Sinh viên có thể lấy bằng đại học sau 3 năm
Năm học 2020 – 2021 là thời điểm có nhiều thay đổi trong chương trình và thời gian đào tạo các trường ĐH, đặc biệt là khối ngành kỹ thuật.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ thực hành – ẢNH: HÀ ÁNH
Sinh viên (SV) vừa trúng tuyển sẽ có những trải nghiệm về chương trình học, bằng cấp với nhiều điểm khác biệt trước đây.
Chương trình ngắn nhất là 3 năm rưỡi
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM hiện đang có 5 – 6 ngành đào tạo trong thời gian 3 năm rưỡi và các ngành còn lại trong 4 năm. Sự thay đổi theo hướng rút ngắn thời gian học này bắt đầu từ năm 2016 trở lại đây sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng rút ngắn thời gian đào tạo bậc ĐH từ 4 – 6 năm xuống còn 3 – 5 năm.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Trung bình mỗi năm trường có trên dưới chục SV tốt nghiệp sớm trong thời gian chỉ 3 năm. SV tốt nghiệp sớm thường rơi vào nhóm các ngành ngôn ngữ”. Theo ông Hạ, dù học 3 năm rưỡi nhưng các ngành này vẫn phải đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM hiện cũng áp dụng thời gian chuẩn 4 năm với 130 tín chỉ (không bao gồm kiến thức giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và ngoại ngữ). Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Trọng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, SV có thể học vượt để tốt nghiệp sớm trong 3 năm và kéo dài không quá 6 năm. Trung bình mỗi năm có khoảng 2% SV tốt nghiệp trước thời hạn. Đợt tốt nghiệp năm 2020 có 20 SV tốt nghiệp trước so với chuẩn 4 năm. Ông Trọng cho biết đến thời điểm hiện tại, SV tốt nghiệp sớm nhất tại trường là trong thời gian 3 năm.
SV trúng tuyển vào Trường ĐH Nha Trang năm 2020 sẽ tiếp tục học chương trình cử nhân. Theo tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo, trường sẽ thiết kế chương trình bổ sung kiến thức để cấp bằng kỹ sư cho những SV có nhu cầu. Nhưng từ năm 2021, các ngành kỹ thuật sẽ có chương trình theo 2 hình thức cử nhân kỹ thuật hoặc kỹ sư. Hai hình thức này có thể triển khai song song để SV đăng ký từ đầu hoặc học chuyển tiếp lấy bằng kỹ sư từ chương trình cử nhân.
Video đang HOT
“Hiện chương trình đào tạo của trường 4 năm nhưng nhiều SV tốt nghiệp trong khoảng 3 năm rưỡi và sớm nhất là 3 năm. Ở chương trình mới trong năm sau, SV hoàn thành cử nhân dự kiến 140 tín chỉ và học thêm 30 tín chỉ để lấy bằng kỹ sư “, ông Phương thông tin.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM hiện cũng áp dụng chương trình đào tạo 4 – 5 năm. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng, cho biết với học chế tín chỉ, SV có thể linh hoạt rút ngắn thời gian học tập. “Thực tế có nhiều SV tốt nghiệp sau 3 – 3 năm rưỡi và thường rơi vào nhóm ngành kinh tế – quản trị, ngoại ngữ và khoa học xã hội”, ông Quốc Anh chia sẻ.
Xuất hiện chương trình kỹ sư – thạc sĩ
Năm 2020, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH bắt đầu có hiệu lực. Theo nghị định này, các chương trình đào tạo ĐH khối ngành kỹ thuật chịu sự tác động mạnh mẽ.
Thay vì SV học khối ngành kỹ thuật sẽ được cấp bằng kỹ sư như trước đây, thì nay người học phải hoàn thành chương trình học từ 150 tín chỉ trở lên (với người tốt nghiệp THPT hoặc tương đương) mới được cấp bằng kỹ sư. Trên cơ sở đó, chương trình đào tạo khối ngành này ở nhiều trường ĐH được điều chỉnh rất nhiều so với trước, đáng chú ý là kéo dài thời gian học ĐH.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã trải qua nhiều đợt chỉnh sửa chương trình và thời gian đào tạo trong khoảng 6 năm trở lại đây. Từ năm 2014, các ngành kỹ thuật của trường này đào tạo trong 4 năm rưỡi với 142 tín chỉ. Tới năm 2019, các ngành cấp bằng kỹ sư của trường này tăng lên 163 tín chỉ và đào tạo trong 5 năm.
Trong năm học mới này, trường đang nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo bậc ĐH theo 2 hướng: cử nhân hoặc kỹ sư – thạc sĩ. Theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, với chương trình cử nhân, SV sẽ học trong 4 năm với 128 – 132 tín chỉ tùy ngành. Điểm mới là sự xuất hiện của chương trình kỹ sư – thạc sĩ gồm 180 tín chỉ trong thời gian khoảng 5 – 5 năm rưỡi. Chương trình mới này trường vừa xây dựng hoàn tất và chuẩn bị thông qua.
