Sinh viên đang đăng ký tín chỉ thì web sập và cách xử lý của thầy hiệu trưởng được dân mạng tấm tắc khen ngợi
Thầy Đỗ Tuấn Minh, hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội đã lên tiếng xin lỗi sinh viên trên facebook vì sự cố sập mạng cổng đăng ký môn học của trường xảy ra vào tối 24/11.
Mới đây, thầy Đỗ Tuấn Minh – hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội (ULIS) – đã đăng đàn trên Facebook xin lỗi sinh viên toàn trường ngay sau sự cố “sập web” cổng đăng ký môn xảy ra vào tối 24-11.
Cụ thể, thầy Minh viết: “Tôi muốn gửi lời xin lỗi các em sinh viên ULIS đã không thể đăng ký LMH tối nay. Giá như chúng tôi xử lý vấn đề nhanh hơn!!! Việt Nam thắng nhưng đào tạo ULIS chịu một bàn thua! Hơi buồn!”
Sập cổng đăng ký môn học đã chẳng còn là chuyện quá lạ lùng và luôn là nỗi ác mộng với sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, lời xin lỗi chân thành và kịp thời của thầy hiệu trưởng đã gây ấn tượng và khiến nhiều sinh viên thấy vô cùng ấm áp. Chỉ sau 19 giờ đăng tải, lời xin lỗi của thầy Đỗ Tuấn Minh đã nhận được đến 539 lượt chia sẻ, hơn 200 bình luận và với hơn 1,6 nghìn lượt bày tỏ cảm xúc.
Thầy Đỗ Minh Tuấn, hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội (ULIS)
Vô số sinh viên trường đã vào bài đăng để lại những lời bình luận thể hiện sự lo lắng rằng không đăng ký được có thể sẽ ra trường không đúng hạn. Với số lượng bình luận quá lớn, thầy Tuấn không thể tự mình trả lời hết tất cả thế nhưng lại một lần nữa thể hiện sự tuyệt vời của mình khi để lại bình luận khuyến khích sinh viên trút hết tâm sự tại đây và hứa sẽ mở hội nghị “Diên hồng” để khắc phục những thiếu xót còn tồn tại. Chính nhờ cách cư xử này mà nhiều sinh viên đồng trao tặng thầy Tuấn danh hiệu “ Hiệu trưởng quốc dân”.
Dòng bình luận khuyến khích sinh viên tích cực góp ý của hiệu trưởng trường ULIS
“Tôi sẽ không thể trả lời tất cả các comment của các em tại đây nhưng tôi muốn khuyến khích các em cứ trút vào status này tất cả nỗi bực dọc, thất vọng của các em về vấn đề đăng ký LMH. Sau khi đã nguôi ngoai phần nào thì tôi mong các em viết ở đây những gợi ý, hiến kế của các em để vấn đề được cải thiện. Trong thời gian tới tôi sẽ chủ trì một Hội nghị “Diên Hồng” chỉ bàn về vấn đề này. Những ý kiến đóng góp của các em sẽ rất quan trọng đấy.”, thầy Tuấn chia sẻ.
Video đang HOT
Thầy Đỗ Tuấn Minh cũng chia sẻ rằng khi vấn đề xảy ra, thầy đã ngay lập tức gọi cho đội kỹ thuật của trường:
Gọi cho VNU (Đại học Quốc gia) xin hỗ trợ đi. Chẳng lẽ lại xin lỗi tiếp?
- Em đang liên hệ, anh Dũng không liên hệ được. Em cũng vừa gọi anh Thảo. Anh Hùng đang gọi cho Thịnh, Huy.
- Sao các em không chuẩn bị cho tình huống này? Đã lùi đến 14h ngày hôm sau rồi
- Vì trước đó đã xử lý ổn để đăng ký lại được rồi ạ.
- Thôi đành đợi tiếp vậy!
- (Một lát sau) Em vừa gọi được cho anh Dũng rồi, các anh ấy đang xử lý ở máy chủ. Bạn Thịnh đang trực và hệ thống đang chạy bình thường.
