Sinh viên có được kiện trường nếu tốt nghiệp không có việc làm?
Khi “học phí” thay bằng “ giá dịch vụ đào tạo”, điều khiến sinh viên, phụ huynh lo lắng nhất là chi phí phải bỏ ra để học đại học chắc chắn sẽ tăng.
ảnh minh họa
Nhưng tăng học phí, liệu có đi kèm với tăng chất lượng đào tạo, hay hàng năm vẫn có hàng nghìn ra trường không có việc làm?
Học phí tăng theo giá, chất lượng đào tạo ra sao?
Cách đây không lâu, cô Pok Wong – cựu sinh viên Đại Anglia Ruskin (Anh) – đã đưa đơn khởi kiện trường cũ và đòi bồi thường số tiền khoảng hơn 60.000 bảng. Lý do cô kiện trường là vì 2 năm học tập ở đây chẳng mang lại cho cô điều gì, mặc dù tốt nghiệp xuất sắc. Việc trường này khẳng định về “một nền giáo dục có chất lượng và triển vọng việc làm sau khi tốt nghiệp” là gian dối.
Nhưng đó là câu chuyện ở nước ngoài, còn tại Việt Nam, chưa có tiền lệ.
Thậm chí hàng năm, số lượng sinh viên ra trường không có việc làm vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Vậy mà sau này, học phí đại học có thể sẽ tăng theo giá, được tính đủ, tính đúng khi chuyển thành “giá dịch vụ đào tạo” như đề xuất của Bộ GD&ĐT.
Với tư cách là một phụ huynh, bàn về câu chuyện này, luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng “học phí” hay “giá dịch vụ đào tạo” chỉ khác nhau về từ ngữ, còn về bản chất vẫn là việc người học phải trả một khoản tiền để được học trong trường đại học.
Vấn đề quan trọng là thời gian tới, Nhà nước sẽ giao cho các trường đại học được tự chủ, trong đó có việc tự chủ về tài chính. Nếu Nhà nước khoán trắng, thì toàn bộ chi phí đào tạo sinh viên sẽ phải lo, từ tiền lương của giảng viên, tiền mua sắm trang thiết bị… Nếu như vậy sẽ gây áp lực lớn lên người học.
Cùng suy nghĩ, Tuấn Anh (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) lo lắng: “Nếu các trường nâng cao chất lượng đào tạo và xây dựng được một kế hoạch giúp sinh viên ra trường có công ăn việc làm ổn định, chứng minh được đồng tiền họ bỏ ra là xứng đáng, thì chắc chắn nhiều người sẽ ủng hộ.
Video đang HOT
Ngược lại, nếu thu giá đào tạo cao mà chất lượng lại không tương xứng, thì thiệt thòi nhất là sinh viên và gia đình. Liệu ra trường không có việc làm, sinh viên có được trả lại những khoản chi phí đóng góp hay không?”.
Làm giáo dục không thể coi như kinh doanh
Khẳng định tăng học phí phải tương ứng với tăng chất lượng đào tạo, luật sư Bùi Đình Ứng cũng cho rằng Nhà nước nhất định phải có cơ chế quản lý, chứ không để các trường muốn định giá bao nhiêu cũng được.
Ví dụ, Nhà nước có thể khống chế bằng mức sàn và có quy định rõ những gì được tính vào chi phí đào tạo, những gì không.
“Làm giáo dục không thể coi như kinh doanh các mặt hàng khác được. Tất nhiên cũng phải có thu để đủ bù đắp cho chi phí đào tạo và có lợi nhuận một phần, nhưng không thể muốn tăng bao nhiêu thì tăng.
Bởi giáo dục đào tạo ra con người, đào tạo ra lực lượng lao động cho thế hệ sau, nên đòi hỏi người làm giáo dục phải có tâm, phải hỗ trợ hết sức cho người học.
Quan trọng hơn, nếu học phí tăng quá cao mà chất lượng đào tạo chưa tương xứng, đồng nghĩa với các trường đang tự đào thải mình” – luật sư Bùi Đình Ứng .
Theo Zing
Cách mạng 4.0 và bài toán học sinh chọn ngành gì?
Chọn học ngành gì để ra trường không bị thất nghiệp luôn là bài toán khó, bài toán ấy càng hóc búa hơn khi sinh viên ra trường đứng trước thách thức lớn từ cuộc cách mạng 4.0.
Nguy cơ thất nghiệp và bị đào thải
Cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng mà máy tính, tự động hóa và con người cùng nhau làm việc theo cách mới. Máy móc được kết nối vào hệ thống máy tính, các hệ thống này sử dụng thuật toán machine learning để học hỏi và điều khiển máy móc, cần rất ít, thậm chí không cần sự can thiệp từ con người.
