Sinh viên đại học tốp đầu Việt Nam không khác du học sinh trường nổi tiếng?
“Mức chi cho sinh viên ở đại học top đầu Việt Nam chỉ bằng 10 – 15% so với quốc tế. Dù vậy, đầu ra của các trường này khác biệt không nhiều so với sinh viên du học các trường nổi tiếng thế giới…”.
Đây là thông tin đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nêu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội tại Quốc hội sáng 5/11.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Cường phân tích một số chỉ số thể hiện sự đánh giá của quốc tế với Việt Nam để thấy thực tế trình độ phát triển của đất nước hiện tại. Ông nói về chỉ số HDI – chỉ số tổng hợp của 3 chỉ số đầu tư phát triển về giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và thu nhập bình quân đầu người. Cụ thể, HDI của Việt Nam hiện tại là 0,93 – ở mức các nước có trình độ phát triển khá. Theo đó, chỉ còn thiếu 0,07 nữa Việt Nam sẽ bước vào ngưỡng nhóm nước phát triển.
Trong số các chỉ số thành phần của HDI thì thực tế, thu nhập trung bình đầu người của Việt Nam còn rất hạn chế, mới khoảng 3.000 – 4.000 USD/năm. Như vậy, ông Cường nhận định, kết quả HDI khả quan mang lại là từ chỉ số về phát triển giáo dục, y tế.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) hiện là Phó Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế quốc dân.
“Thế giới đang xếp giáo dục của Việt Nam ở mức khá cao, dù nền giáo dục còn nhiều vấn đề, tiêu biểu như sự cố sách giáo khoa đang khiến dư luận bức xúc”- đại biểu Hoàng Văn Cường nhận định.
Vị đại biểu hiện là Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân cũng cho rằng, đầu tư cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học ở Việt Nam đang có mức hiệu quả cao. Các trường đại học trong nước hiện tại vẫn là cái nôi của đổi mới, của phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật, có khả năng mang lại sự phát triển đột phá, là nền tảng cơ bản của giáo dục chất lượng cao.
Nghịch lý là mức đầu tư cho các trường đại học ở Việt Nam hiện rất hạn chế. Mức chi cho giáo dục trên mỗi sinh viên ở những trường đại học top đầu cả nước mới tương đương 10 – 15% so với quốc tế. Dù vậy, đầu ra của các sinh viên ở các trường top đầu này khác biệt không nhiều so với sinh viên du học các trường nổi tiếng thế giới về. Đại biểu nhấn mạnh, điều đó có nghĩa là hiệu quả đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam đang rất tốt, cũng ở… top đầu thế gới.
Từ đó, ông Cường gợi ý Chính phủ nên có chính sách thu hút nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư cho các trường, “bơm” tiền để từ đó phát triển được các doanh nghiệp khoa học công nghệ lớn thay vì kêu gọi FDI, đưa nhiều doanh nghiệp ngoài về cạnh tranh với “gà nhà”.
Video đang HOT
Đại biểu bày tỏ tin tưởng, mục tiêu năm 2030 Việt Nam trở thành nước công nghiệp công nghệ cao, thu nhập bình quân đầu nước sẽ lên mức 20.000-25.000 USD/năm, khoảng cách với những “hổ” những “rồng” ở khu vực Châu Á thu hẹp được đáng kể.
Đại biểu Phạm Tất Thắng (Phó Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội) khẳng định 2020 là một năm thành công của Việt Nam. Việt Nam có cơ hội vươn lên vị trí thứ 4 trong ASEAN. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đã nhiều lần nhấn mạnh “chưa bao giờ Việt Nam có được cơ đồ, vị thế như hiện nay”.
Trong bối cảnh đó, giáo dục đang có được những kết quả đáng ghi nhận. Đại biểu khuyến cáo đầu tư, đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, tập trung vào giáo dục đại học, triển khai mạnh mẽ chủ trương tự chủ đại học.
Đại biểu chia sẻ cảm thông, đổi mới giáo dục, sách giáo khoa là việc khó, ngay cả với các nước phát triển hơn Việt Nam. “Tôi tin, ngành giáo dục nếu quyết tâm cao, thực sự tiếp thu, cầu thị hơn nữa thì sẽ thành công, sẽ đổi mới được chương trình giáo dục” – ông Thắng phát biểu.
