Sinh viên Đà Nẵng dọn dẹp, biến ký túc xá thành khu cách ly
Ngay khi nhận được lời kêu gọi từ nhà trường, 10 sinh viên Cao đẳng Kinh tế – Kế hoạch Đà Nẵng nhanh chóng dọn dẹp dãy ký túc xá để làm khu cách ly tập trung cho thành phố.
Chia sẻ với Zing , Đặng Thị Thanh (sinh năm 2001, quê Đắk Lắk) – Bí thư chi đoàn Tiếng Anh Du lịch 2, Ủy viên BCH Đoàn trường Cao Đẳng Kinh tế – Kế hoạch Đà Nẵng, đội trưởng Đội Xung kích Tình nguyện kỹ năng CEP – cho biết trong chiều 12/5, 10 sinh viên và 3 cán bộ quản lý ký túc xá đã dọn dẹp xong 40 phòng của dãy nhà 5 tầng được trưng dụng làm khu cách ly.
Trước đó, Thanh nhận được thông báo khẩn từ BCH Đoàn trường. Theo đó, dưới sự chỉ đạo từ hiệu trưởng, Đoàn trường kêu gọi các tình nguyện viên hỗ trợ công tác dọn dẹp một trong 4 dãy nhà ký túc xá để phục vụ công tác phòng chống dịch của địa phương.
“Khi đó, BCH Đoàn trường không thể huy động người do các bạn sinh viên về quê hết. Bí thư đã nhờ mình tìm kiếm và vận động các bạn đang ở lại ký túc xá hỗ trợ dọn dẹp. Thời gian khá gấp gáp, chúng mình lại đang trong thời gian học online nên cuối cùng có 10 bạn tham gia”, Thanh kể.
Nhóm sinh viên tình nguyện dọn dẹp ký túc xá để phục vụ công tác phòng chống dịch của Đà Nẵng.
Khoảng 14h30, sau khi phá khóa các phòng, nhóm sinh viên cùng cán bộ quản lý ký túc xá bắt tay vào dọn dẹp. Trong tổng số 45 phòng của dãy nhà, 5 phòng được dành ra để chứa đồ, còn lại đều ít nhiều phải đóng gói, chuyển đồ.
Một số phòng có sinh viên ở lại được đi chuyển qua phòng trống của 3 dãy nhà còn lại ở tạm.
Vào đợt bùng dịch trước ở Đà Nẵng, Thanh từng tham gia dọn dẹp ký túc xá Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Bởi vậy, khi nghe thông báo khẩn, cô phản ứng khá nhanh.
Đặc biệt, với kinh nghiệm từ lần trước, khi bắt tay vào việc, Thanh hướng dẫn các bạn làm sao để dọn nhanh, gọn và tránh thất lạc đồ của mọi người.
Khoảng 18h15, nhiệm vụ cơ bản được hoàn thành.
Dù mệt khi phải dọn khối lượng đồ đạc khá lớn, nhóm sinh viên cố gắng hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng.
“Đồ đạc của các bạn sinh viên rất nhiều, công việc khá nặng. Tụi mình và các cô rất mệt nhưng vẫn cố gắng hoàn thành càng sớm càng tốt. Tất cả đều vui khi được góp một phần công sức vào công tác phòng chống dịch tại Đà Nẵng. Tuy vậy, mọi thứ không là gì so với sự vất vả của các y, bác sỹ, nhân viên y tế, lực lượng công an, bộ đội ở tuyến đầu”, Thanh chia sẻ.
Sáng 13/5, Thanh và 2 bạn được cô giáo gọi tới giúp dọn dẹp một số phòng còn lại từ 9h đến 11h15. Sau đó, tổ kỹ thuật sửa chữa, thay lắp các thiết bị điện bị hỏng.
Dự kiến trong ngày 14/5, công tác khử khuẩn sẽ được tiến hành để sẵn sàng biến ký túc xá thành khu cách ly.
Niềm vui của nhóm sinh viên khi được tham gia hoạt động ý nghĩa.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp ở Đà Nẵng hiện tại, Thanh khá lo lắng. Cô quyết định không về quê để tránh ảnh hưởng đến gia đình, em nhỏ. Hơn nữa, nữ sinh cũng muốn ở lại để vừa học online, vừa góp phần vào công tác phòng chống dịch.
“Mình mong mỗi cá nhân có trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và cộng đồng để dịch được kiểm soát, không lây lan rộng. Chúc các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch có thật nhiều sức khỏe để chữa trị cho các bệnh nhân, để đẩy lùi dịch. Mong Đà Nẵng sớm bình yên”, Thanh nhắn nhủ.
Dịch Covid-19: Sinh viên ở lại thành phố hay về quê?
Chọn ở lại TP.HCM hay về quê là quyết định khó khăn của sinh viên vì nhiều lý do như có trường còn học trực tiếp, ban quản lý ký túc xá hay gia đình khuyến khích về nhưng quê nhà là vùng có dịch Covid-19.
Sinh viên rời khỏi KTX ĐH Quốc gia TP.HCM Khu B - THANH DUNG
Nhiều trường đại học (ĐH) chuyển sang hình thức học trực tuyến để phòng dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Ban quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) vừa ra thông báo khuyến khích sinh viên về nhà nếu không có việc cần ở lại.
"Tránh dịch Covid-19" ở... thành phố
Vũ Huy Hoàng, sinh năm 1 Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM chọn ở lại ký túc xá (KTX) vì gia đình cũng không mong Hoàng trở về Đà Nẵng trong bối cảnh địa phương này ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19.
