Sinh viên đang đi học muộn như một thói quen
Đổ lỗi cho việc tắc đường, hỏng xe, đau chân, giảng viên không điểm danh… thành lý do chính khiến nhiều sinh viên “ngại” đến trường đúng giờ.
Hơn một tháng kể từ ngày chính thức bắt đầu quay trở lại với việc học tập sau thời gian nghỉ hè, các sinh viên dường như đã bắt kịp và dần quen với lịch trình học tập và hoạt động của mình. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm này khi thời tiết chưa chuyển lạnh, đã có rất nhiều sinh viên đi học muộn “như một thói quen” .
Đi muộn vì “không ai đi sớm”
Đây là câu cửa miệng của rất nhiều bạn sinh viên khi giờ bắt đầu vào tiết 1 của hầu hết các trường đại học đều là 7h. Tuy nhiên, hầu hết vào lúc 7h10 tại một số trườngđại học trên địa bàn Hà Nội thì đây mới là thời điểm bắt đầu bước vào cổng trườngđại học của rất nhiều sinh viên. Trả lời câu hỏi của về hiện tượng sinh viên đi học muộn trong các trường đại học, bạn H – Đại học Giao thông Vận tải vô tư chia sẻ: “Các sinh viên trường mình thường thì ¼ là đúng giờ, số còn lại là đi muộn.”
Tán đồng với ý kiến đó T.H – sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp thêm vào: “Hầu hết các sinh viên trường mình đều đi muộn, chỉ có những người chăm chỉ hoặc nhà xa thì mới đến sớm thôi.”
Anh L, cựu sinh viênĐại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết: “Khoảng 1 nửasinh viên Bách khoa đi học muộn, đây là tỷ lệ cao nhất, và sẽ giảm đi nếu thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông”.
Do đâu?
Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi học muộn của hầu hết sinh viêntrên các giảng đường đại học thì phần nhiều các bạn đều nhận ra rằng là do ý thức của hầu hết các sinh viên. Nhiều bạn thức khuya chơi game, xem phim, đi chơi… dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải, không thể dậy để đi học sớm vào sáng mai. Số còn lại đổ lỗi cho việc tắc đường, hỏng xe, đau chân, giảng viên không điểm danh…
Thêm vào đó, một số các giảng viên cũng lên lớp muộn dẫn đến tình trạng, các sinh viên đến sớm hoặc đúng giờ sẽ phải chờ đợi rất lâu gây ra tâm lý chán nản khi đi học đúng giờ.
L, sinh viên Cao đẳng Kinh tế TP HCM một điển hình về chuyện đi học muộn ngại ngùng chia sẻ: “Thực ra là vì đi học muộn quen rồi, với cả giảng viên cũng dễ, hoặc là không điểm danh, hoặc nếu muộn vài phút thầy vẫn cho vào nên mình vẫn tiếp tục.”
Trong khi nhà trường chưa có nhiều biện pháp mạnh tay với các sinh viên đi học muộn như phạt điểm, không điểm danh, hay đơn giản là đóng cổng trường khi đến giờ vào tiết 1 thì tình trạng học sinh đi học muộn sẽ kéo dài và hứa hẹn còn tiếp diễn trong những ngày đông giá rét sắp tới.
Phải chăng phần nhiều do ý thức của sinh viên kết hợp với sự quản lý lỏng lẻo của các trường đại học dẫn đến tình trạng “giờ cao su” vẫn còn tồn tại như một vấn đề cố hữu và vẫn còn tiếp diễn trong rất nhiều các trường đại học?
Trả lời chúng tôi về thực trạng đi học muộn của phần nhiều các sinh viên, thầy Nguyễn Thành Long, giảng viên học viện Báo Chí & Tuyên Truyền cho biết: “Đi học muộn là một vấn đề cố hữu của sinh viên chúng ta hiện nay, một phần do ý thức của một bộ phận sinh viên thiếu ý thức học tập, một phần do công tác quản lýsinh viên còn lỏng lẻo.”
