Sinh viên bỏ học để kinh doanh, được hay mất?
Trước những bài báo về thu nhập khủng 30-50 triệu/tháng của những nhà kinh doanh sẵn sàng bỏ ngang giảng đường để bước ra đường đời, vô hình trung trở thành mục tiêu ảo của không ít các bạn sinh viên.
Mô hình sinh viên kinh doanh dường như chẳng còn xa lạ gì đối với giới trẻ hiện nay. Từ những shop quần áo, hàng lưu niệm, cho đến quán café, trà sữa kể cả online và offline đều mọc lên như nấm dưới bàn tay nâng niu, dìu dắt của những cô cậu chủ nhỏ đang trong tuổi ngồi trên giảng đường ĐH. Trước những bài báo về thu nhập khủng 30-50 triệu/tháng của những nhà kinh doanh sẵn sàng bỏ ngang giảng đường để bước ra đường đời, vô hình trung trở thành mục tiêu ảo của không ít các bạn sinh viên.
Ảnh minh họa.
1. Kinh doanh? Tốt thôi, nhưng bạn đã chuẩn bị được những gì?
Đừng nghĩ chỉ cần thích thôi là sẽ làm được. Việc kinh doanh đòi hỏi rất nhiều thứ. Từ việc lên ý tưởng cho đến sự chuẩn bị kĩ càng cho một kế hoạch cụ thể. Đừng tùy tiện nghỉ học mà không hề có chút dự tính nào. Thế giới bên ngoài không đơn giản như những gì bạn hình dung qua từng trang sách trang vở. Thực tế rất khốc liệt, nếu như không có bất kì hành trang chuẩn bị nào cho kế hoạch của mình, ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy thất vọng và suy sụp. Chỉ khi có con đường cụ thể, bạn mới có thể tự tin bước đi từng bước một thật hào hứng, vì lúc ấy bạn hoàn toàn biết rõ những gì mình đang và sẽ đối mặt thực hiện.
Cùng với việc học, bạn có thể chọn kinh doanh làm nghề tay trái của mình. Học hành có thể có lúc chán nản vì những kì thi, những bài thuyết trình hay điểm số. Kinh doanh chẳng khác gì cả, cũng sẽ có những lúc “ế ẩm”, doanh thu không như mong đợi. Kinh doanh thất bại thì còn quay đầu lại với việc học, chứ một khi việc học đã vứt ra xa rồi thì biết tìm kiếm thứ gì để bấu víu cho sự nghiệp tương lai?
2. Bằng cấp có quan trọng hay không?
Video đang HOT
Chúng ta đều hiểu rõ, bằng cấp chỉ là những giấy tờ thông lệ, cốt yếu vẫn là năng lực của mỗi cá nhân. Nhưng thử nghĩ giữa một người hoàn toàn không có bất kì bằng cấp nào trong tay với một người đang sở hữu tấm bằng ĐH thì chúng ta sẽ tin ai cho sự lựa chọn đầu tiên?
M.A – một nhân viên văn phòng chia sẻ: “Trước đây mình cũng đã từng vì kinh doanh mà ngán ngẩm việc học, nhưng rồi nhờ sự tư vấn của mọi người xung quanh nên vẫn tiếp tục hoàn thành con đường ĐH. Mãi sau này khi công việc kinh doanh thất bại, vẫn may mắn là có tấm bằng ĐH trong tay, trở thành tấm vé thông hành cho mình khi đi xin việc tại các công ty doanh nghiệp”.
Bằng cấp ĐH thực sự không hề quan trọng, nhưng có vẫn còn hơn không? Sở hữu một tấm bằng ĐH trong tay vẫn sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều so với một con người “vô sản”.
Ảnh minh họa.
3. Thu nhập khủng, có phải ai cũng làm được?
Với thu nhập từ 80-100tr/tháng nhờ việc liều mình kinh doanh, không ít bạn trẻ đã khiến mọi người ngưỡng mộ và nể phục. Tuy nhiên, không phải cứ đứng ra kinh doanh là sẽ có được khoản thu nhập to lớn như thế. Từ những bài báo phỏng vấn, những câu chuyên chia sẻ nghe có vẻ giản đơn, nhưng đâu ai biết được, để có thể có được thành công như thế, những bạn trẻ đó phải trải qua những khó khăn và vấp ngã ra sao.