“SV trúng tuyển vào trường sẽ bắt đầu bằng chương trình đào tạo cử nhân. Sau 2 năm, SV sẽ quyết định học tiếp 2 năm để lấy bằng cử nhân hoặc học thêm 3 – 3 năm rưỡi để hoàn thành chương trình kỹ sư – thạc sĩ”, ông Thắng chia sẻ.
Cùng đào tạo nhiều ngành cấp bằng kỹ sư, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM hiện cũng đã hoàn tất việc xây dựng lại chương trình đào tạo theo quy định mới. Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết trường hiện có 27 ngành đào tạo cấp bằng kỹ sư và 16 ngành cấp bằng cử nhân. Trong đó, các ngành cấp bằng kỹ sư chương trình đảm bảo tối thiểu 150 tín chỉ và tăng thời gian đào tạo từ 4 năm lên 4 năm rưỡi. Các ngành cử nhân thời gian đào tạo theo kế hoạch là 4 năm.
Dùng 5 bộ sách giáo khoa để "cởi trói" sự sáng tạo trong dạy và học
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch năm học 2019 - 2020 trên toàn quốc trong đó, có cả những vấn đề liên quan đến sách giáo khoa lớp 1.
Đảm bảo "mục tiêu kép"
Sau 2 đợt dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, sự an toàn của học sinh, sinh viên và giáo viên luôn được đảm bảo nhưng không vì thế các hoạt động giáo dục bị ngưng trệ, không bị "đứt gãy" giáo dục. Trái lại, các hình thức giáo dục mới được các thầy cô, các nhà trường sáng tạo, linh hoạt, nhất là trong dạy học trực tuyến, góp phần hoàn thành kế hoạch cả năm học và tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành Giáo dục.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020. Ảnh: Thế Đại.
Đặc biệt, kỳ thi tốt nghiệp THPT đã diễn ra an toàn và nghiêm túc. Kỳ thi đã đáp ứng được mục tiêu kép: vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, vừa đáp ứng yêu cầu tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, hiệu quả, khách quan, công bằng.
Nội dung đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cấp THPT, bảo đảm "vừa sức", không đánh đố thí sinh, có độ phân hóa hợp lý, đáp ứng được mục đích xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng.
"Cởi trói" sự sáng tạo trong dạy và học
Bộ GDĐT cho rằng việc sử dụng 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 do các nhà xuất bản biên soạn nhằm cởi trói cho sự sáng tạo trong dạy và học của các nhà trường đồng thời, phá bỏ việc độc quyền biên soạn và phát hành, tạo sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng sách giáo khoa.
Bộ GDĐT khẳng định sẽ không để sai sót như trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1. Ảnh: LĐO.
Bộ GDĐT cũng khẳng định sẽ tổ chức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa và tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình, không để xảy ra những hạn chế, thiếu sót như sách giáo khoa tiếng Việt 1 trong thời gian qua.
Đẩy mạnh tự chủ đại học
Nếu như trước đây chỉ có 2 đại học quốc gia được giao quyền tự chủ cao về chuyên môn, thì từ năm 2014 đã có 23 cơ sở giáo dục đại học được thí điểm thực hiện tự chủ tương đối toàn diện.
Cùng với hai đại học quốc gia, hầu hết các trường thí điểm tự chủ đã có bứt phá mạnh trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo ra diện mạo mới cho hệ thống giáo dục đại học Việt nam. Năm 2019, tổng số bài báo khoa học của Việt Nam công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín là 12.475 bài, đứng thứ 49 thế giới.
Đại diện các trường đại học đưa ý kiến về tự chủ đại học. Ảnh: Thiều Trang.
Lần đầu tiên Việt Nam có 3 trường đại học lọt vào bảng xếp hạng 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới; có 88 trường đại học được vào danh sách các đại học hàng đầu Châu Á (10 năm trước đây chúng ta chưa từng có trường nào đạt được). Mới đây nhất, Việt Nam có 22 đại học nằm trong tốp 101-150 Bảng xếp hạng thế giới các trường đại học trẻ tuổi có chất lượng giáo dục hàng đầu trên thế giới của Tổ chức xếp hạng đại học QS. Bên cạnh đó, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên xuất hiện trong tốp 200 của bảng xếp hạng các trường đại học trong "độ tuổi vàng".
Từ những thành công này, Bộ GDĐT đã tổ chức tổng kết, thể chế hóa thông qua việc trình Chính phủ, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2019 và Nghị định 99 năm 2019 của Chính phủ hướng dẫn triển khai một số điều của Luật để tiếp tục đẩy mạnh tự chủ đại học trong thời gian tới.
Sau 2020, trường đại học xuất sắc sẽ phát triển theo hướng nào? Tại hội thảo 'Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đại học mô hình mới' diễn ra tại TP.HCM trong 2 ngày 29 và 30.10, nhiều ý kiến bàn về hướng đi cho đại học xuất sắc của Việt Nam. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo - BẢO HÂN Với mục tiêu năm 2020 Việt Nam có đại...