Ở khía cạnh khác, đại biểu nêu vấn đề, phát triển giáo dục nhưng nguồn lực con người đang chưa được chăm chút tương xứng với mục tiêu đề ra. Cần có biện pháp khuyến khích, phát triển chuẩn mực văn hoá con người Việt Nam phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực trong thời gian tới. Giáo dục phải giúp khắc phục được những biểu hiện phát triển lệch lạc về đạo đức và tư tưởng hiện nay.
36 trường đại học Úc xin chính quyền cho du học sinh trở lại
Năm 2020, dự kiến các đại học ở Úc lỗ từ 3,1-4,8 tỉ AUD (tương đương 50.600-78.500 tỉ đồng) do không thể đón sinh viên quốc tế. Các chuyên gia giáo dục cho rằng mọi kỳ vọng về số lượng sinh viên tiếp tục gia tăng đã tan biến.
Nhiều trường đại học ở Úc vắng bóng sinh viên quốc tế trong hơn nửa năm qua - Ảnh: THE GUARDIAN
Kinh doanh du học ở Úc đang đối mặt nguy cơ suy thoái trong nhiều năm tiếp theo.
Du học sinh: sống còn
Victoria là bang thu hút nhiều du học sinh nhất nước Úc. Theo trang The Age (Úc), năm 2018 bang này đón hơn 9.500 tân sinh viên, chủ yếu từ Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia. Tuy nhiên mới đây, hiệu trưởng 36 trường đại học tư thục ở Victoria đã cùng ký tên vào bức thư kêu cứu gửi đến chính quyền bang, nêu ra tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" khi thiếu hụt nghiêm trọng sinh viên quốc tế trong năm 2020.
Trong bức thư, đại diện các trường bày tỏ nguyện vọng chính quyền khẩn cấp chấp thuận cho sinh viên quốc tế trở lại vì liên quan đến "sự sống còn". Không có du học sinh - vốn là nguồn thu chính của nhiều trường tư, các hiệu trưởng cho rằng họ chỉ có thể cầm cự tối đa đến đầu năm 2021, nếu không buộc lòng phải phá sản.
Thậm chí, với nhiều trường quy mô nhỏ, nếu phải chịu thêm "cú đấm" từ sự sụt giảm số sinh viên nội địa nhập học, họ sẽ "knock-out" ngay tức khắc.
Các trường lớn cũng không khá hơn. ĐH Victoria dự kiến sẽ lỗ đến 50 triệu AUD (gần 820 tỉ đồng) trong năm nay vì "vắng bóng" sinh viên quốc tế. Phó hiệu trưởng Peter Dawkins cho biết trường đã "thắt lưng buộc bụng", cắt giảm từ nhân sự đến những khoản đầu tư, tiết kiệm được 33 triệu AUD (540 tỉ đồng) nhưng vẫn không thoát được viễn cảnh thua lỗ nặng trong năm 2020.
Tương tự, ĐH Melbourne cho biết COVID-19 khiến trường thất thu khủng khiếp dù đã thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân viên. Năm 2019, khoảng 41% trong tổng số 52.000 sinh viên của ĐH Melbourne là du học sinh quốc tế.
Kể từ tháng 3-2020, Úc đã đóng cửa biên giới với du học sinh. Dù vậy, việc mở cửa lại lúc này dường như không khả thi. Chính quyền các bang trở nên dè dặt hơn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho địa phương mình.
Chính quyền bang Victoria từng lên kế hoạch nới lỏng nhập cảnh cho du học sinh nhưng chưa kịp thông qua thì đến tháng 7-2020 phải chịu đợt bùng phát COVID-19 tiếp theo. Thủ hiến Daniel Andrews thông báo Victoria sẽ không xem xét cho sinh viên quốc tế nhập cảnh, ít nhất đến tháng 11-2020.
Trong khi đó, lãnh đạo bang New South Wales cũng khẳng định sớm nhất vào tháng 1-2021 mới cho phép sinh viên đến học.
Giữa tháng 8-2020, ông Simon Birmingham - bộ trưởng thương mại Úc - cho biết chính phủ nước này đang lên kế hoạch thí điểm đón sinh viên quốc tế. Theo đó, từng đợt 300 du học sinh từ Trung Quốc đại lục, Nhật Bản và Hong Kong sẽ tập trung tại Singapore rồi bay đến thành phố Adelaide, thủ phủ bang Nam Úc. Tuy nhiên đến nay đã cuối tháng 9, kế hoạch này vẫn chưa thể tiến hành vì các mối e ngại trước đại dịch.
