Sinh viên đang lười hỏi và phát biểu
“Give me more questions, please” – Lời đề nghị của thầy James Rhodes (giảng viên khoa tiếng Anh – Học viện Báo chí & Tuyên truyền) giống như nài xin để lại nhiều ám ảnh.
Là do không biết hay “ bệnh ngôi sao”?
Thuật ngữ “bệnh ngôi sao” đã được các giáo viên ở 1 trường THCS chuyên sáng tạo ra để chỉ những học sinh trong 1 lớp chọn của họ, đa phần đều là các học sinh có học lực giỏi và có kiến thức khá chắc. Khi giáo viên nêu câu hỏi, tất cả trong số học sinh đều biết câu trả lời, tuy nhiên, họ đều ngồi im và không giơ tay, khiến cho các giáo viên rất tức giận. Tuy nhiên để có thể mắc “bệnh ngôi sao” được, thì ắt hẳn nhiều sinh viên không thể có kiến thức chắc như vậy, bởi kiến thức ở chương trình đại học thường là rất nặng, trừu tượng và khó hiểu.
Chuyện sinh viên ở trong lớp ngồi im, chép bài, hay 1 số thì nói chuyện, ăn quà, sử dụng điện thoại đã và đang trở thành hiện tượng phổ biến ở các trường đại học. Khi được hỏi, “Rất nhiều sinh viên Việt Nam sẽ ngồi im, khoanh tay và cúi mặt” – thầy James nói. Khi thầy cô giảng, thì họ nói chuyện, khi được hỏi, thì cúi mặt và im lặng, sợ thầy cô nhìn vào mình. “Sinh viên lớp mình nếu học lớp lý thuyết thì có nửa lớp phía trên thì còn học và ghi chép bài, nếu phát biểu thì quanh quẩn 3, 4 người, ở dưới đa phần là nói chuyện với điện thoại, còn lớp thảo luận thì chủ yếu là ngồi im.” – An Trang, sinh viên năm 3 của trường đại học Luật Hà Nội chia sẻ.
Tán đồng với ý kiến đó Th – sinh viên trường CĐ KTKTCN cũng nói: “Ở lớp tớ thì sinh viên chủ yếu nằm ngủ, ăn quà hoặc nói chuyện.” Chính vì quá ” bận rộn” cho các việc cá nhân nên dẫn đến chuyện không nghe giảng, đến khi hỏi thì không trả lời là chuyện dễ hiểu.
Về nguyên nhân chủ quan, là do sinh viên Việt Nam có kỹ năng mềm chưa thực sự tốt và chưa đủ tự tin, họ e sợ và ngại nói trước đám đông, 1 số sợ nếu nói sai sẽ bị chê cười. Hơn nữa tâm lý số đông vẫn ám ảnh nhiều sinh viên, khi nhìn cả lớp im lặng, không hỏi và phát biểu thì họ cũng làm theo dẫn đến không khí lớp luôn trầm lắng, mất tập trung, không tạo được hứng thú cho giảng viên khi giảng dạy.
Nói về nguyên nhân khách quan, thầy Nguyễn Thành Long – giảng viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền cũng thẳng thắn nhìn nhận: “1 số giảng viên cũng chưa tìm được phương pháp để khơi gợi cho sinh viên tham gia vào bài học 1 cách hăng say bằng việc ra các câu hỏi tình huống, câu hỏi có vấn đề kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của sinh viên.”
Thêm vào đó, hiện nay ở nhiều trường, không có quy định thưởng điểm cho các sinh viên hăng hái phát biểu hay số điểm được cộng quá nhỏ chưa đủ để khuyến khích tinh thần hăng say học tập của sinh viên.
Đã có những sinh viên hăng hái hỏi và phát biểu
Đứng trước thực trạng sinh viên ngày càng thụ động và lười suy nghĩ trong học tập, 1 số trường đại học đã đưa ra các phương pháp dạy mới để khuyến khích cách học lấy sinh viên làm trung tâm đã được áp dụng thành công từ lâu ở các nước phát triển.