Để cải thiện vấn đề này, thầy Long nêu thêm: “Các cấp quản lý phải tăng cường công tác giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật lao động của giáo viên cũng như sinh viên, tăng cường kiểm tra, giám sát giờ lên lớp của giảng viên và sinh viên”.
Không phải sinh viên nào cũng đi muộn
Video đang HOT
Tuy nhiên, không phải sinh viên trường nào cũng đi học muộn, có không ít các trường đại học đã thắt chặt giám sát giờ lên lớp của giảng viên, sinh viên như đại học Thăng Long, đại học FPT, đặc biệt đại học FPT TP HCM đã cài máy quét vân tay để kiểm tra giờ lên lớp của sinh viên cũng như giờ giảng dạy của gỉang viên. Đây xem ra là một giải pháp thiết thực và cụ thể dành cho nhiều trường đại học.
Theo TTVN
Điểm danh những "ngộ nhận cố tình" của Giáo dục VN
Dẫn ý kiến của một nhà chuyên môn Mỹ phân tích thực trạng ngành GDVN hiện nay, bạn đọc Nguyễn Hữu Tâm (Bà Rịa-Vũng Tàu) lý giải sâu hơn về những "ngộ nhận" của nền GDVN trong nỗ lực vẫy vùng để cải cách, nâng cao chất lượng.
GS Thomas J.Vallely
Tháng 11/2008, trong khuôn khổ chương trình Bồi dưỡng lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đoàn tham quan và học tập kinh nghiệm các trường đại học, cao đẳng ở Hoa Kỳ do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã đến thăm Đại học Harvard. Đoàn được trường tiếp đón và báo cáo một chuyên đề nghiên cứu về hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
Người báo cáo là GS Thomas J.Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Namcủa Đại học Harvard. Ông chỉ ra rằng: sở dĩ nền giáo dục Việt Nam hiện nay còn gắng gượng, chưa sụp đổ (chữ dùng của GS) là do các yếu tố:
Một là sự bùng nổ internet ở Việt Nam trong những năm gần đây. Sở dĩ GS có kết luận trên là do nhà trường phỏng vấn thí sinh Việt Namđăng ký vào Đại học Harvard. Các thí sinh nói đã khai thác được kho tàng internet để tìm kiếm thông tin và học tập tốt. Trong nhóm được phỏng vấn, chỉ có khoảng 1% hạn chế về vấn đề này.
Hai là nhờ truyền thống hiếu học. Có thể nói, xã hội Việt Nam là một xã hội hiếu học và đặt giá trị của giáo dục rất thiêng liêng. Các bậc phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho việc học tập của con cái mình về cả về vật chất lẫn tinh thần.
Ba là kỳ thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam được tổ chức khá nghiêm túc. Và do vậy,Việt Nam hầu như tuyển được những người có thực lực.
Tuy nhiên, GS cũng chỉ ra những "ngộ nhận" của nền giáo dục Việt Namtrong nỗ lực vẫy vùng để cải cách, nâng cao chất lượng. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn lý giải sâu hơn về các ngộ nhận do GS chỉ ra.
1. Cứ đạt chuẩn là... có chất lượng:
Sản phẩm hàng hóa trước khi tung ra thị trường trong và ngoài nước bao giờ cũng qua khâu kiểm định chất lượng một cách rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Các chỉ số về chất lượng của hàng hóa làm nên thương hiệu của sản phẩm. Người kiểm định chất lượng không phải là nhà sản xuất, mà là một cơ quan độc lập. Thế là thuật ngữ "đạt chuẩn" ra đời. Thuật ngữ này dần lấn sân sang lãnh vực khác, đặc biệt là Giáo dục.