Dư chấn nhiều năm
Theo trang The Vice, từ cuối thập niên 1980, Úc chính thức bỏ quy định về số lượng tối đa các du học sinh mà một trường đại học nước này có thể nhận. Không ai tin quyết định đó có thể tạo ra một bước ngoặt, bởi chi phí học tập, mức sống ở Úc bấy giờ khá cao. Chưa kể, đi đến một "đảo quốc" ở nam bán cầu như Úc không thể sánh bằng sang Mỹ hay các nước châu Âu.
Tuy nhiên, hơn 30 năm qua, tầng lớp giữa trung lưu và thượng lưu ở các nước châu Á tăng nhanh chóng, trong đó có cả ở Việt Nam. Do có điều kiện và muốn thực hiện một "cú nhảy vọt" cho đời sau, nhiều gia đình sẵn sàng cho con du học. Quy định khá thoáng với du học sinh giúp Úc nhanh chóng đón được làn sóng "xuất ngoại" tìm con chữ của nhiều bạn trẻ ở Đông Á và Đông Nam Á.
Các trường đại học Úc cũng tranh thủ đưa ra thêm nhiều chương trình, chính sách ưu đãi để có thể thu hút thêm sinh viên quốc tế. Lãnh đạo các bang tích cực thực hiện những chuyến "ngoại giao du học" tới các thành phố chiến lược để hợp tác về giáo dục. Những nỗ lực này làm gia tăng đáng kể số du học sinh tới Úc, biến sinh viên quốc tế trở thành nguồn thu quan trọng ở nhiều trường.
Viện Mitchell của ĐH Victoria dự đoán những tác động "dư âm" của đại dịch với du học Úc có thể sẽ kéo dài đến năm 2023, để lại khoản lỗ lên đến 23 tỉ AUD. Nhiều sinh viên từ Đông Nam Á cũng đã có ý định chuyển hướng du học từ Úc sang những nước gần hơn như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản để thuận tiện về nước khi có các biến cố như COVID-19. Điều này đe dọa đến việc mất ngôi vị là điểm đến du học thu hút thứ ba thế giới của Úc, sau Mỹ và Anh.
Lỗ khủng
Theo thống kê năm 2018, chỉ riêng tiền học phí của sinh viên quốc tế đã chiếm đến 26% tổng lợi nhuận của các đại học Úc, tương đương 9 tỉ AUD (khoảng 147.000 tỉ đồng). Dự kiến các đại học sẽ chịu lỗ từ 3,1-4,8 tỉ AUD (50.600-78.500 tỉ đồng) chỉ riêng trong năm 2020.
"Mọi kỳ vọng tăng trưởng số lượng sinh viên đã tan biến. Chúng ta đang đối mặt với sự suy thoái kéo dài trong nhiều năm tiếp theo, về cả số lượng lẫn lợi nhuận từ sinh viên" - GS Andrew Norton, chuyên gia nghiên cứu giáo dục từ ĐH Quốc gia Úc, cho biết.
Làn sóng cắt giảm nhân sự
Các đại học Úc đang tính đến chuyện cắt giảm nhân sự. The Vice dự đoán các trường có thể giảm 11.000 trong tổng số 21.000 nhân sự mới. Việc tinh giản sẽ khiến 30.000 người mất việc, 13.000 người không được gia hạn hợp đồng trong 6 tháng tới.
Tháng 7-2020, ĐH New South Wales thông báo cắt giảm gần 500 nhân viên toàn thời gian do thiếu hụt khoản ngân sách 370 triệu AUD. Trường cũng quyết định giảm 25% số lượng cán bộ quản lý và đóng cửa hai trong tám cơ sở để tái cấu trúc quy mô, duy trì hoạt động qua mùa COVID-19.
Trường ĐH Công nghệ Queensland cũng đang thiếu 100 triệu AUD chi phí hoạt động hằng năm. Vì thế, trường có thể sẽ hoãn việc tăng lương 2% như mọi năm, có thể kéo dài trong ít nhất 18 tháng tới. Tuy nhiên, trường sẽ tạm hoãn sa thải các nhân viên cho tới tháng 6-2021.
Các đại học Mỹ chi hơn 70 tỉ USD để đưa sinh viên quay lại trường Trong tháng 8, nhiều trường đại học tại Mỹ lên kế hoạch chào đón sinh viên và du học sinh quay trở lại. Theo đó khoảng 5.000 trường Mỹ phải chi hơn 70 tỉ USD để áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Đại học Illinois quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong phạm vi trường học khi sinh viên...