Sinh viên bị đuổi học nhiều, do đâu?
Thực trạng sinh viên học tập lơ là, sa sút, thậm chí bị đình chỉ học tập giữa chừng đang trở thành nỗi lo và gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Sáng 2/12, bà H. từ Long An tìm đến ĐH Nông Lâm TP HCM hỏi xem cậu con trai tên T. (sinh viên năm 4 ngành công nghệ thông tin) có đi học hay không vì gia đình được nhà trọ thông báo 3 tuần nay, T. không về phòng. Tại Phòng Công tá c sinh viên, bà H. được thông báo T. vẫn đi học nhưng kết quả rất kém, có nguy cơ bị đình chỉ.
Sinh viên thiếu động lực học tập trên giảng đường cũng có nguyên nhân do vào đại học không đúng nguyện vọng. Ảnh: Người Lao Động.
Càng học càng sa sút
Bà H. cho biết, trong 2 năm đầu là sinh viên, T. đến trường rồi về nhà mỗi ngày. Thấy quãng đường đi học xa quá nên từ năm 3, T. được cha mẹ cho ở trọ gần trường và cung cấp mỗi tháng 2,4 triệu đồng.
Mỗi tuần, T. vẫn về nhà và khi cần thì gia đình vẫn liên lạc qua điện thoại. Tuy nhiên, do không yên tâm với việc học của con, bà H. tìm đến trường và vô cùng thất vọng khi biết T. đã bị cảnh báo lần 1 vào ngày 28/10 do có điểm trung bình học kỳ 2 (năm học 2014-2015) là 0,4 vì đăng ký học 4 môn nhưng rớt 3. Theo Phòng Công tác sinh viên, học kỳ nào, T. cũng phải học lại khoảng 2 môn.
TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Nông Lâm TP HCM, cho biết, có khá nhiều sinh viên sa sút trong học tập dẫn đến bị cảnh cáo và đình chỉ học tập.
“Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, như có em lao vào làm thêm kiếm tiền mà quên học tập nhưng chủ yếu là ham chơi, nghiện game…” – TS Lý nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Công tác Học sinh – Sinh viên ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng, so với trước kia, số sinh viên có ý thức nghiêm túc, học thật, học để lập thân, lập nghiệp giảm; ngược lại, số sinh viên không có tinh thần học tập tăng.
Nguyên nhân chính là các em quá sa đà vào ăn nhậu, nghiện game, số khác lại sa vào việc buôn bán, kinh doanh đa cấp mà không xác định được nhiệm vụ chính của mình là học.
Theo ông Đức, nếu sinh viên không tập trung học tập ngay từ đầu thì rất dễ bị sa sút trong học tập, từ đó dẫn đến phải học lại. “Khi sinh viên trượt dài trên con đường này thì nguy cơ bị đình chỉ học là hoàn toàn có thể” – ông nhận định.
Tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, năm 2012, có 275 sinh viên bị buộc thôi học; năm 2014 có 249 sinh viên; năm 2015 có 100 sinh viên. Đỉnh điểm là năm 2013 khi nhà trường buộc thôi học đến hơn 500 sinh viên.
Trung bình mỗi năm học, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM có hơn 2.000 sinh viên bị cảnh cáo và buộc thôi học. Trong đó, hơn 1.000 sinh viên bị buộc thôi học (gồm hơn 100 sinh viên hệ ĐH, còn lại là sinh viên CĐ và CĐ nghề); ĐH Ngân hàng TP HCM mỗi năm cũng có gần 400 sinh viên bị buộc thôi học; ĐH Nông Lâm TP HCM buộc thôi học gần 300 sinh viên…
Không thể quản lý kiểu phổ thông
Ở ĐH Công nghệ TP HCM (Hutech), năm nào cũng phải xử lý một bộ phận sinh viên thiếu ý thức học tập. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn – Tuyển sinh – Truyền thông, cho biết, số này lên tới vài trăm em, nhà trường đã phải sử dụng nhiều biện pháp để giải quyết như tổ chức bộ phận giám thị làm công tác ổn định tại các lớp học; thậm chí, nhờ công an hỗ trợ khi cần giải quyết với những sinh viên cá biệt, ý thức kém và lôi kéo sinh viên khác.
Theo đại diện ĐH Quốc tế Hồng Bàng, nhiều giáo viên phải tạm dừng lớp học để những sinh viên chăm chỉ, có ý thức học tập thuyết phục bạn bè tập trung học tập. Trường cũng thông báo rộng rãi cho sinh viên biết trước đề thi kết thúc môn sẽ dàn trải chứ không tập trung vào một vài nội dung để các em không học đối phó. Trong trường hợp không thuyết phục được sinh viên, trường phải dùng cả biện pháp mạnh là đình chỉ học tập dù đây là điều không ai mong muốn.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết, năm nào trường cũng tổ chức buổi sinh hoạt với tân sinh viên để giúp các em định hình việc học tập ở môi trường ĐH khác với bậc phổ thông như thế nào, từ đó chủ động trong học tập.