Trường đạt chuẩn Quốc gia, chuẩn ISO, chuẩn Quốc tế, rồi chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên, chuẩn học sinh, chuẩn lên lớp, chuẩn kiến thức kỹ năng...Muôn vàn cái chuẩn đang hàng ngày, hàng giờ sinh sôi, nảy nở trong từng tế bào, thớ thịt của cơ thể Giáo dục. Chúng hành hạ, làm hao tổn sức lực con người, gây lãng phí tiền của Nhà nước.
Mỗi một "chuẩn" được học tập từ nước ngoài về được các chiến lược gia giáo dục nhào nặn lại cho phù hợp với thể trạng con người, phù hợp với vùng miền, phù hợp với tình hình đất nước...nói chung là phù hợp với nền giáo dục truyền thống của dân tộc. Thế là Thông tư này, Chỉ thị kia, Quyết định nọ được thay nhau...Sau đó là một đội ngũ giáo viên khăn gói lên đường tập huấn. Từ nay có chuẩn rồi nhé! Cứ thế mà làm.
Hành trình "đi tìm Chuẩn" trong giáo dục đơn giản chỉ là thế. Sự giản đơn để làm dễ hiểu một vấn đề phức tạp trong học thuật là năng khiếu của sự truyền đạt. Tuy nhiên, đơn giản hóa một cách làm để mong có kết quả tốt đối với vấn đề hệ trọng của đất nước, thì tôi e là thật... lâm nguy. Chuẩn mà giáo dục đang áp dụng tràn lan là một liệu pháp tinh thần, nhằm trấn an dư luận về tình trạng xuống dốc của giáo dục nước nhà mà thôi. Chứ thực tế là nó càng làm cho bức tranh của ngành đã rối lại càng rối.
Thực tế các tiêu chuẩn mà chúng ta học tập được từ nước ngoài là nguồn tư liệu quý giá mang tính định hướng. Ở đất nước bạn, đơn vị đứng ra để đo đạc các tiêu chí đó là cơ quan kiểm định chất lượng độc lập, có uy tín, được xã hội tin tưởng đặt niềm tin. Vì vậy, những kết luận của họ được thừa nhận tuyệt đối. Kết luận của các cơ quan kiểm định khách quan này đối với bất kỳ một cơ sở giáo dục nào, luôn được mọi người quan tâm. Nó có thể là một lời khẳng định thương hiệu, cũng có thể là dự báo cần phải thay đổi, thậm chí người đứng đầu giáo dục phải từ nhiệm.
Còn chúng ta, áp dụng chuẩn hết sức máy móc, đơn điệu, người làm cũng là người kiểm định chất lượng. Chúng ta ngộ nhận tai hại rằng kiểm định chất lượng là liều thuốc có thể chữa bách bệnh mà quên rằng nó chỉ là công cụ, chưa nói công cụ đó phải được giao vào tay ai trong cuộc chiến phân định trắng/đen của chất lượng.
Kết luận về Chuẩn của một cá nhân hay tập thể trong ngành giáo dục là cực kỳ quan trọng. Trường này đạt chuẩn, trường kia chưa đạt, giáo viên này chuẩn, hiệu trưởng kia chỉ loại trung bình...Các kết luận như vậy mặc nhiên và nhan nhản, không tác động mảy may gì đến đối tượng được kết luận. Vì chúng ta chưa có những chế tài thật sự.
Vậy thì nguồn căn của sự thành bại trong áp dụng chuẩn là tính nội tại bên trong, điều này được ví như "tốt gỗ hơn tốt nước sơn", như vẻ đẹp lung linh về tâm hồn. Tại sao chúng ta máy móc cứ chạy theo chuẩn, phải đạt chuẩn, trên chuẩn mà chúng ta không quan tâm đến nỗi hổ thẹn, tính tự chịu trách nhiệm của những người quản lý giáo dục?
