Sinh viên bị buộc thôi học bất thường
Lớp đạo diễn K15 Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM ngày trao bằng chỉ còn 4/tổng số 30 sinh viên (SV). Điều bất thường là không ít SV bị buộc thôi học chỉ bằng quyết định “miệng”.
Việc buộc thôi học này được xem là chuyện bình thường ở Khoa Sân khấu suốt một thời gian dài và trở thành “ Luật bất thành văn”.
Ngay từ học kỳ đầu tiên, các tân SV Khoa Sân khấu đã được giảng viên và những người phụ trách khoa thông báo: “Những SV bị điểm 4 chuyên môn sẽ bị buộc thôi học”, kèm theo lời giải thích: “Không có năng khiếu mà theo nghệ thuật chỉ khiến các em tốn công, tốn tiền cha mẹ. Thà nghỉ học để lựa chọn một ngành nghề khác phù hợp hơn”.
Quan điểm này đã gây bức xúc cho cả SV bị buộc thôi học lẫn SV đủ điểm vượt qua các kỳ thi. Để trở thành SV của trường, các em phải trải qua kỳ thi tuyển sinh gay go thì vì sao chỉ qua một hai đợt thi học kỳ, các em đã bị buộc thôi học vì cho là không có năng khiếu, thậm chí không có cả cơ hội thi lại lần hai?
Sinh viên bức xúc
V.Đ. – quê ở một tỉnh phía Bắc, trở thành tân SV lớp đạo diễn (ĐD) K15 với ước mơ có được tấm bằng về quê làm việc, nhưng mới hết năm thứ nhất, V.Đ. đã bị đuổi học vì vướng “quy định” trên. “Đến giờ, tôi vẫn không dám cho gia đình biết mình đã bị buộc thôi học. Tôi không biết có thể giấu bố mẹ được đến khi nào”.
Được có mặt trong lễ tốt nghiệp là ước mơ ngoài tầm với của không ít SV Khoa Sân khấu Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM.
Cùng lớp với V.Đ., T.A. – tốt nghiệp ĐD điện ảnh ở Trường CĐ Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, và tiếp tục theo học ĐD sân khấu để bổ sung kiến thức nghề nghiệp. Sau một học kỳ, T.A. cũng bị cho thôi học vì chỉ được điểm 4 chuyên môn. T.A. ấm ức: “Học kỳ đầu tiên chỉ học kỹ thuật biểu diễn, tôi có học làm diễn viên (DV) đâu mà lấy điểm kỹ thuật biểu diễn để làm căn cứ đánh giá năng lực của tôi”.
Hai trường hợp bị buộc thôi học của N.T. và T.T. ở lớp CĐ DV K15 từng khiến cả Khoa Sân khấu xôn xao. Là á khoa kỳ thi tuyển sinh năm 2009 nhưng kết thúc học kỳ đầu tiên với điểm 4, đồng nghĩa với việc “đứt gánh giữa đường”, không chỉ khiến T.T. sốc mà còn gây bức xúc cho một số bạn học. N.T. (thủ khoa kỳ thi tuyển sinh năm 2009) đã phản đối quyết định của giảng viên ngay tại lớp.
Kết quả: T.T. vẫn bị buộc thôi học còn N.T. quyết định nghỉ học vì không chấp nhận sự vô lý đó. T.T. tâm sự: “Em rất mê nghề DV. Trúng tuyển với số điểm cao, cứ tưởng mình đã chạm tay được vào ước mơ, không ngờ… Dù gia đình động viên đi thi lại nhưng em không còn đủ tự tin”…
Video đang HOT
Những SV cùng cảnh ngộ với V.Đ., T.A., T.T. đã hy vọng, chờ ý kiến chính thức từ Ban giám hiệu (BGH) nhà trường, nhưng thời gian trôi qua, mọi chuyện vẫn tiếp diễn.
Quy định riêng của khoa
Đem những bức xúc của các SV đặt “lên bàn” của ông Lê Minh Đức (Trưởng phòng Đào tạo) và ông Huỳnh Lê Tuân (Hiệu phó), cả hai ông đều thừa nhận, việc buộc SV thôi học vì điểm 4 chuyên môn là điều từng được Trưởng khoa Sân khấu – NSƯT Thành Hội đưa ra trong cuộc họp hội đồng. Nhưng đó chỉ là quy định riêng của Khoa và cũng có một số ý kiến không đồng tình.
Nhà trường chưa hề ra một quyết định đuổi học nào với lý do này. Hội đồng kỷ luật của trường chỉ xét buộc thôi học đối với các SV có điểm trung bình các môn dưới 3,5.
