Sinh viên cần học tập ở môi trường công sở
“Nhà trường sẽ là công sở, giảng viên là cấp trên, SV là nhân viên, bài tập chính là công việc SV phải hoàn thành”.
Ông Quách Ngọc Xuân – Giám đốc đào tạo trường Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic đã nhận định như thế khi nói về loại hình đào tạo mới: đào tạo mô phỏng thực tế.
Thưa ông, doanh nghiệp thường than phiền phải đào tạo lại ứng viên sau khi tuyển dụng, là người phụ trách lâu năm về đào tạo, thầy có kiến giải như thế nào về vấn đề này?
Vấn đề này tôi thấy mọi người cũng nói mãi rồi. Nói chung, tình trạng doanh nghiệp phải đào tạo lại là có xảy ra, tuy nhiên đối với từng ngành nghề thì mức độ lại không giống nhau.
Vấn đề là ở SV đã tốt nghiệp nhưng không có đủ tố chất đáp ứng yêu cầu công việc. Tôi đã tiếp xúc với nhiều bạn SV tốt nghiệp đến vài ba trường trung cấp, cao đẳng, thậm chí cả đại học vẫn chưa xin được việc. Có bạn đưa lý do chọn ngành học không phù hợp, có bạn tốt nghiệp rồi vẫn chưa thấy đủ kỹ năng để làm việc và thế là lại đi học tiếp. Đó là một sự lãng phí rất lớn đối với chính bản thân những bạn SV đó và cho cả xã hội.
Thực tế là chúng ta đào tạo ra rất nhiều, thậm chí còn vượt cả nhu cầu ở một số ngành nghề. Lời giải của bài toàn này không nằm ở số lượng mà phụ thuộc vào chất lượng SV tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của công việc. Vì vậy, trường nào hoạt động tách biệt khỏi nhu cầu xã hội, đòi hỏi thực tiễn của doanh nghiệp thì trường đó khó có thể đào tạo được những SV đáp ứng được công việc thực tế.
Có thể rất nhiều trường nhận thức được điều này, theo ông, tại sao họ lại chậm thay đổi?
Hầu như các trường đều nhận thức được điều này, tuy nhiên phần lớn vẫn áp nguyên khung chương trình của Bộ vào dạy. Để tự trường thiết kế và xây dựng được chương trình học tốt, sát và cập nhật với nhu cầu thực tiễn đòi hỏi đầu tư rất lớn.
Bên cạnh đó, muốn việc học gắn với thực tiễn cần phải có điều kiện thực hành tốt, trường phải trang bị cơ sở kỹ thuật hiện đại đồng bộ.
Cả hai vấn đề này đều đòi hỏi chi phí khá lớn để thực hiện, mà nguồn kinh phí của nhiều trường vẫn chủ yếu do Bộ rót xuống. Gặp cả hai vấn đề đều nan giải này, các trường dễ giữ cách cũ là đào tạo thiên về lý thuyết và để SV tự mày mò kinh nghiệm thực hành trong thực tiễn công việc sau này.
Video đang HOT
Phòng học của sinh viên trường cao đẳng thực hành FPT.
Có cách nào để cải thiện tình hình không, thưa ông?
Theo tôi, đối với những ngành kỹ thuật hay ngành ứng dụng đòi hỏi phải áp dụng triệt để hơn mô hình đào tạo gắn với việc giải quyết các công việc thực tế. Phải tiến dần từ cách tiếp nhận kiến thức thụ động của SV theo lối đọc chép sang cách tiếp nhận chủ động qua đào tạo tương tác (có sự phản biện của SV) và tiến tới là đào tạo theo mô hình mô phỏng thực tế.
Thực tiễn cuộc sống thay đổi rất nhanh, các chương trình đào tạo cũng theo đó mà cần điều chỉnh theo. Làm sao một mình Bộ có thể lo được việc cập nhật các chương trình này? Các trường cần phải chủ động xây dựng bộ phận phát triển nội dung chương trình cho riêng mình. Nhiệm vụ của bộ phận này là điều tra, nghiên cứu: thực tiễn công việc đòi hỏi những kỹ năng, kiến thức gì các công việc thể hiện ở những casestudy thực tiễn nào, cách hướng dẫn những kỹ năng đó sao cho SV dễ thực hiện được nhất? Quan trọng là nghiên cứu này phải dựa trên nhu cầu thực tế, thông qua điều tra các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và những người có kinh nghiệm làm việc thực tiễn. Lý tưởng nhất là trường có thể hợp tác với các doanh nghiệp để đào tạo theo đơn đặt hàng.