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là cơ sở đầu tiên áp dụng phương pháp dạy học mới. Sinh viên sẽ được phát và tìm hiểu trước bài giảng dưới dạng Powerpoint, đến khi lên lớp, họ và giảng viên sẽ cùng nhau tìm hiểu, thảo luận, và giảng viên sẽ giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên.
“Phương pháp giảng dạy mới này thực sự đã tạo nên nhiều thay đổi, sinh viên của khoa mình hỏi và phát biểu nhiều đến mức giảng viên phải ở lại sau khi hết giờ để giảng bài và giải đáp các thắc mắc” – Quang Tuấn, sinh viên năm 4 Đại học Bách Khoa Hà Nội nhận xét.
Phương pháp dạy khuyến khích sinh viên phát biểu bằng cách cộng điểm của nhiều giảng viên trường Đại học Thăng Long cũng tạo nên nhiều chuyển biến tích cực. “Nhiều thầy cô nói ngay từ đầu tiên là cộng điểm để khuyến khích sinh viên nên 80% là tính ỷ lại hay ngại ngùng biến mất, cả lớp sôi nổi hẳn, có bạn không hẳn vì điểm cộng mà thấy bạn bè mình hăng hái nên cũng sôi nổi, hăng hái tham gia cùng tập thể” – Kim Tuyến, sinh viên năm 3 trường Đại học Thăng Long chia sẻ.
Tham gia các lớp học về kỹ năng mềm cũng giúp các sinh viên cải thiện đáng kể sự tự tin, bản lĩnh trước đám đông cũng là 1 lời gợi ý không tồi.
Lợi ích của việc hăng hái hỏi, thảo luận và phát biểu thì ắt hẳn ai cũng hiểu và biết đến. Và môi trường đại học là môi trường tuyệt vời dành cho những ai có biết tự ý thức, nỗ lực và khẳng định bản thân mình.
Theo TTVN
Những điều cần biết về tuyển sinh lớp 10 THPT ở Hà Nội
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, vào ngày 14/5 tới, HS bắt đầu nộp "Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2012-2013". Theo quy định, HS tốt nghiệp THCS năm 2011-2012 tại các cơ sở giáo dục của Hà Nội thì nộp hồ sơ dự tuyển tại trường mình đang học.
Học sinh (HS) có hộ khẩu trường trú (HKTT) hoặc bố, mẹ có HKTT ở Hà Nội tốt nghiệp THCS năm 2011-2012 tại các tỉnh, thành phố khác thí sinh tự do nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại phòng GD-ĐT nơi HS hoặc bố, mẹ HS đăng ký HKTT.
Video đang HOT
Đối với những HS tốt nghiệp THCS năm 2011-2012 tại các tỉnh thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra có đủ điều kiện (xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt lớp 9 năm học 2010-2011 và đạt giải chính thức trong kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh từ giải Ba trở lên - PV) được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên hoặc lớp không chuyên của Trường THPT Chu Văn An, nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại phòng GD-ĐT Cầu Giấy.
Học sinh Hà Nội trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2011-2012.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, độ tuổi của HS vào học lớp 10 là 15 tuổi, trừ một số trường hợp đặc biệt sau: HS đã được học vượt lớp ở các cấp học trước hoặc HS vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp THCS HS là người dân tộc thiểu số, HS khuyết tật, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, HS ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với quy định.
HS được phép đăng ký 2 NV vào trường công lập
HS được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào lớp 10 không chuyên và lớp 10 chuyên. Cụ thể, đối với lớp 10 không chuyên, mỗi HS được đăng ký NV dự tuyển vào 2 trường THPT công lập kể cả lớp 10 không chuyên của Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây, xếp theo thứ tự ưu tiên là NV1 và NV2.
Hai NV phải trong cùng một khu vực tuyển sinh trừ 2 trường hợp sau: Một trong hai nguyện vọng là dự tuyển vào lớp 10 không chuyên Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT Sơn Tây HS đăng ký học Tiếng Pháp, Tiếng Nhật tại các trường THPT có dạy Tiếng Pháp, Tiếng Nhật.
