Sinh viên 5 tốt cách vượt qua “mặc cảm” học trường tư
Vũ Thị Út – sinh viên ngành Công nghệ kĩ thuật môi trường (khoa Quản lí tài nguyên và môi trường, Trường ĐH Thành Đô) – “ Sinh viên 5 tốt” cấp thành phố – kinh nghiệm để trở thành một sinh viên giỏi, tự tin với kiến thức và kỹ năng khi tốt nghiệp ra trường.
Sinh viên Vũ Thị Út
Học chủ động, đa dạng môi trường học tập
Nhà nghèo, Vũ Thị Út từng có suy nghĩ tìm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp THPT để hỗ trợ thêm cha mẹ. Được người thân động viên và quyết định chọn Trường ĐH Thành Đô, Vũ Thị Út trở thành một trong những gương măt sinh viên tiêu biểu của trường với điểm số tổng kết hằng năm luôn đạt loại giỏi, điểm rèn luyện mỗi kì luôn đạt xuất sắc.
kinh nghiệm để có được thành tích này, Vũ Thị Út cho rằng, việc đầu tiên cần có phương pháp học phù hợp; phân bố thời gian hợp lí giữa việc học, nghỉ ngơi và giải trí. Sinh viên nên tập trung nghe giảng khi học trên giảng đường, ghi chép cẩn thận, khoa học và đọc thêm những vấn đề liên quan ở sách báo hoặc trên internet vào thời gian rảnh.
Trước mỗi bài kiểm tra hoặc kì thi, việc ôn luyện kiến thức theo chuỗi sơ đồ tư duy là cách học hiệu quả. Khi viết ra lần lượt các kiến thức trọng tâm, các từ khoá giúp người học nhớ nhanh hơn nội dung của môn học, tránh tình trạng học sáo rỗng, học “vẹt”.
Một thói quen rất tốt và vô cùng hữu ích là thói quen đọc sách. “Hãy đọc sách nhiều hơn mỗi ngày. Sách không chỉ mở ra cho bạn kho tàng kiến thức mới mà còn giúp cải thiện vốn từ ngữ hiệu quả.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất giúp học tập tốt là chăm chỉ, kiên nhẫn và chủ động. Chăm chỉ học, đọc, tìm hiểu thông tin trên mạng; kiên nhẫn trong giải quyết một đề bài khó và chủ động hơn trong mở rộng vốn kiến thức bản thân là điều không thể thiếu” – Vũ Thị Út .
Ngoài việc học, nữ sinh viên quê Lào Cai cho rằng, mỗi sinh viên nên tham gia các hoạt động ngoại khoá do nhà trường tổ chức. Khởi đầu là tham gia vào các câu lạc bộ, đội nhóm mà mình yêu thích. Bởi ở môi trường tập thể này, mỗi người sẽ có cơ hội giao lưu với bạn bè, mở rộng mối quan hệ xã hội, học được nhiều kĩ năng quan trọng như thuyết trình, làm việc nhóm, kĩ năng lãnh đạo…
Video đang HOT
Cùng với đó, rất nên có ý thức tích cực tham dự các hội thảo, trò chuyện cùng chuyên gia; những buổi trang bị kĩ năng cho sinh viên do nhà trường tổ chức. Các hoạt động ngoại khoá này là nơi giúp sinh viên trau dồi thêm các kĩ năng cần thiết, là nơi thể hiện khả năng bản thân và truyền cảm hứng học tập sáng tạo cho các sinh viên khác.
Vũ Thị Út (ảnh trái) trong một hoạt động biểu diễn văn nghệ của trường
Phá rào cản tâm lý khi học trường ngoài công lập
Là người yêu thích công việc tình nguyện, ngay từ năm thứ nhất, Vũ Thị Út đã đăng kí tham gia câu lạc bộ sinh viên tình nguyện của nhà trường.
“Khi được làm các công việc có ích giúp đỡ cho nhà trường, cho cộng đồng, cho xã hội, em cảm thấy bản thân mình có ích hơn.
Công việc tình nguyện giúp nuôi dưỡng và phát triển nhiệt huyết tuổi trẻ, giúp em nhận được nguồn năng lượng lạc quan, cách làm việc hiệu quả và tinh thần đồng đội, đoàn kết. Điều đó giúp em cảm thấy bớt căng thẳng hơn, thích thú với việc học tập hơn” – Vũ Thị Út tâm sự.
