tập - làm việc có lợi cho cả đôi bên để có thể trở thành một sinh viên thành công.
3. Nói chuyện với giáo viên của bạn
Giáo viên thường có sự nhạy cảm và khoan dung hơn những người làm công việc khác. Ngay cả những giáo viên nghiêm khắc nhất cũng không muốn làm bạn tổn thương. Nếu bạn vì việc làm thêm mà thường xuyên cúp tiết, chắc chắn chẳng giáo viên nào có thể tha thứ. Giáo viên hiểu rằng bạn có cuộc sống bên ngoài trường học. Vì vậy, hãy nói chuyện với thầy cô để nhận thêm một vài lời khuyên và kinh nghiệm trong quá trình đi làm những công việc đó.
4. Làm việc ở một nơi bạn có thể đa-zi-năng
Nếu bạn làm việc tại một nhà hàng bạn đồ ăn nhanh bận rộn hoặc cửa hàng bán quần áo, bạn sẽ không có một giây ngừng nghỉ để làm những việc khác. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn công việc thu ngân trong một cửa hàng nhỏ, trong thời gian vắng khách, bạn có thể đọc sách hoặc xem qua bài vở. Điều này tạo một nét tích cực trong công việc học tập và rèn luyện của bạn. Hãy chắc chắn rằng người quản lý của bạn đồng ý để bạn làm việc khác trong thời gian vắng khách.
5. Lập kế hoạch và thực hiện từng việc một
Nếu bạn vừa đi học vừa đi làm, bạn sẽ phải hoàn thành đồng thời rất nhiều nhiệm vụ. Vì vậy, không có thời gian để bạn lần lữa và trì hoãn. Hãy tự lập kế hoạch để hoàn thành các nhiệm vụ trong công việc lẫn học tập và tự đặt deadline cho mình. Ghi nhớ, đừng làm song song hai việc cùng một lúc vì bạn sẽ không thể hoàn thành tốt. Hãy cố gắng hoàn thành đúng deadline và làm từng việc một nếu không bạn sẽ buộc phải từ bỏ một trong hai công việc vì không chịu được áp lực.
6. Làm việc chăm chỉ, thậm chí cả cuối tuần
Nếu là một sinh viên bình thường, những ngày cuối tuần sẽ là thời gian để xả hơi, thư giãn, đi chơi với bạn bè. Nhưng nếu bạn đồng thời là một nhân viên cho một công việc làm thêm, hãy cố gắng làm việc chăm chỉ vào cuối tuần để làm giảm áp lực trong những ngày bạn phải đi học trong tuần. Thời gian làm việc vào cuối tuần sẽ không xung đột với việc học của bạn, vì vậy bạn có thể tập trung để làm tốt hơn.
7. Hãy thư giãn và giữ gìn sức khỏe
Với bất kỳ tình huống căng thẳng, cách duy nhất để giải quyết là hãy thư giãn, làm từng công việc một, tránh ôm đồm và giữa gìn sức khỏe. Hãy dành ít nhất 1-2 tiếng trong tuần để làm những việc không liên quan đến việc học tập cũng như việc làm thêm của bạn. Làm điều gì đó bạn yêu thích hoặc không làm gì cả. Hãy nhớ rằng, bạn còn trẻ và bạn cần thư giãn nhiều hơn bạn cần căng thẳng.
Theo Trí thức trẻ
7 cách thưởng thức mùa hè của sinh viên Một năm học đầy khó khăn và thử thách đã trôi qua, đây là thời gian để bạn xả hơi và tận hưởng một mùa hè đậm chất sinh viên. Hãy tận dụng mùa hè để có được những bước đệm cho năm học sắp tới. 1. Đi đến thăm các trường đại học Không quan trọng rằng bạn là sinh viên năm...