Trường cũng tổ chức bộ phận hỗ trợ sinh viên khi các em gặp khó khăn trong học tập. Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng thường các sinh viên ĐH không chịu sự quản lý trực tiếp của gia đình và nhà trường cũng không thể quản lý các em như ở cấp phổ thông.
“Tôi từng chứng kiến một phụ huynh đến trường quỳ lạy xin cho con được tiếp tục học tập. Vì vậy, đối với một gia đình khi có con em bị buộc thôi học là một điều thật khủng khiếp và hệ lụy của nó đôi khi còn tác động tiêu cực đến xã hội” – PGS.TS Đỗ Văn Dũng nói.
Thiếu động cơ học tập
Ở ĐH Quốc tế Hồng Bàng, 2 năm trở lại đây, ý thức học tập của sinh viên đã giảm sút rất nhiều. Thạc sĩ Trịnh Hữu Chung, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết, đây không phải vấn đề của vài trường hợp cá biệt mà đã trở thành số đông.
Có những tiết, sinh viên không tập trung nghe bài giảng mà nói chuyện riêng. Khi giáo viên mời ra ngoài thì có tới nửa lớp đứng dậy khiến tiết học phải tạm dừng.
Nhà trường đã tìm hiểu xem có phải do giáo viên lên lớp quá buồn tẻ, nhàm chán khiến sinh viên chán học nhưng xem ra không phải. Nguyên nhân chính là do các em thiếu động cơ học tập.
“Đôi khi chúng tôi nghĩ các em vào ĐH không phải cho bản thân mình mà là cho cha mẹ hoặc vào ĐH để “né” thực hiện nghĩa vụ quân sự…” – ông Chung lý giải.
Theo Huy Lân/Người Lao Động
Nữ sinh xúc phạm cô giáo trên Facebook xin chuyển trường
Liên quan vụ việc nữ sinh trường THPT Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội) bị buộc thôi học 10 ngày vì lý do xúc phạm cô giáo trên Facebook, ngày 9/11, gia đình làm đơn xin chuyển trường.
Trước đó, sự việc nữ sinh tên Q bị nhà trường buộc thôi học 10 ngày với lý do xúc phạm giáo viên trên Facebook.
Bức xúc trước việc làm này, bà Hà Phương, phụ huynh của nữ sinh cho biết, bà đã có phản hồi lãnh đạo trường THPT Lê Lợi vì đuổi học con mình tùy tiện, thiếu căn cứ, không đúng quy trình.
Một góc trường THPT Lê Lợi, quận Hà Đông, Hà Nội.
Bên cạnh đó, bà cũng có đơn gửi giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu làm rõ sự việc trên.
Trưa 9/11, bà Hà Phương cho hay: "Ngày 8/11, sau nhiều ngày xảy ra sự việc, lần đầu tiên hiệu trưởng trường THPT Lê Lợi mời tôi đến trường để trao đổi và hướng giải quyết sự việc. Tại buổi làm việc, hiệu trưởng nhà trường mong muốn gia đình đưa cháu trở lại trường sớm nhất vào đầu tuần (hôm nay 9/11) để cháu hòa nhập lại với bạn bè".
Tuy nhiên, bà Phương cho rằng, nhà trường đuổi học con mình và cô giáo có lời nói không tốt đã gây cú sốc nặng đối với Q. Sau khi sự việc xảy ra, cháu thay đổi tâm lý, có biểu hiện trầm cảm.
Do vậy, để đảm bảo an toàn, ổn định tâm lý cho cháu, gia đình có nguyện vọng chuyển Q sang trường khác, để có thể nguôi ngoai sự việc vừa qua, tập trung học tập vì kỳ thi đại học đang đến gần.
Bà Hà Phương cho biết: "Chiều nay, gia đình mang đơn xin chuyển trường cho con và chờ đợi hướng giải quyết của Sở GD&ĐT Hà Nội. Dù nhà trường hẹn rồi chiều nay lại xin khất vào một buổi khác nhưng chúng tôi quyết định cần phải chuyển con đến nơi học mới để đảm bảo an toàn cho cháu".
Theo Đăng Duy/Vietnamnet
Vì sao 1.000 sinh viên ĐH Tây Nguyên bị cảnh báo, thôi học? Theo lãnh đạo ĐH Tây Nguyên, việc cảnh báo, buộc thôi học được thực hiện theo quy chế của Bộ GD&ĐT, là biện pháp mạnh tay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Mới đây, Đại học Tây Nguyên cho biết, khoảng 1.000 sinh viên của trường thuộc diện cảnh báo vì kết quả học tập kém. Sau đó, hơn 400 sinh viên...