Đa số họ đều là những người có kinh nghiệm từ khi còn là học sinh trung học, năng nổ trong những lĩnh vực mà sau này mang đến nguồn lợi lớn cho họ. Cũng có thể là những người giỏi có duyên với kinh doanh. Điển hình như việc kinh doanh shop quần áo thời trang, đừng cho rằng cứ mở shop là lần lượt hằng tháng thu về 30-50tr như người khác nếu như không có khiếu trong lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo này.
Tạm kết
Kinh doanh ngay từ thời sinh viên là một điều rất đáng khích lệ, nhưng hãy hiểu nó theo một nghĩa tích cực, đừng bóp méo bằng hành động bỏ học giữa chừng chỉ để tập trung làm việc kiếm tiền. Ai cũng mong muốn có được đồng lương cao thu nhập khủng, nhưng đừng để nó biến thành những ảo tưởng mơ mộng điều khiển cuộc đời chúng ta.
TheoMASK Online
Phó Chủ tịch nước trao học bổng đến con em chiến sĩ bảo vệ biển đảo
Chiều nay 5/7, tại TP Đà Nẵng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao 140 suất học bổng "Em không phải bỏ học" đến các em trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Chương trình do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 3, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng tổ chức.
Trong đó có 110 trẻ có hoàn cảnh khó khăn có thành tích học tập tốt và 30 trẻ là con cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo. Mỗi suất học bổng trị giá 3 triệu đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, phó Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cho biết, đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần động viên, chia sẻ tình cảm, trách nhiệm với gia đình có người thân làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và là phần quà hết sức ý nghĩa cả về vật chất lẫn tinh thần, thể hiện sự quan tâm của Phó Chủ tịch nước với mong muốn các em khắc phục khó khăn, không phải bỏ học, chuẩn bị tốt nhất cho tương lai các em.
Thay mặt Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã trực tiếp trao tặng học bổng đến từng em học sinh.
Dịp này, có 140 em được nhận học bổng.
Chương trình học bổng "Em không phải bỏ học" được phát động từ tháng 9/2012. Chương trình đã được tổ chức 20 lần tại các tỉnh, thành trên hầu hết các vùng trong cả nước, trao cho khoảng 6.400 trẻ em tại 47 tỉnh/thành với tổng số tiền hơn 18 tỷ đồng. Trẻ em được hưởng lợi từ chương trình là những em thuộc đối tượng khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số, mồ côi ... giúp các em thêm điều kiện tiếp tục đến trường.
Chương trình trao học bổng "Em không phải bỏ học" có ý nghĩa thiết thực, tạo điều kiện để các em được tiếp tục đến trường, không phải bỏ học. Thông qua hoạt động này đã thu hút sự quan tâm của lãnh đạo các cấp ngành, đặc biệt là các bậc phụ huynh đói với việc học tập của trẻ em.
Quỹ Bảo vệ trẻ em Việt Nam tặng 1,5 tỷ đồng hỗ trợ con cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo, giúp các em phẫu thuật tim, môi, các bệnh hiểm nghèo.
Bên cạnh đó, Quỹ còn quan tâm đến con em các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo. Sự quan tâm là nguồn độn viên to lớn giúp các cán bộ, chiến sĩ yên tâm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, góp phần bảo vệ chủ quyền tổ quốc.
Tại buổi lễ, Quỹ bảo vệ trẻ em Việt Nam tặng 1,5 tỷ đồng để hỗ trợ 186 em là con cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo. Nguồn tiền này sẽ giúp các em phẫu thuật tim, môi, bệnh hiểm nghèo, bảo trợ dài hạn, hỗ trợ trực tiếp...
Theo Dân trí
Bỏ học để theo đuổi giấc mơ - có phải sự lựa chọn đúng? Có bao giờ bạn nghĩ đến một lúc nào đó sẽ can đảm bỏ hết tất cả, bất chấp sự ngăn cản của gia đình để theo đuổi giấc mơ riêng mình. Nếu có thất bại thì bạn sẽ coi như đó là trải nghiệm quý giá của tuổi trẻ!? Bỏ học để học lại Ở một số trường hợp, mặc dù đã...