Sinh viên đại học chính quy có thể được tạm hoãn nhập ngũ
Thường vụ Quốc hội nhất trí tạm hoãn gọi nhập ngũ với sinh viên đang học hệ đại học chính quy và kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ với đối tượng này lên 27.
Sáng 19/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp bàn về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi góp ý, đối với sinh viên đang học hệ chính quy không nên gọi nhập ngũ, bởi như vậy là xem nhẹ hiệu quả đào tạo, chỉ coi trọng quân sự chứ không coi trọng những lĩnh vực khác.
Theo ông Thi, gọi nghĩa vụ quân sự mà không nới độ tuổi là khó, vì tốt nghiệp THPT là 18 tuổi, học đại học 4 năm nhưng có thể lưu ban, ốm đau, cố tình vượt tuổi. “Chúng ta chỉ tính cơ học, còn thực tế có trường hợp cố kéo dài thời gian học để vượt tuổi gọi nhập ngũ”, ông Thi nói.
Ông Thi đề xuất, việc lựa chọn học đại học trước rồi mới đi nghĩa vụ quân sự nên để thanh niên tự quyết. Các em học xong mới gọi nghĩa vụ quân sự là đúng với mục tiêu đáp ứng nhân lực có trình độ kỹ thuật cao. Vì vậy, cần kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến 27 thay vì 25 như hiện nay.
Sinh viên đang học đại học sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Ảnh: Nguyên Anh.
Đồng tình với quan điểm trên, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng, thanh niên đang học đại học thì không nên gọi đi nghĩa vụ quân sự vì việc học phải liên tục. Nếu đi nghĩa vụ quân sự 2 năm, khi về học sẽ quên mất kiến thức. “Thời chiến thì khác, còn thời bình thì không nên gọi sinh viên đi nghĩa vụ, chúng ta có thể gọi các em sau khi đã học xong”, ông Ksor Phước góp ý.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết, nếu kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến 27 và gọi 100% số này đi nghĩa vụ thì mới có tác dụng hiện đại hoá quân đội. Tuy nhiên, thực tế quân đội mới gọi vài trăm người, nên lại gây bất cập ngay trong tuổi 27.
Video đang HOT
“Kéo dài tuổi gọi nhập ngũ đến 27 sẽ mở rộng đối tượng nhập ngũ, nhưng gia tăng mất công bằng vì tỷ lệ gọi rất thấp. Đây là bài toán khó”, ông Khoa phân tích và thông tin, hiện nay sinh viên tốt nghiệp nhập ngũ tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 5% và vẫn chưa sử dụng hiệu quả vì ngành học không phù hợp với quân đội.
Tiếp thu các ý kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh chia sẻ, tâm tư của đại biểu Quốc hội là muốn gọi hết công dân trong độ tuổi vào quân đội để được rèn luyện, nhưng rất khó. Bởi mỗi năm có 7-8 triệu người đến độ tuổi gọi nhập ngũ, trong khi quân đội chỉ tuyển một phần nhỏ.
Các đại biểu đề nghị sinh viên tự đảm bảo kinh phí để học quân sự tập trung trong 3 tháng và được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời bình, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng cho rằng điều này là không nên vì sinh viên rất đông, cả nước có 32 trung tâm quốc phòng an ninh. Số lượng trung tâm này chỉ đảm bảo đào tạo vài trăm nghìn người, nếu đưa hàng triệu sinh viên vào học thì không khả thi. Hơn nữa sẽ không công bằng giữa người có tiền và không có tiền, chất lượng đào tạo cũng hạn chế.
“Về độ tuổi tạm hoãn nghĩa vụ, Chính phủ trình dự thảo sinh viên đang học chính quy thì được tạm hoãn, sau này kết thúc thì gọi sau. Nhưng đại biểu lại cho ý kiến không hoãn. Qua tiếp thu và thảo luận, ban soạn thảo vẫn đề nghị hoãn gọi đối tượng này để ổn định tư tưởng sinh viên, tránh những kẽ hở trong quá trình tuyển quân. Tuổi gọi có thể kéo dài cho đối tượng tạm hoãn này”, Bộ trưởng cho hay.