Sau đó, chuẩn hóa nội dung từng môn thành các gói chương trình hoàn thiện. Các gói này có thể chuyển giao cho giảng viên để triển khai nhất quán và đảm bảo chất lượng chung. Gói chương trình chuẩn sẽ tránh được tình trạng giảng viên biết đến đâu dạy đến đó. Giảng viên sẽ luôn phải cập nhật để đáp ứng được những yêu cầu của từng môn học.
Để đảm bảo truyền đạt tốt, giảng viên cũng phải là những người vừa có nghiệp vụ sư phạm vừa có vài năm kinh nghiệm làm việc thực tiễn.
Mô hình này không còn mới ở một số nước như tiên tiến như Anh, Úc, Singapore… tuy nhiên ở Việt Nam còn mới, theo ông có cách nào để đảm bảo thành công không?
Đúng là để triển khai mô hình này ở Việt Nam cũng không dễ dàng. Như tôi đã nói ở trên, đây là mô hình yêu cầu sự đầu tư lớn và dài hơi. Đặc biệt, cần một tư duy khác ở cả SV và nhà trường. SV cần có sự tư duy mới: coi mỗi ngày đi học giống như mỗi ngày đi thực tập hay đi làm ở doanh nghiệp và vì thế cần sự chủ động và kỷ luật hơn. Nhà trường cũng cần đổi mới: coi mỗi SV như một nhân viên và việc truyền nghề chính là việc dạy học.
Mô hình này thích hợp với các cơ sở đào tạo nghề hoặc các đơn vị đào tạo trực thuộc doanh nghiệp, lấy ví dụ như trường Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic (www.poly.edu.vn) trực thuộc tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực CNTT và viễn thông là FPT. Bộ phận chuyên trách phát triển chương trình của trường có điều kiện tiếp xúc và điều tra thực tế công việc tại các công ty con trong tập đoàn. Nhân sự của bộ phận này và giảng viên chính là những nhân viên đã từng làm trong các công ty con của tập đoàn. Vì thế, họ truyền đạt kiến thức cho SV giống như cách truyền nghề cho đội ngũ kế cận vậy.
Theo ông, với mô hình này hứa hẹn lớp SV ra trường sẽ có ưu thế nổi bật gì?
Theo như cách đào tạo này, giảng viên chính là cấp trên đưa ra những yêu cầu thực tế cho nhân viên – là SV – làm. Bài tập chính là những công việc thực tế, giảng viên sẽ là người hỗ trợ và hướng dẫn SV hoàn thành công việc đó.
Kết quả học tập từng môn của SV sẽ được đánh giá qua các tay nghề cũng như sản phẩm làm được, thay vì chỉ đánh giá thuần túy qua thi cử.
Với hướng tiếp cận này có thể thấy rằng, mỗi năm SV đi học là mỗi năm kinh nghiệm làm việc được tích lũy. Nhờ trải nghiệm ở vai trò thực tế, đòi hỏi thực tế, SV sẽ ý thức được hơn trách nhiệm học tập của mình đối với công việc trong tương lai.
Và tất nhiên, sinh viên sẽ không còn bỡ ngỡ khi vào một môi trường công sở chính thức sau khi ra trường.
Xin cám ơn ông!
Nguyễn Thành Nguyên
Theo Dân Trí
Trao thưởng cho 15 sinh viên có công trình NCKH xuất sắc
Sáng 8/1, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức lễ trao giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" và giải thưởng "Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam - VIFOTEC" năm 2010. Bộ đã trao giải nhất cho 15 công trình nghiên cứu khoa học, trong tổng số hàng nghìn công trình dự thi.
Năm 2010, ban chỉ đạo xét tặng giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học (NCKH) của Bộ GD-ĐT đã nhận được 389 công trình từ hàng chục nghìn công trình NCKH của sinh viên ở 93 trường đại học, học viện trong cả nước gửi tham dự. Gần 800 lượt các giảng viên, nhà khoa học và quản lý thuộc 60 trường đại học, học viện nghiên cứu đã được huy động để đánh giá chất lượng các công trình NCKH của sinh viên tham dự giải thưởng.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, giải thưởng năm nay đã quy tụ được rất nhiều các công trình NCKH của sinh viên có tính mới, tính sáng tạo, có nội dung phong phú và một số đề tài có khả năng triển khai ứng dụng. Một số công trình đã mạnh dạn đề cấp đến những vấn đề thời sự mà xã hội rất quan tâm. 15 công trình xuất sắc đã được Bộ xét chọn và trao giải nhất.
Nhóm sinh viên ĐH Lâm Nghiệp, một trong 15 nhóm đạt giải nhất.