HS có đủ điều kiện dự tuyển được đăng ký dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập, không phân biệt KVTS. HS muốn được tuyển vào trường THPT ngoài công lập phải tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngày 21/6.
Đối với những HS không đủ điều kiện dự tuyển vào trường THPT công lập hoặc chỉ có NV dự tuyển vào trường THPT ngoài công lập phải ghi chữ in hoa "NCL" vào mục NV2, ghi tên một trường THPT công lập vào mục NV1 trong Phiếu dự tuyển và dự thi tại Hội đồng coi thi của trường đó để có ĐXT vào lớp 10 trường THPT ngoài công lập, ĐXT của HS chỉ có giá trị xét tuyển vào trường THPT ngoài công lập, không được xét vào bất cứ một trường THPT công lập nào.
HS muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có điểm xét tuyển (ĐXT) cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm. HS đã trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Khi hạ điểm chuẩn nhà trường chỉ nhận HS đăng ký NV1, không nhận HS đăng ký NV2.
Đối với lớp 10 chuyên, khi đăng ký NV dự tuyển, HS phải căn cứ vào khả năng học tập, số lớp chuyên và lịch thi các môn chuyên. HS được chọn tối đa hai trong bốn trường sau: THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây để đăng ký dự tuyển.
Trong mỗi buổi thi (sáng hoặc chiều) ngày 23/6/2012, HS chỉ được chọn 1 môn chuyên để dự thi. Nếu HS đăng ký NV dự tuyển vào cùng một môn chuyên tại hai trường thì phải đăng ký trường NV1 và trường NV2. Trường hợp HS chỉ có NV vào môn chuyên của một trường hoặc môn chuyên đã chọn chỉ có ở một trường thì đó là trường NV1. HS muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,0 điểm.
Toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh (KVTS), HS (đúng độ tuổi, đủ điều kiện) có HKTT hoặc bố, mẹ có HKTT ở KVTS nào được đăng ký NV dự tuyển vào hai trường THPT công lập của KVTS đó. Các KVTS được phân bố như sau: - KVTS 1: gồm các quận Ba Đình, Tây Hồ KVTS 2: gồm các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng KVTS 3: gồm các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy KVTS 4: gồm quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì KVTS 5: gồm quận Long Biên, huyện Gia Lâm KVTS 6: gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh KVTS 7: gồm các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng KVTS 8: gồm huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì KVTS 9: gồm các huyện Thạch Thất, Quốc Oai KVTS 10: gồm quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ, huyện Thanh Oai KVTS 11: gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên KVTS 12: gồm các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, vào ngày 26/5, Sở sẽ công bố công khai số lượng HS đăng ký dự tuyển vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT. HS muốn thay đổi NV dự tuyển nộp đơn tại các phòng GD-ĐT trong hai ngày 28 và 29/5. Tuy nhiên, HS chỉ được thay đổi NV dự tuyển giữa các trường trong KVTS đã ĐK không được thay đổi NV dự tuyển vào các lớp, trường chuyên.
Kết hợp thi tuyển và xét tuyển
Giống như mọi năm, trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT hệ không chuyên năm nay, Hà Nội tiếp tục thực hiện phương thức "Kết hợp thi tuyển với xét tuyển". Căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện của HS ở cấp THCS và HS phải dự thi đủ hai môn Ngữ văn và Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngày 21/6/2012 để có ĐXT vào lớp 10 THPT. Khi xét trúng tuyển lấy lần lượt theo thứ tự điểm xét tuyển từ cao nhất trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao cho từng trường. Phương thức tính ĐXT như sau: ĐXT = Điểm THCS Điểm thi (đã tính hệ số 2) Điểm cộng thêm.
Trong đó, điểm THCS là tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập của 4 năm học cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học ở cấp THCS của HS được tính cụ thể như sau: Hạnh kiểm tốt và học lực giỏi: 5,0 điểm Hạnh kiểm khá và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá: 4,5 điểm Hạnh kiểm khá và học lực khá: 4,0 điểm Hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình: 3,5 điểm Hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 3,0 điểmTrường hợp còn lại: 2,5 điểm.