Sự nghiệt ngã của “lệ làng” đã tước đoạt không ít cơ hội làm nghề diễn của SV – (Ảnh từ trang web của Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM)
Những SV bị buộc thôi học cho biết, quy định điểm 4 chuyên môn sẽ phải nghỉ học được nhắc “miệng” nhiều lần từ đầu năm học đến trước khi công bố điểm thi. Khi bị điểm 4, SV đương nhiên tự hiểu là mình đã không còn được phép bước chân vào lớp. Khi tổng kết năm học, SV sẽ bị cho thôi học một cách “hợp pháp” vì vắng mặt cả học kỳ, không hề có điểm của bất kỳ môn học nào.
Đặt vấn đề về “việc SV bị buộc thôi học vì bị điểm 4 mà không hề có cơ hội được thi lại là sai quy định” và việc nhiều SV cho rằng: “Khoa Sân khấu giống một vương quốc thu nhỏ, có quyền quyết định tất cả, bất chấp quy định chung của trường”.
Ông Huỳnh Lê Tuân thừa nhận: “Cách làm đó là sai. Chỉ trong một học kỳ nhưng có đến 30% SV thôi học là một hiện tượng bất thường mà nếu như có sự quan tâm đúng mức, BGH phải tìm hiểu nguyên nhân để kịp thời chấn chỉnh”.
Theo Phụ nữ TP.HCM
Gs Hồ Ngọc Đại tiết lộ bí mật của Gs Ngô Bảo Châu
GS. TSKH Hồ Ngọc Đại lần đầu tiên bật mí về những kỷ niệm với những học sinh cá biệt trong cuộc đời làm "thầy" của mình.
LTS: Trong cuộc chia sẻ với báo Giáo dục Việt Nam xung quanh vấn đề 3 nữ sinh ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên đánh bạn ngất xỉu và có thể bị nhận quyết định thôi học, GS. TS Hồ Ngọc Đại đã kể lại câu chuyện về những "học sinh cá biệt" đi qua cuộc đời mình.
Báo Giáo dục Việt Nam trích đăng để quý bạn đọc cùng suy ngẫm, trải nghiệm và soi một chút vào chính mình để rút kinh nghiệm trong cách giáo dục con trẻ hiện nay.
Cậu học sinh "đầu gấu" và căn "biệt thự" tặng thầy giáo cũ
"Tôi không nhớ rõ đó là năm nào nữa. Chuyện xảy ra cách đây cũng lâu lắm rồi, tôi chỉ lờ mờ nhớ hình như là những năm đầu của đổi mới. Một giáo viên chủ nhiệm lớp lên báo cáo với tôi về một trường hợp học sinh rất cá biệt và đề nghị sẽ thực hiện mức kỷ luật đuổi học với học sinh này.
Tôi hỏi: Cậu học sinh ấy cá biệt ở chỗ nào, đã gây ra những lỗi lầm, sai trái như thế nào để phải nhận quyết định buộc thôi học?
Cô giáo cho biết, mỗi buổi đến lớp, cậu bé đều đánh hết bạn này đến bạn khác. Cả lớp đều rất sợ và không ai dám bén mảng đến gần. Hễ nhìn thấy bạn nào trong lớp, không vừa ý là cậu đánh đấm túi bụi. Cả lớp gọi học sinh này sau lưng là "đầu gấu", là "xã hội đen"...
GS. TSKH Hồ Ngọc Đại
Giáo viên chủ nhiệm đã rất nhiều lần nhắc nhở, mời phụ huynh đến lớp và thậm chí có những hình thức xử phạt nhưng cậu bé vẫn không dừng lại việc dùng bạo lực ở lớp học.
Buổi học sáng ngày hôm sau, tôi xuống lớp và hỏi cậu bé lý do vì sao thích đánh bạn đến thế? Tôi vô cùng ngạc nhiên và sững sờ khi cậu bé trả lời: "Em đánh bạn vì em bắt chước bố. Ở nhà, ngày nào em cũng bị bố đánh ít nhất là một lần...".
Tôi liền liên hệ gọi người bố ấy đến trường để hỏi chuyện. Anh này có thừa nhận là ngày nào cũng đánh con nhưng, lại không biết con mình cũng đến lớp đánh các bạn. Tôi đề nghị với người bố ấy: "Anh hãy nghe tôi! Anh hãy dừng việc đánh con lại 1 ngày thôi!"
Người bố ấy đồng ý 1 ngày không đánh con. Ngày thứ 2, tôi lại yêu cầu: "anh hãy dừng đánh con ngày hôm nay nữa!". Anh này cũng đồng ý không đánh con ngày thứ 2. Ngày thứ 3, "anh hãy dừng đánh con ngày hôm nay nữa!". Anh này cũng lại đồng ý không đánh... và từ đấy về sau, người bố này không bao giờ đánh con nữa.
