Sinh viên 68 tuổi vẫn đến giảng đường học làm báo
Gần tuổi cổ lai hy, Li Wen vẫn không từ bỏ niềm đam mê học tập, nghiên cứu của mình. Hằng ngày, ông vẫn đến giảng đường ở Bắc Kinh, Trung Quốc, lắng nghe bài giảng từ các thầy cô giáo.
Đó là trường hợp hy hữu tại khoa Báo chí và Truyền thông, ĐH Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc. Năm 2001, khi Trung Quốc bắt đầu bỏ chính sách giới hạn độ tuổi tới trường ĐH, lúc đó, Li 58 tuổi đã ghi danh vào một trường ĐH bình thường ở Quý Châu, quê hương ông. Li cho biết: “ Lúc bước chân vào khuôn viên của trường, cảm giác như đang làm một việc quá sức”. Thế nhưng, “chàng” sinh viên với hai thứ tóc trên đầu này vẫn quyết tâm học tập suốt 9 năm trời. “Lúc đầu, một số người hiểu nhầm, họ cứ tưởng tôi đến lớp có việc gì nhưng sau dần dần, mọi việc khá êm thấm. Được học cùng thầy cô và các bạn, tôi trở nên hào hứng hơn, cứ như cá về với nước vậy”.
Sau khi tốt nghiệp ĐH vào năm 1965, Li được phân công làm việc tại một nhà ga xe lửa địa phương và chỉ 3 tháng sau, ông được lên làm việc ở phòng quan hệ công chúng. “ Lúc đó, tôi là người duy nhất biết đọc, cho nên tôi rất may mắn được chuyển từ công việc lao động chân tay nhàm chán vào văn phòng viết bài PR“.
Li Wen trên giảng đường
Đối với Li, học tập thực sự là một việc hữu ích, bởi nó không chỉ thay đổi điều kiện làm việc mà còn giúp Li tìm được tình yêu của đời mình từ một người phụ nữ thanh lịch, sau này trở thành vợ ông. Li nhận ra rằng, chỉ có học tập, nghiên cứu mới có thể giúp ông thay đổi cuộc sống. Cả 2 con trai của Li, hiện đã ngoài 30 cũng đã tốt nghiệp ĐH và có việc làm ổn định.
Sau khi nhận được tấm bằng cử nhân nghệ thuật vào năm 2005, Li quyết định tham gia học khóa sau ĐH rồi tiếp tục làm luận án tiến sĩ tại Trung Quốc. Vì thế, tháng trước, Li đến Bắc Kinh để tham dự lớp học này tại ĐH Thanh Hoa – một trong những ĐH uy tín nhất của đất nước.
Video đang HOT
Li cho biết, lý do mà ông đến đây nghiên cứu là vì “Các thành phố luôn chứa đựng nguồn tài nguyên văn hóa sâu sắc với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội”. Li nhanh chóng phù hợp với cuộc sống mới và sớm hòa nhập với lớp học của mình. “Buổi học đầu tiên của tôi ở Thanh Hoa là về lý thuyết của Karl và Heghen. Các giáo viên am hiểu rất sâu sắc và chúng tôi đã có những thảo luận sôi nổi.
Dù chênh lệch về tuổi tác nhưng dường như đó không phải là trở ngại đối với Li trong việc tiếp thu kiến thức so với các bạn cùng lớp. Những năm tháng học tập, nghiên cứu và làm việc đã giúp Li có được lượng kiến thức tương đối vững vàng.
Đến Bắc Kinh, Li thuê một căn nhà rộng tầm 10m2 với chi phí sinh hoạt khoảng 2000 nhân dân tệ/tháng (4,5 triệu đồng/tháng). So với những sinh viên phải tự kiếm sống, Li cảm thấy mình còn hạnh phúc hơn nhiều.
Hải Như
Theo ChinaDaily/BĐVN
Những câu chuyện "bó tay" về ngày 20.11
Thực cảnh 20/11 của một số năm trước khiến người phải lắc đầu. Thay vì tri ân thầy cô vào ngày 20/11, nhiều bạn biến nó thành trò cười hay một thảm cảnh bi hài...
Thầy cũ - cô mới
Một thực trạng rất đáng buồn là nhiều bạn học sinh rất phân biệt giữa thầy người khác và thầy của mình. Nghĩa là đối với thầy cô chịu trách nhiệm giảng dạy mình thì họ một dạ, hai vâng. Nhưng với thầy cô khác hay những giáo viên cũ thì họ ngoảnh mặt đi chẳng "dư" một cái gật đầu xin phép. Và điều đó hiển hiện rõ ràng nhất trong ngày lễ tri ân giáo viên - 20/11.
Những suy nghĩ và hành động của anh chàng M.Q (sn1994) là một điển hình. Vốn học giỏi, ngoan nên M.Q nghiễm nhiên trở thành học trò cưng của nhiều thầy cô. Thế nhưng với Q, chỉ có thầy cô nào đang dạy mình thì mới cần... thân thiết. Tất nhiên, ngay cả vào ngày tri ân thầy cô 20/11cũng không là ngoại lệ. Cậu bạn chỉ "quà cáp" hay thưa gửi với thầy cô đang giảng dạy hay sắp dạy mình. Còn thầy cô giáo cũ thì Q lơ chẳng thèm ngó ngàng chào hỏi.
