Sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội hào hứng với chương trình Thực tập công nhân
Cùng với chương trình học kỳ quân sự, học phần Thực tập công nhân là một khóa học bắt buộc để các sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội thực hành các công việc tại công trường.
Đặc biệt, trong một tuần này, các bạn được “ba cùng” với bạn bè: Cùng ăn, cùng ở, cùng học tập. Đây cũng là quãng thời gian ghi lại nhiều kỷ niệm tuyệt đẹp của sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Thực tập công nhân là học phần quan trọng mà bất cứ sinh viên các ngành Xây dựng, Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị, Kiến trúc, Nội thất… nào cũng đều phải trải qua. Chương trình dành cho sinh viên năm thứ ba.
Trong một tuần tham gia chương trình thực tập, khoảng 150 sinh viên năm thứ ba sẽ cùng nhau tham gia các khóa học.
Các bạn sẽ được học các kiến thức cơ bản về công tác cốt thép, cốp pha – giàn giáo, xây, trát nhằm phục vụ cho các môn học cơ sở và chuyên ngành như: Thiết kế, kỹ thuật thi công…
Trong trang phục đồ công nhân, tất cả các bạn 17X Khoa Xây dựng tại cơ sở 2 trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Vĩnh Phúc đều bắt tay vào việc tìm hiểu kiến thức thực tế tại công trường.
Video đang HOT
Chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ, các giờ học luôn đảm bảo rèn luyện tác phong công nghiệp và an toàn lao động cho sinh viên.
Với sinh viên năm thứ 3, cốt thép, cốp pha – giàn giáo, xây tường không phải là những khái niệm lạ lẫm. Nhưng khi bắt tay vào thực hành cũng phải tốn kha khá mồ hôi công sức mới hoàn thành được “công trình” của mình.
Bạn Đoàn Đức Trung (ngồi giữa, hàng dưới), sinh viên lớp 17X , Khoa Xây dựng, ĐH Kiến trúc chia sẻ: “Một tuần thực tập công nhân thực sự rất bổ ích, không chỉ có kiến thức nghề nghiệp, thấu hiểu tầm quan trọng trong mắt xích nhỏ của công trình, mà còn học cách ứng xử văn hoá với các đồng nghiệp và cô chú công nhân để giúp cho công việc tương lai”.
Phòng lab với rất nhiều máy móc là nơi các bạn sinh viên tìm hiểu cách mén bê tông, kéo uốn thép, đúc mẫu xi măng… vừa là nơi nghiên cứu vừa rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc cho các bạn sinh viên.
Sinh viên nữ được xem là “mì chính cánh” trong các lớp khối ngành Xây dựng, Kỹ thuật, cũng xông pha vào xây, trát, làm cốt thép như những người công nhân lành nghề.
Một tuần học tập, sinh hoạt chung, các bạn sinh viên cảm nhận được sự đoàn kết và gắn bó với các thành viên trong lớp. Rất nhiều bức hình Niềm vui nơi công trường được các bạn chia sẻ.
Một tuần xa nhà, xa ký túc xá, xa nhà trọ, các bạn được quây quần bên nhau vừa học vừa chơi. Những bữa cơm tập thể cùng với bạn bè thường sôi nổi với những câu chuyện về lớp học hay kế hoạch khám phá phố phường của thành phố Phúc Yên.
Không gian xanh mát của trường ĐH Kiến trúc cơ sở Xuân Hòa (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) được các bạn sinh viên gọi vui là “Resort HAU”
Nữ kỹ sư tương lai say mê xây nhà giúp dân nghèo
Nữ sinh viên Lê Phương Thảo, trường Đại học Xây dựng Miền Tây (Vĩnh Long), dáng người mảnh mai nhưng luôn năng nổ trong hoạt động tình nguyện, đặc biệt là xây nhà giúp dân nghèo.
Nữ sinh Lê Phương Thảo
Bạn Lê Phương Thảo, sinh viên năm cuối ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, trường Đại học Xây dựng Miền Tây dáng người mảnh mai, vui vẻ, luôn tràn đầy nhiệt huyết trong các hoạt động tình nguyện. Tuy nhiên không vì thế mà cô lơ là việc học. Trong 8 học kỳ mà Thảo theo học thì 7 học kỳ đều đạt loại xuất sắc, còn học kỳ cuối vừa thi xong cách nay ít hôm và đang chờ kết quả.
Nói về phong trào, hầu như tất cả các hoạt động do Đoàn trường tổ chức đều có sự xuất hiện của cô gái vui vẻ này. Tháng 5/2020, Phương Thảo vinh dự được Trung ương Đoàn tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc tại Nghệ An. Ngoài ra, Thảo còn đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương năm 2020.
Là con nhà nông, sinh ra trong gia đình khó khăn ở xã Tích Thiện (Trà Ôn, Vĩnh Long) nên Thảo luôn cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ; đồng thời tham gia nhiều hoạt động xã hội có ích cho cộng đồng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Cô bạn quan niệm sống thật với khả năng của mình, có làm phải nhận, chịu trách nhiệm với những việc mình làm.
Ngành xây dựng thường dành cho nam giới, tuy nhiên Thảo lại thích ngành này. "Học xây dựng vì em rất thích học môn toán và tính toán, mặc khác sau này em không sợ thất nghiệp do ngành này ra có rất nhiều công việc và lĩnh vực liên quan đến xây dựng", Thảo chia sẻ.
Ở trường, Thảo còn được biết đến là "tay thợ chuyên nghiệp" khi 2 năm liền tham gia chiến dịch hè xây nhà cho người nghèo; đồng thời trong đội cô là nữ duy nhất và là trưởng nhóm. Điển hình như chiến dịch tình nguyện năm 2019, xây nhà cho hộ dân tộc Khmer ở ấp Trà Mòn, xã Tân Mỹ (Trà Ôn, Vĩnh Long). Nhà của người này sâu trong con đường ngoằn ngoèo, trời mưa bùn đất lầy lội, khó đi. Do nhà khá sâu trong đồng nên công đoạn vận chuyển vật liệu rất vất vả, phải di chuyển đoạn đường từ mé sông đến nhà gần 350m, bằng xe đẩy và gắn máy. Thảo không ngại khó khăn, vất vả để cùng đồng đội hoàn thành căn nhà trong suốt hơn tháng trời.
Với những kiến thức học được trên giảng đường, cô vận dụng trong thực tế không thua gì cánh nam nhi. Tay trái cầm viên gạch, tay phải cầm bay miệt mài xây hết viên này đến viên khác một cách thuần thục, bất chấp nắng gay gắt của mùa hè. Thảo tâm sự: "Giúp người dân là một chuyện nhưng quan trọng là trải nghiệm thực tế như thế này để hiểu sâu hơn kiến thức lý thuyết mà thầy cô dạy trên giảng đường."
Trước đây gia đình Thảo cũng khó khăn và được hỗ trợ căn nhà như thế này. Vì thế, bây giờ học ngành xây dựng nên cô muốn tự tay làm giúp những người có hoàn cảnh khó khăn khác như họ giúp mình ngày trước. Tuy là con gái nhưng Thảo được cha mẹ rất ủng hộ công việc tình nguyện, suốt ngày ngoài nắng, mưa như vậy.
Làm thế nào để thế giới công nhận bằng đại học Việt Nam? Bài toán đào tạo nguồn nhân lực ngày nay đặt ra yêu cầu bắt buộc phải hội nhập để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng và tồn tại, để sinh viên ra trường có cơ hội việc làm trong nước và khu vực. Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập giữa các quốc gia trong khu vực...