Điểm thi là tổng điểm hai bài thi Ngữ văn và Toán chấm theo thang điểm từ 0 đến 10, điểm lẻ đến 0,25. Chỉ đưa vào diện xét tuyển những HS không có bài thi nào bị điểm 0. Điểm cộng thêm là điểm dành cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích. Tổng điểm cộng thêm không quá 6 điểm.
Thí sinh đăng ký vào lớp 10 THPT không chuyên làm bài thi hai môn Ngữ văn, Toán ngày 21/6. TS đăng ký vào lớp 10 THPT chuyên sẽ tiếp tục thi môn Ngoại ngữ vào sáng ngày 22/6 và thi môn chuyên vào ngày 23/6. Đề thi dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành, chủ yếu thuộc chương trình lớp 9.
Đối với môn Ngoại ngữ thi sáng ngày 21/6, thí sinh sẽ thi bằng Ngoại ngữ đã được học ở cấp THCS (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật). TS dự tuyển vào lớp chuyên Tin học sẽ làm bài thi môn Toán (cùng đề thi với TS dự thi vào môn chuyên Toán). Thí sinh dự tuyển vào lớp chuyên Tiếng Pháp (của Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ), chuyên Tiếng Nga, chuyên Tiếng Trung sẽ làm bài thi môn chuyên là môn Ngoại ngữ đã học ở cấp THCS (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật).
Lịch thi vào lớp 10 THPT năm 2012-2013 ở Hà Nội cụ thể như sau:
Ngày
Buổi
Môn thi
Thời gian làm bài
Giờ bắt đầu làm bài
21/6/2011
Sáng
Ngữ văn
120 phút
8 giờ 00
Chiều
Toán
120 phút
14 giờ 30
22/6/2011
Sáng
Ngoại ngữ
120 phút
8 giờ 00
23/6/2011
Thi các môn chuyên
Sáng
Ngữ văn, Toán,
Tin học, Sinh học
150 phút
8 giờ 00
Tiếng Pháp,
Tiếng Nhật
120 phút
8 giờ 00
Chiều
Vật lý, Lịch sử, Địa lý.
150 phút
14 giờ 30
Hoá học, Tiếng Anh
120 phút
14 giờ 30
Quy định về điểm cộng ưu tiên, khuyến khích Điểm cộng thêm dành cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên như sau: Cộng 3,0 điểm cho một trong các đối tượng: con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên con những người được hưởng chế độ như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên Cộng 2,0 điểm cho một trong các đối tượng: con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng con thương binh, bệnh binh và con của người được hưởng chế độ như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động dưới 81% người dân tộc thiểu số đang sinh sống, học tập tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Cộng 1,0 điểm cho một trong các đối tượng: người dân tộc thiểu số không sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Chính sách khuyến khích cho các đối tượng đạt giải cá nhân trong các kỳ thi ở năm học cuối cấp được tính theo nguyên tắc: Cộng 2,0 điểm cho HS đạt giải trong các kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức thi giữa các nước trong khu vực và thi quốc tế đạt giải nhất (huy chương vàng) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức. Cộng 1,5 điểm cho HS đạt giải nhì (huy chương bạc) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức cho HS được xếp loại giỏi ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD-ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD-ĐT. Cộng 1,0 điểm cho HS đạt giải ba (huy chương đồng) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức cho HS được xếp loại khá ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD-ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD-ĐT Cộng 0,5 điểm cho HS được xếp loại trung bình ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD-ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Tiếp tục nghĩ và bàn về giáo dục Trước nhiều vấn đề còn tồn tại của ngành giáo dục, việc cần quan tâm đầu tiên là chấn chỉnh đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, chọn lọc và bổ nhiệm những người thật sự có năng lực chuyên môn và quản lý, có tư cách đạo đức tốt... Đỗ Huyền Trinh: Tôi rất bận, nhưng ngày nào tôi cũng quan...