Ngày 20/11 năm ngoái, Q đã khiến bạn bè một phen bất ngờ, khi cả lớp rủ nhau kéo về nhà cô giáo chủ nhiệm cũ, người từng hết mực chăm sóc và giúp đỡ Q. Ngày còn học cô, Q cũng là đứa học trò luôn tỏ ra yêu quý và thân thiết với cô nhất. Thế nhưng năm nay đã khác, Q thản nhiên từ chối vì lí do: "Mình bận, với lại giờ không dạy nữa đến thăm làm gì?. Có cần thiết không?".
Câu nói vô tình của Q như một hồi chuông lạnh. Nó khiến người khác giật thót với suy nghĩ của không ít cô cậu học trò ngày nay. Họ quá thực dụng trong cuộc sống. Nhưng cả trong môi trường học đường. Có nên thực dụng vậy chăng?
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Biến 20.11 thành ngày hẹn hò
Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam - 20/11 đa số các trường đều được nghỉ học. Đây không chỉ là một ngày nghỉ xả hơi của thầy cô mà còn là ngày tụ họp bạn bè đông đủ trong giai đoạn học hành căng thẳng. Những nhóm bạn từ hồi tiểu học, hay trung học cũng có dịp gặp nhau sau bao năm xa cách khi tụ tập đi thăm thầy cô hay về trường cũ.
Ấy thế nhưng không ít bạn tận dụng tối đa ngày này để đi chơi mà quên bẵng việc phải đi tri ân thầy cô. Chẳng vậy mà trong giờ làm lễ kỉ niệm hàng năm của các trường, vẫn vắng bóng không ít học trò. Còn chốn trung tâm thì lúc nào cũng đông nghịt, kẹt cứng những bóng áo trắng. Nhiều cặp còn biến trường học là tụ điểm để hẹn hò, vừa gặp nhau thì "bắn" đi chơi, chẳng màn gì đến làm lễ hay thầy cô nữa.
Tiền gia đình đưa để mua quà biếu thầy cô, nhiều bạn ngang nhiên biển thủ vào quỹ riêng. Không chỉ thế, một vài bạn còn biến quà biếu thầy cô thành quà cho mình hay cho... người yêu mình. Lại thêm chuyện, có những bạn chỉ tranh thủ chạy vào "gửi quà" cho đủ lễ với thầy cô, rồi vội vã vì... có hẹn.
Chẳng hiểu các bạn ấy quên rằng quan trọng nhất không phải quà cáp mà là tấm lòng hay chăng đối với nhiều học sinh, sinh viên, ngày 20/11 trở thành ngày hẹn hò tự lúc nào không biết? Còn những món quà kia, có chăng là nghi lễ nên "rút lễ" được chút nào là mòn rút không thương?
Ngày để hối lộ, xin xỏ?
Bên cạnh những câu chuyện đáng buồn về việc nhiều bạn biển thủ quà của gia đình gửi tri ân thầy cô. Một số khác lại tận dụng ngày 20.11 trở thành ngày có thể ... công khai hối lộ. Như câu chuyện của cô bạn M dưới đây là một chuyện có thật và những người từng biết đến không khỏi lắc đầu cho thái độ sống của lớp trẻ bây giờ.
M (sn1993) là một cô bạn xinh, học giỏi và sớm nổi tiếng. M được nhiều người biết đến trong vai trò người mẫu ảnh, diễn viên của nhiều tờ báo tuổi teen. Được gia đình hỗ trợ và đầu tư, hầu như M khá thành công trong con đường nghệ thuật. Nhưng khi kèm những ngày tất bật với ánh đèn sân khấu là sự vắng bóng của M trên lớp học và chiếc ghế nhà trường. Tất nhiên, kết quả và điểm số của M không thể khá được với tần suất nghỉ học và đi diễn nhiều như vậy.
Trước tình hình học tập quá tệ hại, lo lắng gia đình sẽ không cho mình theo đuổi con đường nghệ thuật, M dùng ngày 20/11 mong có thể hối lộ, xin xỏ thầy cô kéo điểm giúp mình. Cô bạn khéo léo đến nhà từng thầy cô để "thăm" và bỏ một phong bì "nặng kí" trong giỏ hoa, hay túi quà. Thế nhưng, điều đó chẳng thể giúp ích gì cho M. Những phong bì M lén bỏ vào quà đều được gửi trả lại kèm theo lời động viên: "M cần cố gắng phân chia thời gian làm nghệ thuật và học. Đừng để sau này ân hận".
Cũng như M, nhiều teen muốn thông qua những ngày lễ như 20.11 này để lấy lòng thầy cô, những mong được ưu ái hơn trong việc học. Thế nhưng họ vô tình dẫm đạp lên ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam, 20/11 hằng năm. Đây là ngày để tri ân, tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn đến công lao dạy dỗ của thầy cô, những người đưa đò tận tụy.
Theo PLXH
Làm sao để HS lớp 8 không "sợ" khi phải vẽ người? Thầy Trần Trung Hiền đã sáng tạo ra một cách dạy vẽ về người khá chi tiết, dễ tiếp thu, chi phí rẻ... có thể áp dụng rộng rãi cho bộ môn dạy Mĩ thuật lớp 8 trên toàn quốc. Học sinh cấp 2 thường sợ khi có bài vẽ người Thực tế hiện nay, học sinh THCS đang gặp rất nhiều khó...