Cậu học sinh cũng không còn đến lớp đánh bạn và còn học rất giỏi.
Bẵng đi một thời gian, năm 2005, người bố đánh con năm nào đến tìm gặp tôi và nói: "Cậu bé đánh bạn năm xưa muốn tặng thầy Hồ Ngọc Đại một căn biệt thự". Tuy nhiên, tôi nhất quyết từ chối. Cậu học trò liền quay sang bàn với bố sẽ tặng thầy giáo cũ một lăng miếu khi trăm tuổi về già..."
"Ngô Bảo Châu, em cứ tiếp tục ngủ với các bạn gái..."
"Chuyện này xảy ra lâu lắm rồi. Năm 1978, trường Tiểu học Thực nghiệm được thành lập, trong đó có tổ chức bán trú cho các cháu ăn, ngủ trưa tại trường. Ngô Bảo Châu là một trong những lứa học sinh "đầu lòng" của trường Tiểu học Thực nghiệm lúc bấy giờ.
Sau một thời gian, có một số giáo viên và học sinh kiến nghị rằng: Ngô Bảo Châu, nó lạ lắm! Nó không chịu nằm ngủ cùng với các học sinh nam mà chui vào ngủ cùng với các em học sinh nữ. Dù còn nhỏ nhưng, con trai, con gái nằm ngủ cùng nhau là không được.
Để giáo dục được trẻ con cần hiểu trẻ con và học cách tôn trọng trẻ con. (Ảnh Thu Hòe)
Tôi gọi Ngô Bảo Châu lên hỏi lý do tại sao thích ngủ với các bạn nữ? Cậu bé Ngô Bảo Châu lúc đó trả lời: Ngủ cùng với mấy bạn nam, các bạn ấy ồn ào lắm, em không ngủ được. Nằm cạnh các bạn nữ, các bạn ấy không gác, không cựa khi ngủ nên em ngủ ngon hơn ."
Tôi bảo: Em cứ tiếp tục ngủ với các bạn gái..."
Cái béo tai và câu nói: "Thầy khỏe thế!"
Đó là câu chuyện về một học sinh 3 lần nghỉ học không phép/tuần. "Cũng lại là một cô giáo lên phàn nàn, đề nghị kỷ luật học sinh vì học sinh mắc lỗi. Tôi hỏi, học sinh mắc lỗi gì? Cô giáo đó nói: Lỗi nghỉ học liên tục không phép.
Tôi gọi học sinh đó lên và hỏi: "Em mắc lỗi gì?
- Dạ, lỗi nghỉ học không xin phép ạ.
- Có biết đó là sai trái không?
- Dạ, có biết ạ.
- Vậy, còn tái phạm nữa không?
- Dạ, có ạ.
Có này..., có này". Tôi đã béo mạnh vào tai cậu học sinh này khiến tai cậu đỏ ửng lên vì đau.
Bạn biết, tôi nhận lại được gì từ học sinh của mình không? Nó quay lại cười hì hì và nói: "Thầy khỏe thế!" Lức đó vừa bực mình lại vừa buồn cười.
Sau đó, tôi hỏi cậu bé nguyên nhân nghỉ học không phép. Cậu học sinh của tôi kể: Trên đường đi học gặp một ông cụ 1 mình đang hì hụi lớp mái nhà. Thấy ông cụ không có ai giúp đỡ, cậu bé liền "sắn ống tay áo" giúp ông cụ vận chuyển ngói lợp mái nhà. Tưởng chỉ mất ít phút nào ngờ mất luôn cả buổi sáng nên đành phải nghỉ học không phép luôn.
2 lần còn lại cũng là những lý do tương tự như vậy. Nghe xong lời giải thích đó, tôi không những không phạt mà còn biểu dương cậu học sinh trước lớp..."
Bạn đọc nghĩ gì về những câu chuyện này? Mời bạn chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm dạy dỗ con trẻ qua phần comment dưới bài! Chân thành cảm ơn!
Theo GDVN
Nâng cấp "Luật yêu" !! Có những nguyên tắc khi yêu qua thời gian trở thành luật bất thành văn. Nhưng nếu cứ bê nguyên xi mà áp dụng vào thì không ổn chút nào... Luật số 1: Tuyệt đối không được ghen tuông trên mọi phương diện Luật được áp dụng vì: Trước kia, đa số các nàng đều mang trong mình tư tưởng nếu như nuôi...