Cụ thể như công trình " Thiết kế xe năng lượng xanh SC4" của nhóm sinh viên trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, đứng đầu là sinh viên Tạ Ngọc Thiên Bình với mục tiêu hướng tới phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, kiểu dáng gọn, chi phí thấp, giảm ô nhiễm môi trường. Đây là đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao, nhóm tác giả đã có nhiều công sức để chế tạo mẫu xe, SC4, xe du lịch 2 chỗ chạy trong thành phố sử dụng năng lượng sạch.
Công trình "Tổng hợp bôi trơn sinh học từ mỡ lợn, mỡ bò" của nhóm sinh viên ĐH Cần Thơ, đứng đầu là sinh viên Hà Thị Kim Quy với mục tiêu là tận dụng nguồn mỡ lợn, mỡ bò để chế tạo được loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nhằm thay thế cho nguồn nguyên liệu có nguồn gốc dầu mỏ đang dần cạn kiệt.
Hay như công trình của nhóm sinh viên ĐH Lâm nghiệp với đề tài Nghiên cứu đặc điểm phát sinh dòng chảy bề mặt và xói mòn đất ở rừng thực nghiệm núi Luốt - Xuân Mai - Hà Nội, sinh viên Phạm Thị Quỳnh là nhóm trưởng.
Để có cơ sở cấp học bổng đi học sau đại học ở nước ngoài cho các sinh viên đoạt giải nhất giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010, Bộ GD-ĐT đã thành lập 2 hội đồng chuyên môn thẩm định lại các công trình NCKH của sinh viên đoạt giải nhất. Hội đồng đã nghe các sinh viên trình bày kết quả nghiên cứu của mình, thảo luận, xem xét kỹ lưỡng chất lượng các đề tài và đã xét chọn được 12 sinh viên trong tổng số 15 sinh viên đạt giải nhất đủ điều kiện về thành tích NCKH để được cấp học bổng gửi đi đào tạo bằng ngân sách nhà nước.
Đối với các công trình NCKH của sinh viên đăng ký tham dự giải thưởng "Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam - VIFOTEC" 2010, Quỹ VIFOTEC đã khen thưởng 71 công trình, trong đó 7 giải nhất, 10 giải nhì và 57 giải ba.
Vẫn còn quá ít sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học Cả nước hiện có hơn 2,2 triệu sinh viên đại học, cao đẳng tuy nhiên số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) còn quá ít, nhiều công trình NCKH còn hạn chế. Trong năm vừa qua, Bộ GD-ĐT xét chọn và khen thưởng 305 công trình NCKH do 716 sinh viên thực hiện, trong đó có 15 giải nhất, 27 giải nhì, 130 giải ba và 133 giải khuyến khích. Đồng thời, Bộ trưởng cũng đã khen thưởng 17 giảng viên tham gia hướng dẫn 15 công trình đạt giải nhất và 26 đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong NCKH. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho biết, hiện nay tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH còn chưa cao. Phần lớn sinh viên chưa được làm quen với các phương pháp NCKH, chưa biết cách lựa chọn vấn đề nghiên cứu, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề nghiên cứu. Chương trình học hiện nay thiếu môn học về phương pháp luận NCKH. Ngoài ra, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên rất eo hẹp. Các đề tài NCKH của sinh viên chỉ được hỗ trợ vài trăm đến vài triệu đồng. Bên cạnh đó, thư viện của nhiều trường đại học, học viện vừa thiếu, vừa lạc hậu. Đặc biệt, do sức ép về giảng dạy nên các giảng viên không có nhiều thời gian tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH, thiếu các chính sách động viên khuyến khích giảng viên,các nhà quản lý đóng góp tích cực cho công tác NCKH của sinh viên. Do vậy, thời gian tới, Bộ yêu cầu các trường đại học, học viện cần xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên hàng năm phù hợp với kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của nhà trường. Bên cạnh đó, nâng kinh phí cho các đề tài NCKH của sinh viên Bộ sẽ sớm ban hành cuốn sách về "Hướng dẫn nghiên cứu khoa học", tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động khoa học công nghệ, trong đó đưa ra chính sách phù hợp đủ mạnh để động viên các giảng viên, các nhà khoa học tích cực tham gia hoạt động NCKH..." - Thứ trưởng Quý nhấn mạnh.
Hồng Hạnh
Theo Dân Trí
Sinh viên Việt "khát" giáo trình chuẩn quốc tế Sách giáo trình CĐ, ĐH ở Việt Nam vẫn ở một tầm thấp so với thế giới, đặc biệt, giáo trình về CNTT còn thiếu và yếu. Để bắt kịp với kiến thức của thế giới, Trường cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic chọn cách nhập ngoại giáo trình và dịch sang tiếng Việt. Giáo trình Việt: thiếu và yếu Giáo trình là...