Nếu các cơ sở giáo dục nhiệt tình, có trách nhiệm, có tâm, suốt cuộc đời gắn bó và cống hiến cho sự nghiệp mình đã chọn, thì tôi nghĩ việc đạt chuẩn và trên chuẩn là rất bình thường. Vì vậy, việc có chế tài sau khi kiểm định cộng với việc tăng cường hơn nữa tính tự chịu trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ sở giáo dục, theo tôi nghĩ, là then chốt làm nên chất lượng giáo dục.
Còn hiện nay, giữa các cơ sở giáo dục vẫn còn tình trạng "cá mè một lứa". Tình trạng này là vấn nạn âm ỉ, vô hình nhưng có tác dụng ghê gớm làm nản lòng những nhà giáo dục chân chính.
2. Đầu tư nguồn lực vật chất để mong thay đổi chất lượng giáo dục
Để cứu một ngân hàng đang trên bờ vực phá sản, những người có trách nhiệm thường dùng giải pháp "bơm" tiền. Để nâng mức sống cho người dân, nhà nước thường đầu tư chung cư, nhà cho người thu nhập thấp, đường sá, bệnh viện, trường học...Nói chung dùng nguồn lực vật chất để làm đòn bẩy mong tạo ra cái mới có chất lượng hơn.
Đầu tư về vật chất là dễ dàng như cấp nhà cho người nghèo, như hỗ trợ ODA không hoàn lại. Nhưng nếu nghĩ rằng đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường để ngay lập tức chất lượng được nâng lên, theo tôi, là quan điểm quá ngộ nhận của những nhà quản lý của chúng ta hiện nay.
Đã bao giờ chúng ta thử tìm câu trả lời cho những thắc mắc: tại sao những con ngoan trò giỏi, những thủ khoa đại học phần đông là con của người dân lao động, có gia cảnh khó khăn? Cơ sở vật chất của các trường phổ thông ở phía Bắc nhìn chung còn thua xa các trường ở phía Nam, nhưng chất lượng đỗ đại học các trường phía Bắc vẫn hơn hẳn phía Nam? Cả nước có gần cả trăm trường THPT chuyên, được đầu tư cơ sở vật chất rất khang trang và hiện đại...nhưng có tỉnh vẫn thật sự chưa thu hút học sinh vào học, thực tế này nói lên điều gì ?
Đứng trước ngộ nhận tai hại đó, tại " Hội thảo khoa học tri thức thủ đô với việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020" được tổ chức ngày 29/9/2012 tại Hà Nội, PGS. TS Khổng Doãn Điền đã chỉ ra: Giáo dục trong những năm chiến tranh với điều kiện rất khó khăn nhưng một thế hệ học trò vẫn trưởng thành và thành đạt : "Hồi đó dù trường không ra trường, lớp không ra lớp nhưng vì thầy ra thầy nên trò ra trò". Ông Điền còn đề nghị việc đổi mới giáo dục phải nên từ yếu tố con người.
Đúng vậy, chất lượng giáo dục phải xuất phát từ yếu tố con người. Người thầy là quan trọng nhất. Đầu tư cho nguồn lực vật chất, chương trình, sách giáo khoa cho giáo dục là cần thiết nhưng chưa cấp thiết, là điều kiện cần nhưng chưa đủ, chỉ đủ làm nên hình hài chứ chưa làm nên cốt cách tâm hồn. Ngoài ra, việc ngộ nhận này còn xuất phát từ tâm lý của các cấp lãnh đạo muốn xây dựng trường lớn, trường đạt chuẩn...và điều này càng thôi thúc các nhà quản lý nhà nước hơn, khi mà vấn nạn tham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi.