- Đầu tháng 12 bên mình sẽ tổ chức một hội thảo bàn kỹ về việc đăng ký môn học của Sinh viên.
Thầy liên tục comment hỏi han tình hình đăng ký của sinh viên
Hệ thống đăng ký tín chỉ của nhà trường đã chính thức mở lại từ 14h ngày 25-11 và tiếp tục kéo dài cho sinh viên đăng ký đến ngày 2-12.
Thầy Tuấn Minh cho biết: “Thầy sẽ tổ chức một buổi gặp mặt offline với các em sinh viên không đăng ký được đợt này để nghe ý kiến và tìm giải pháp”
Theo saostar
Mô hình ĐH vùng trước bối cảnh tự chủ ĐH: Cấp thiết phải đổi mới quản trị đại học
Tự chủ ĐH được xem là chủ trương lớn có nhiều triển vọng nhằm giúp đổi mới quản trị ĐH theo hướng năng động và hiệu quả theo xu thế của thế giới. Cùng với việc các cơ sở GD ĐH thành viên được trao nhiều quyền tự chủ sẽ kéo theo sự suy giảm vai trò của ĐH vùng nếu không có sự thay đổi trong phương thức quản trị.
Khu vực giới thiệu các sản phẩm công trình nghiên cứu khoa học của SV ĐH Đà Nẵng tại Festival Sáng tạo & Khởi nghiệp Trẻ toàn quốc 2018
Xây dựng lộ trình tự chủ cho các cơ sở GD thành viên
Mô hình ĐH vùng với cơ chế có nhiều lợi thế như tối ưu hóa trong sử dụng và huy động nguồn lực giúp tập trung chuyên môn hóa, có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu, đầu tư được các công trình lớn mà sự đầu tư nhỏ giọt của các trường riêng lẻ khó có thể thực hiện được. Hiện nay, cả nước có 3 ĐH vùng gồm ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng. Những ĐH này đều đã xây dựng lộ trình tự chủ cho các cơ sở GD ĐH thành viên theo những cấp độ phù hợp.
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Linh - Giám đốc ĐH Huế, xác định tự chủ là một xu hướng tất yếu của các trường ĐH. Trong thời gian vừa qua, ĐH Huế đã có nhiều chủ trương, định hướng xây dựng lộ trình và chuẩn bị các điều kiện thực hiện tự chủ ĐH cho các trường ĐH thành viên, đơn vị trực thuộc.
Đã thực hiện phân cấp quản lý mạnh và phù hợp trên các mặt công tác tạo điều kiện tối ưu để các đơn vị xây dựng và thực hiện lộ trình tự chủ ĐH. Theo đó, trong giai đoạn 2018 - 2019, sẽ có 3 trường ĐH thành viên là Trường ĐH Y Dược, Trường ĐH Luật, Trường ĐH Kinh tế thực hiện tự chủ ĐH, các viện nghiên cứu, trung tâm, nhà xuất bản thực hiện tự chủ tài chính hoàn toàn; giai đoạn 2019 - 2020 có 2 trường ĐH thành viên thực hiện tự chủ ĐH là Trường ĐH Nông Lâm, Trường ĐH Ngoại ngữ; các trường còn lại thực hiện tự chủ trong giai đoạn tiếp theo theo cơ chế đặt hàng của Nhà nước.
Cơ sở để Chính phủ giao quyền tự chủ luôn xem xét đến khả năng đa dạng hóa nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, chứ không chỉ đơn thuần là nguồn thu từ học phí. Đây cũng chính là kinh nghiệm tự chủ của các trường ĐH trên thế giới. Do vậy, khi chuyển sang tự chủ ĐH, trường luôn xem hợp tác quốc tế và NCKH là một hướng chủ đạo để tăng cường năng lực tài chính của mình. Nhà trường đã chuẩn bị vấn đề này trong nhiều năm qua thông qua triển khai các dự án quốc tế và các đề tài khoa học trong nước. Nhà trường cũng đã tuyển những nghiên cứu viên để thực hiện các hoạt động nghiên cứu song hành với hoạt động giảng dạy.