Ngoài tình nguyện, việc tham gia các hoạt động văn nghệ- thể thao cũng là yếu tố giúp Út trở thành một “sinh viên 5 tốt”. Cô gái trẻ cho biết, trong quá trình học ở trường mình luôn tích cực tham gia diễn văn nghệ cho các chương trình lớn nhỏ của trường như Lễ khai giảng, lễ bế giảng, gala chào tân sinh viên, các buổi hội thảo, lễ tri ân nhà giáo VN 20/11, ngày 20/10,… Cùng với đó là tham gia các hoạt động thể thao để rèn luyện sức khoẻ để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và hoàn thành công việc mình yêu thích.
Trong suốt ba năm qua, vừa chăm chỉ học tập trau dồi kiến thức chuyên môn, hiện Vũ Thị Út hiện là uỷ viên Ban chấp hành Đoàn trường, phó chủ nhiệm câu lạc bộ Sinh viên tình nguyện và câu lạc bộ Nghệ thuật – hai trong số chín câu lạc bộ lớn của Trường ĐH Thành Đô.
Qua quá trình học tập tại trường, nhận thấy một số bạn có thái độ tự ti khi học trong trường đại học tư thục sẽ khó có cơ hội xin việc, Vũ Thị Út cho rằng, việc ra trường có kiếm được việc làm hay không phụ thuộc ở sự năng động, chăm chỉ và kĩ năng của mỗi người.
“Năng lực của bản thân không phụ thuộc vào tấm bằng đại học mà phụ thuộc ở cách bản thân mình làm việc. Nếu các bạn chăm chỉ học tập, chủ động và sáng tạo hơn trong việc tiếp cận tri thức, dành thời gian học thêm ngoại ngữ, trau dồi kĩ năng mềm, kĩ năng tin học, tích cực trong các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tình nguyện thì khoảng cách giữa trường đại học công lập và trường tư thục sẽ rút ngắn lại” – Vũ Thị Út .
Theo Giaoducthoidai.vn
Chương trình các môn học mới có sự gia tăng kiến thức hợp lý
Việc mở rộng kiến thức cho phép học sinh có cái nhìn tổng quan hơn, dễ dàng so sánh giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
ảnh minh họa
TS Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) góp ý về dự thảo chương trình các môn học mới.
Khi vấn nạn quá tải học đường diễn ra, phụ huynh, giáo viên và nhà quản lý đều nhận ra tầm quan trọng của việc thiết kế lại chương trình sao cho phù hợp với sức trẻ, không gây áp lực kiến thức mà vẫn giáo dục hiệu quả. Dư luận vì thế đặc biệt quan tâm và đặt niềm tin các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ giảm tải được cho học sinh.
TS Vũ Thu Hương, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC.
Khi dự thảo chương trình các môn học được công bố ngày 19/1, đã có nhiều ý kiến cho rằng bản mới không hề giảm tải so với chương trình hiện nay. Cá nhân tôi đồng ý với ý kiến này. Tuy nhiên theo tôi, sự tăng tải kiến thức trong một số môn học ở chương trình mới là hợp lý, vì những lý do sau.
Thứ nhất, chương trình tăng tải theo hướng phổ rộng kiến thức, đưa thêm vào nội dung ở phạm vi thế giới thay vì bó hẹp trong biên giới đất nước như hiện nay. Ví dụ, môn Lịch sử, Địa lý ở cấp tiểu học trước không có nội dung về thế giới, nay có kiến thức lịch sử địa lý Đông Nam Á, các nền văn minh thế giới như Ai Cập, La Mã cổ đại... Toán học Xác xuất, Thống kê trước đây gần như không xuất hiện trong chương trình giáo dục phổ thông thì nay được đưa vào dạy từ tiểu học.
Kiến thức mới được đưa vào chương trình môn học lần này đã gần và thiết thực hơn với đời sống của học sinh. Việc mở rộng kiến thức cho phép học sinh có cái nhìn tổng quan hơn, dễ dàng so sánh giữa Việt Nam và các nước trên thế giới để có những định hướng phù hợp với sự phát triển đất nước trong tương lai. Ở thế giới hội nhập bây giờ, kiến thức sâu rộng mang tính toàn cầu chắc chắn sẽ có giá trị vô cùng lớn với học sinh sau khi ra trường.