GS Hoàng Xuân Sính phát biểu tại hội thảo Trí thức thủ đô với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam do Liên hiệp Các Hội khoa học Kỹ thuật Hà Nội tổ chức (ảnh: Người Lao động)
3. Muốn có chất lượng phải cải cách từ từ
Giáo sư Thomas J.Vallely cho rằng việc giáo dục Việt Nam chậm đổi mới có nguyên nhân từ một số vị giới chức cấp cao. Ông dẫn ra dẫn chứng khá mỉa mai: "Mỗi lần tôi gặp một quan chức Việt Nam đề cập đến việc cải cách, thì đều nhận được câu trả lời "sẽ cải cách từ từ". Và nếu mỗi lần như vậy cho tôi 1 đô la, thì bây giờ tôi đã là người giàu có..."
Việt Nam không thiếu người am hiểu về Giáo dục, có thể khẳng định như vậy. Tuy nhiên, chúng ta thiếu người biết lắng nghe, điều này là một thực tế. Từ đầu năm 2000 đến nay có rất nhiều kiến nghị, góp ý nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Nhiều ý kiến tâm huyết, kết tinh của quá trình nghiên cứu khoa học không mệt mỏi của các trí giả trong và ngoài nước. Các đề án kiến nghị được soạn thảo rất công phu, mang tính khoa học và thực tiễn cao của các học giả nổi tiếng được gửi đến cơ quan Đảng và Nhà nước như
của Giáo sư Hoàng Tụy và các cộng sự: Đề án "Kiến nghị của hội thảo về chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục".
của trí giả Việt kiều Vũ Quang Việt và cộng sự: Đề án "Sử dụng trí thức Việt kiều để xây dựng giáo dục đại học chất lượng cao tại Việt Nam".
Và hàng loạt những nhà khoa học khác có am tường về Giáo dục Việt Namnhư : Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Phan Đình Diệu, Phạm Phụ, Phạm Toàn..v.v. thay nhau đăng đàn, thuyết giáo.
Đổi lại, các nhà lãnh đạo "vẫn bình chân như vại", "người nói cứ nói và người làm cứ làm", họa hoằn lắm mới có người nhếnh mép "phải thay đổi từ từ".
Và để xoa dịu dư luận về sự xuống cấp của Giáo dục, lâu lâu chúng ta lại "hâm nóng" đề tài này bằng các cuộc hội thảo quy mô, như Hội thảo vừa rồi của trí thức Thủ đô với việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục VN giai đoạn 2012-2020.
Một bức tranh xám màu của giáo dục lại có dịp để vén tấm màn che lên, gây nhức nhói, đau buốt bằng những nhận định của những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục như:
GS Chu Hảo: " Nền giáo dục của chúng ta hiện nay không phải là lạc hậu (đi đúng hướng nhưng đi chậm) mà là lạc đường".
GS Hoàng Xuân Sính "vẽ" cụ thể một bức tranh trải ra trước mắt: Hệ phổ thông với thầy và trò suốt ngày dạy thêm học thêm. Hệ ĐH với những sinh viên chỉ muốn xả hơi sau 12 năm gò lưng trên bàn học, đến mùa thi thì thì "đi thầy" để có bảng điểm tốt. Và một danh sách dài những gia đình chán ngán giáo dục nước nhà, tìm cách cho con ra nước ngoài học...
Có thể nói trong 12 năm từ tiểu học đến hết THPT - giáo dục của Việt Nam chỉ làm được việc dạy kiến thức, còn việc dạy người thì chưa làm được gì. GS Hoàng Tụy khẩn thiết: "Sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc phải có lựa chọn. Hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục ngày càng tụt hậu so với thế giới. Hoặc là cương quyết thay đổi tư duy - thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển" (trích báo Dân trí, ngày 01/10/2012).
Nhưng tôi tin chắc rằng, sau hội thảo vấn đề vẫn... trở lại như cũ. Có chăng là một vài động thái nhỏ, mang tính "cải cách từ từ" lại tiếp diễn,đại loại như: đổi mới chương trình sách giáo khoa, rồi thí điểm, phân luồng mạnh mẽ, tăng đầu tư ngân sách...