PGS.TS Trần Đình Khôi
Trước khi Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai tự chủ, ĐH Đà Nẵng đã triển khai tự chủ theo cấp độ tự chủ giữa ĐH Đà Nẵng với CSGDĐH thành viên theo hướng phân cấp cho các CSGDĐH thành viên trong tổ chức cán bộ, quản lý đào tạo, quản lý ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản. Sau Trường ĐH Kinh tế, theo lộ trình, năm 2018 này, Trường ĐH Bách khoa và ĐH Ngoại ngữ cũng sẽ tiến hành tự chủ ĐH, các cơ sở GD ĐH còn lại của ĐH Đà Nẵng sẽ thực hiện tự chủ trong năm 2020.
PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng chia sẻ về lộ trình để thực hiện tự chủ ĐH của nhà trường: "Chủ trương của Chính phủ khi giao quyền tự chủ là cũng đòi hỏi các cơ sở GD ĐH phải chủ động liên kết với bên ngoài để chuyển giao các kiến thức khoa học vào đời sống thực tiễn".
Nâng tầm ĐH vùng
Theo phân tích của GS.TS Trần Văn Nam - nguyên Giám đốc ĐH Đà Nẵng, với việc trao nhiều quyền tự chủ hơn cho các CSGDĐH thành viên, "cơ quan ĐH vùng trở thành cấp trung gian chuyển giao thông tin lên Bộ chủ quản; vai trò điều hành chiến lược và điều phối hoạt động của ĐH vùng bị giảm sút, tạo nguy cơ làm giảm hiệu quả theo quy mô.
Các quy định liên quan đến mối quan hệ giữa ĐH vùng với các đơn vị thành viên, quan hệ giữa ĐH vùng và Bộ GD&ĐT gây khó khăn trong việc khó huy động và tập trung các nguồn dài hạn vào những mục tiêu phát triển chung mang tính chiến lược của cả ĐH vùng". Trong bối cảnh đó, để ĐH vùng không chỉ là cấp quản lý trung gian thừa thãi trong thời kỳ tự chủ ĐH, buộc mô hình ĐH vùng phải có những thay đổi nhất định và cũng phải thực hiện tự chủ ĐH.
Hiện nay, trong số các trường ĐH đang triển khai tự chủ, chỉ có Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Đà Nẵng là trường ĐH nằm trong ĐH. Theo nguyên tắc của cơ chế tự chủ thì bản thân trường có quyền mạnh hơn cả ĐH Đà Nẵng trong khi trên thực tế vẫn bị ràng buộc bởi là một cơ sở GD ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng. Chính vì vậy, theo GS.TS Trần Văn Nam: "ĐH vùng cần được tự chủ cao hơn để thực hiện vai trò điều phối, quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn lực sử dụng chung. Tự chủ trường ĐH sẽ là điều kiện cần thiết để thực hiện phương thức quản trị ĐH tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh hội nhập".
Theo Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 24/1/2018 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với ĐH Huế, các ĐH vùng gồm ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng sẽ được mở rộng cơ chế hoạt động, tăng tính chủ động trong điều hành quản lý các hoạt động thực hiện lộ trình tự chủ ĐH, được áp dụng cơ chế tương tự như hai ĐH Quốc gia. Thông báo này đã mở ra một thời kỳ phát triển mới đối với các ĐH vùng, đồng thời đòi hỏi cần phải có những biến chuyển cần thiết trong cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức cũng như cách thức quản lý, đảm bảo được sự phát triển của từng thành viên vừa tạo sự thống nhất trong hệ thống.
Hà Nguyên
Theo giaoducthoidai.vn
Cô bé mồ côi không có tiền theo học đại học Lê Thị Thanh Tâm đã trúng tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, ngành tiếng Anh với số điểm 32,21, đúng ngành học mà em mơ ước. Tuy nhiên, hiện cả hai chị em chỉ trông chờ vào tiền lương làm công nhân may của chị Tâm với 3 triệu đồng/tháng. Trong loạt bài về Nghị lực mùa thi, Báo Thanh Niên...