Các bạn cùng phòng đều về quê nên Hoàng cũng an tâm ở lại vì không phải tiếp xúc nhiều người. "KTX quản lý khá nghiêm, yêu cầu kiểm tra thân nhiệt khi ra vào cổng. Nếu sinh viên về quê hay từ quê lên phải thông báo để ban quản lý nắm rõ. Do đó, tôi không quá lo lắng khi chọn ở lại".
Huy Hoàng nói thêm: "Tôi nghĩ rằng cách phòng dịch tốt nhất là hạn chế di chuyển lúc này, nếu quê là vùng không dịch thì nên về, còn không thì ở lại để ký túc xá và chính quyền dễ quản lý".
Tương tự, Đoàn Minh Mẫn, sinh năm 3 Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông Cơ sở TP.HCM, không chọn về quê ở Đồng Tháp và ở lại TP.HCM tìm việc làm thêm online phụ giúp gia đình.
Sáng 12.5, sinh viên rời khỏi KTX ĐH Quốc gia TP.HCM Khu A - THANH DUNG
Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đã cho sinh viên tạm ngừng học tập trung, nhưng Phan Đức Hiền, học viên cao học ngành cơ khí, vẫn chọn ở lại KTX để hoàn thành luận văn và công việc của mình.
Còn Phan Thị Kim Ngân, sinh viên năm 1 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết vẫn còn học một số môn mới kết thúc học kỳ 2. "Trường vẫn chưa có thông báo nghỉ nên mình đành ở lại. Thời gian này, mình sẽ tìm kiếm những trang web để học ngoại ngữ trực tuyến cũng như tranh thủ đọc thêm nhiều sách", Ngân cho biết.
Phòng dịch là phải... đi về nhà
Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên , vào sáng ngày 12.5, nhiều sinh viên đã bắt đầu khăn gói về quê sau thông báo của Ban quản lý KTX ĐHQG TP.HCM.
"Ba lô, va li, túi xách đựng đồ cá nhân, nhiều sinh viên lo ngại sẽ phải nghỉ dịch lâu nên mang về hết cho an tâm", Phạm Công Vinh, sinh viên năm 2 Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, chia sẻ.
Chuẩn bị ra sân bay để về tỉnh Thừa Thiên-Huế, Vinh tỏ vẻ lo ngại khi phải đến nơi tập trung đông người nhưng ngoài thông báo của KTX, gia đình cũng mong muốn anh về quê. "Tôi sẽ khai báo y tế đầy đủ khi về đến nơi và tự cách ly tại nhà đủ 14 ngày. Nếu không có triệu chứng hay bệnh gì thì lúc đó tôi mới tiếp xúc với hàng xóm, bạn bè ở quê", Vinh nói.
Trưa 12.5: Thêm 19 ca mắc Covid-19 lây nhiễm cộng đồng
Bác sĩ khuyên gì?
"Dù là về quê hay ở lại thành phố thì các bạn trẻ cũng cần phải thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế và có chế độ luyện tập thể dục đều đặn, bổ sung thực phẩm chứa Vitamin A, B, C để tăng cường sức đề kháng", bác sĩ Võ Thị Thanh Trúc, Bệnh viện Quân dân y miền Đông, TP.HCM, khuyến cáo.
Bác sĩ Trúc nói thêm: "Các sinh viên về quê cần thực hiện khai báo y tế đầy đủ, đeo khẩu trang và tránh tụ tập nơi đông người để phòng dịch Covid-19".
Tương tự, Nguyễn Hữu Hùng, sinh viên năm 1 Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, cho hay anh sẽ cùng bạn "đi về nhà" ở tỉnh Quảng Trị sau khi có thông báo từ KTX vì lâu rồi không về thăm gia đình. "Tôi sẽ khai báo y tế, mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tự cách ly để bảo vệ mình và cộng đồng trên hành trình về nhà", Hùng nói.
Còn Nguyễn Phước Hóa, sinh viên năm 3 Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, cảm thấy được ăn cơm nhà là sướng nhất. Hóa nói: "Tôi cảm thấy vui vì giờ đây được quây quần bên mâm cơm gia đình ở tỉnh Vĩnh Long. Không khí ở quê cũng trong lành hơn giúp mình thư thái hơn và an tâm phòng dịch Covid-19".
Công Vinh (bên phải) và bạn chọn về quê sau có thông báo từ KTX ĐH Quốc gia TP.HCM - THANH DUNG
Ban quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM khuyên sinh viên về nhà
Chiều 11.5, trung tâm quản lý KTX ĐHQG TP.HCM thông báo các sinh viên ở các tỉnh không thuộc vùng dịch nên trở về nhà và nếu không có việc quá cần thiết thì ở lại KTX.
Trung tâm quản lý cũng đề nghị sinh viên chọn phương án rời khỏi KTX phải thông báo thời gian rời khỏi đó và không được quay trở lại khi chưa có lịch học chính thức từ cơ sở đào tạo. KTX cũng khuyến cáo sinh viên hạn chế đi làm thêm nếu không thực sự cần thiết, hạn chế đi lại và tiếp xúc với sinh viên tòa nhà khác để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng, thực hiện nghiêm quy định phòng dịch Covid-19.
'Tôi du học nhưng không khác gì ở Việt Nam vì mắc kẹt trong ký túc xá' Không thể tới trường, giao lưu bạn bè hay trải nghiệm văn hóa bản xứ, nhiều sinh viên Việt Nam ở nước ngoài không nén nổi cảm giác chán nản, tiếc nuối vì đi du học mùa dịch. "Mình quyết tâm đi du học vì muốn nâng cao kiến thức và trải nghiệm văn hóa. Ai ngờ, dịch Covid-19 ập đến và phá...