Hiện Cách mạng 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, một phần Châu Á. Không thể phủ nhận những cơ hội vàng mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại nhưng nó cũng đặt ra cho nhân loại những thách thức lớn. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, năng suất lao động sẽ tăng lên nhưng sẽ có vô số lao động bị dư thừa, thất nghiệp hoặc bị đào thải, đặc biệt là lao động chân tay, lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp.
Sinh viên chọn ngành gì?
Dưới đây là một số gợi ý của các chuyên gia dành cho các bạn học sinh khi đứng trước sự lựa chọn ngành nghề:
Công nghệ thông tin
Với khả năng thu thập và phân tích dữ liệu, công nghệ thông tin sẽ là nhóm ngành then chốt trong kỷ nguyên mới, đào tạo những kỹ sư phát triển phần mềm, kỹ sư phát triển phần mềm robot, chuyên gia an ninh mạng, chuyên gia bảo mật thông tin, kỹ sư phát triển Internet di động, chuyên gia phân tích dữ liệu... Đặc biệt, phạm vi làm việc của ngành sẽ mở rộng ra tất cả các lĩnh vực từ truyền thông đến tài chính, thương mại, giải trí...
Điện tử truyền thông
Cùng với ngành công nghệ thông tin, điện tử truyền thông là một trong hai ngành kỹ thuật mũi nhọn tạo ra cơ sở hạ tầng kết nối, trao đổi, thu thập, lưu trữ và xử lý nguồn thông tin khổng lồ của Thế giới số. Về phương diện giáo dục, đây được xem là 2 ngành học "đầu tàu" được chú trọng đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng trên khắp cả nước.
Du lịch - khách sạn
Một buổi học thực tế của sinh viên khoa du lịch trường Đại học Kinh Bắc.
Đối với những ngành dịch vụ thụ hưởng cuộc sống như du lịch - khách sạn, robot chưa thay thế được vai trò của con người. Theo con số thống kê, mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch. Vì vậy, sinh viên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp ra trường tự tin nói không với thất nghiệp.
Thiết kế, nghệ thuật
Mặc dù trí thông minh nhân tạo có những thành tựu vượt bậc nhưng tư duy và sáng tạo vẫn bị hạn chế. Trong khi đó bản chất đặc thù của khối ngành thiết kế, nghệ thuật lại là sự sáng tạo không ngừng. Vì vậy đối với những khối ngành này, robot rất khó có thể thay thế con người.
Bên cạnh đó, một số ngành khác như Luật kinh tế, quản trị kinh doanh, quản lý Nhà nước... cũng ít chịu sự ảnh hưởng từ cách mạng 4.0. Những gợi ý trên chưa phải là tất cả nhưng đây là những ngành nghề được dự đoán sẽ "lên ngôi" trong kỷ nguyên mới.
Giáo dục tiên phong "đón đầu" CMCN 4.0
Cuộc cách mạn 4.0 đang "sáp nhập" thế giới thực và ảo. Điều này đặt ra thách thức lớn, buộc các trường đại học phải thay đổi cách đào tạo để sinh viên thích ứng được với thời cuộc. Giáo dục thế giới nói chung, giáo dục Việt Nam nói riêng đứng trước một cuộc cách mạng.
Sinh viên Kinh Bắc học thực hành trên lớp.
Hiện nay, nhiều trường đại học trên khắp cả nước, đơn cử như trường Đại học Kinh Bắc (TP Bắc Ninh) đã nhanh chóng thay đổi tư duy, đổi mới chương trình và phương thức đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế để sinh viên ra trường không chỉ có việc làm mà còn phải tạo ra những "công dân toàn cầu có năng lực tư duy đổi mới và sáng tạo, đủ tố chất để lĩnh hội các kỹ thuật tiên tiến trong kỷ nguyên cách mạng số".
Kết luận
Chọn đúng ngành đã quan trọng, nhưng rèn luyện bản thân để đáp ứng được yêu cầu cao của công việc trong cuộc cách mạng 4.0 càng quan trọng hơn. Sinh viên phải tự chủ động trang bị kĩ năng như thành thạo ngoại ngữ, chuyên môn vững vàng, tác phong công nghiệp...để sẵn sàng trở thành những công dân toàn cầu.
Theo Dân trí
Nên đánh giá giảng viên sư phạm theo số lượng sinh viên ra trường có việc làm Mới đây, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư quy định Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm để lấy ý kiến. Báo Công lý đã có cuộc phỏng vấn riêng với thầy Lê Đức Dũng - Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Đường, Đồng Nai về dự thảo Thông tư này. ảnh minh họa PV: Thầy có ý kiến như thế...