4. Cách tuyển chọn và quản lý nhân sự hiện nay
Nếu con người là nhân tố quyết định mọi sự thành bại thì nền Giáo dục đã xác định đúng trọng tâm. Nhưng cách làm của chúng ta hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chẳng hạn, tiêu chuẩn lý lịch gia đình là không thể có chỗ đứng trong khoa học. Hay ông hiệu trưởng mà không có quyền sa thải một cô tạp vụ rót trà thì rất khó nói đến việc nâng cao chất lượng.
Chất lượng chuyên môn là ưu tiên hàng đầu để tuyển chọn con người làm giáo dục, bất kể người đó là người địa phương hay địa phương khác, người đó trong đảng hay ngoài đảng, người đó trong lãnh thổ Việt Nam hay nước ngoài... Miễn cá nhân đó giỏi về chuyên môn, học thuật và am hiểu về tâm sinh lý con người. Khi chúng ta có trong tay những công cụ, "vũ khí" sắc bén nhất, chúng ta mới nghĩ đến mục tiêu chinh phục, nghĩ đến kết quả đạt được, nghĩ đến sản phẩm của ngành giáo dục.
Chúng ta nên nhớ sản phẩm của giáo dục là con người, mà con người trong thời đại hôm nay khác với con người trong quá khứ. Con người - sản phẩm làm ra của bất cứ nền giáo dục nào trên thế giới đều phải là con người toàn cầu (hay "công dân toàn cầu" chữ dùng của ông Lý Quang Diệu)
Thấm nhuần về việc sử dụng con người, GS Thomas J.Vallely cho rằng ViệtNam phải đổi mới nhân sự trong giáo dục mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu không làm điều này, Việt Nam khó có thể đổi mới đạt hiệu quả được. Việt Nam có nhiều nhà khoa học trẻ rất giỏi, họ đã rất thành công trong và ngoài nước. Cần dành chỗ đứng cho nhân sự khoa học. Mặc dù Nhà nước phải đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục, nhưng phải đổi mới về vấn đề này.
Tôi nhớ không nhằm trong Đại hội Đảng gần đây ở Trung Quốc, nước bạn nêu rõ quan điểm về nhân sự ở vị trí Bộ trưởng của các ngành chuyên về công nghệ, về thông tin truyền thông...không nhất thiết là người trong đảng. Một quan điểm rất rõ ràng. Người có trình độ chuyên môn cao cần phải được trọng dụng
Việt Nam những năm gần đây cũng có chuyển mình trong việc tuyển chọn nhân sự cho ngành giáo dục, nhưng tư tưởng sính bằng cấp, người địa phương vẫn còn tồn tại. Thực tế đó dẫn đến việc những người lãnh đạo giáo dục không thực tài, thiếu tầm nhìn. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều hiến kế cách tân giáo dục vẫn chìm vào quên lãng. Giáo dục xuống dốc có nguyên nhân từ sự khủng hoảng một thời gian dài về nhân sự, về cách dùng người trong giáo dục.
Nói tóm lại, các ngộ nhận được GS trường Đại học Harvard nêu ra ở trên rất dễ nhận thấy trong nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên các cơ quan chức năng, những người chịu trách nhiệm vì lý do "tế nhị" nào đó, họ ngụy biện bằng những mỹ từ cố tình che đậy một sự thật...Phải chăng là "lợi ích nhóm" mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra? Nếu đúng vậy, thì những ngộ nhận về chất lượng giáo dục Việt Nam mà chúng ta đang dày công vun đắp là những ngộ nhận mang tính "cố tình"?
Theo Dantri
Những lí do khiến "teen" khoái là sinh viên Mà theo vài lí do, thì làm sinh viên quả thật "sướng" hơn nhiều so với khi còn là học sinh. Rất nhiều teen khi còn đang là học sinh THPT có ước mơ được làm sinh viên bởi vô vàn lí do mà có lẽ các bậc phụ huynh và thầy cô giáo cũng chẳng thể nghĩ ra được. Mà theo những...