Kết thúc thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn tổng hợp các ý kiến đại biểu, theo đó đồng ý tạm hoãn gọi nhập ngũ với sinh viên đang học hệ đại học chính quy và kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ lên 27. Còn thanh niên bình thường vẫn duy trì độ tuổi gọi nhập ngũ như trước – từ 18 đến 25 tuổi.
Dự Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) theo kế hoạch sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp giữa năm 2015.
Hoàng Thuỳ
Theo VNE
Chỉ tạm hoãn nhập ngũ sinh viên đại học chính quy
Trình Quốc hội Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, để tránh lợi dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ, Luật sửa đổi quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng học sinh phổ thông, sinh viên đào tạo đại học chính quy.
Chiều 3/11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trình Quốc hội dự án Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi. Đề cập đến thơi han phuc vu tai ngu trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ, Bộ trưởng cho biết, luật hiện hành quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 18 tháng chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong giai đoạn cách mạng mới.
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh thời hạn tại ngũ 18 tháng không đảm bảo được thời gian huấn luyện chiến đấu ở cấp cao
"Nếu thực hiện thời hạn phục vụ tại ngũ mười tám tháng như hiện nay thì chỉ đảm bảo được thời gian huấn luyện chiến đấu đến cấp phân đội, không đảm bảo được thời gian huấn luyện chiến đấu ở cấp cao hơn vì không đủ thời gian để tổ chức huấn luyện, hợp luyện cho bộ đội", Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói.
Luật hiện hành quy định hai thời hạn phục vụ tại ngũ khác nhau (mười tám tháng và hai bốn tháng), hằng năm phải tổ chức tuyển quân, xuất ngũ hai đợt ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ khác của quân đội, địa phương gây tốn kém về vật chất và thời gian.
"Để bảo đảm đủ thời gian huấn luyện kỹ năng khai thác và sử dụng thành thạo các loại vũ khí, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới dự án Luât quy đinh thông nhât thơi han phuc vu tai ngu trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là hai bốn tháng", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết.
Về độ tuổi nhập ngũ theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi nên hằng năm tỷ lệ công dân có trình độ đại học trở lên tham gia thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ thấp. Vì phần lớn công dân khi hoàn thành chương trình đại học đã bước vào tuổi 25, có một số ngành học khi hoàn thành chương trình đại học thì công dân đã hết độ tuổi gọi nhập ngũ.
Thanh niên Thủ đô háo hức lên đường nhập ngũ
Mặt khác, số công dân đã hoàn thành chương trình đại học hệ chính quy nhưng không thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ (do hết độ tuổi), thì lại được nhà nước ưu tiên cho tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ để học tập. Trong khi đó, những công dân không có điều kiện hoặc chưa có điều kiện để tham gia học tập chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngay từ khi đủ mười tám tuổi lại phải thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ đã phần nào tạo ra sự không công bằng giữa các công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Vì vậy, ngoài việc quy định: "Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai lăm tuổi", dự án Luật Nghia vu quân sư (sửa đổi) bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân học chương trình đào tạo đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học là quá rộng, chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, gây khó khăn trong quá trình xét duyệt gọi nhập ngũ.
Đặc biệt, một số công dân đã lợi dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, gây bất bình trong nhân dân, ảnh hưởng đến chất lượng công dân nhập ngũ.
Vì vây, dự án Luật đã quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên đào tạo đại học chính quy. Đôi với học sinh đang học phổ thông, sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học hệ chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân sau khi tốt nghiệp sẽ được gọi nhập ngũ.
Đối với công dân đang học tập tại các trường hoặc trúng tuyển vào các trường thuộc cơ sở giáo dục không thuộc đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ thì được gọi nhập ngũ và bảo lưu kết quả, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ sẽ được tiếp nhận để học tập.
Quang Phong
Theo Dantri
Đề nghị gọi nhập ngũ ngay sau tốt nghiệp đại học Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc gọi nhập ngũ với thanh niên tốt nghiệp đại học nên thực hiện ngay sau khi ra trường, tránh gọi người có công ăn việc làm, gây dang dở trong cuộc sống sau này. Đại biểu quốc hội đã phân tích kỹ nhiều nội dung và đưa ra nhiều đề xuất trong buổi thảo luận góp...