Ở một khía cạnh khác, tôi thậm chí cảm thấy sự mở rộng kiến thức với môn Ngữ văn dường như "chưa đủ". Rất nhiều kiệt tác của nhân loại như: Cuốn theo chiều gió, Đồi gió hú, Jen Ero, Những người khốn khổ, Nhà thờ đức bà Paris... vắng bóng trong chương trình lần này. Nội dung vở kịch Hồ Thiên Nga được giới phê bình đặc biệt coi trọng, cũng không được đề cập tới trong dự thảo môn Ngữ văn. Khi ra môi trường thế giới, học sinh Việt Nam sẽ trả lời thế nào khi được bạn bè quốc tế trao đổi về các kiệt tác của nhân loại này?
Thứ hai, việc tăng tải kiến thức khiến giáo viên và học sinh phải quan tâm đến nhiều mảng kiến thức hơn. Thầy cô không thể đề ra khối lượng bài tập khổng lồ hay lắt léo cho trẻ bởi chính họ sẽ quá tải trong việc chấm và trả bài. Như vậy, phổ kiến thức rộng sẽ tạo điều kiện cho lượng bài tập giảm sút, khiến việc học thêm dần trở nên không cần thiết với học sinh, tạo đà cho sự giảm tải diễn ra thực sự.
Thứ ba, khi kiến thức phổ rộng, chính giáo viên cũng cần trau dồi kiến thức và kỹ năng dạy học. Điều này khiến họ dễ dàng bắt nhịp với những thay đổi, tiếp nhận cái mới trong kiến thức, phương pháp giảng dạy. Giáo viên do đó sẽ dễ chấp nhận những ý kiến thông minh đôi khi vượt tầm bản thân họ của học sinh, bởi kiến thức rộng này các em có thể thu nhận từ các nguồn khác nhau ngoài nhà trường. Thế công bằng hơn trong trường học, những ngôi trường thật sự dân chủ, theo đó sẽ dần được hình thành.
Bên cạnh những nỗ lực giảm nặng nề về kiến thức cho học sinh, việc bắt trẻ học bán trú 2 buổi/ngày dường như là "lỗ hổng" trong chủ trương giảm tải của chương trình mới. Cá nhân tôi không đồng tình với lý thuyết cùng một khối lượng kiến thức nhưng tăng lên 2 buổi học/ngày sẽ giúp việc học tập nhẹ nhàng hơn. Những năm qua đã có rất nhiều nhà trường lợi dụng buổi học thứ hai để ép học sinh học thêm khiến trẻ và phụ huynh bức xúc. Điều gì có thể khẳng định thực tế khi áp dụng học 2 buổi/ngày cho chương trình giáo dục phổ thông mới, tình trạng này không diễn ra?
Việc học sinh phải ăn ngủ trưa trong điều kiện chật chội, thiếu an toàn về nhiều mặt ở trường, có thể tạo ra những hệ lụy khó lường. Tại sao chúng ta không tạo ra nhiều kiểu lớp học: bán trú, học một buổi... để các gia đình, học sinh lựa chọn phù hợp với điều kiện của họ? Ở Đức, Hungary... học sinh chỉ học một buổi một ngày, từ 9h đến 14h. Tại nhiều nền giáo dục tiên tiến khác, họ đa dạng mô hình trường học nội trú, bán trú hoặc trường có lớp bán trú... đề người học tự đăng ký.
Rõ ràng các tác giả của dự thảo chương trình môn học đã có nhiều cố gắng trong việc bố trí chương trình để giảm tải áp lực cho học sinh. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hy vọng chương trình mới sẽ hiệu quả hơn nữa trong mục tiêu giảm kiến thức và tôn trọng sự phát triển toàn diện của trẻ.
Theo VNE
Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình góp ý về chương trình môn Toán mới Giảng dạy môn Toán là truyền đạt tư duy cho học sinh nên việc giảm tải kiến thức, định hướng nghề nghiệp thông qua chuyên đề được nghiên cứu kỹ lưỡng... ảnh minh họa Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo chương trình các môn học mới để lấy ý kiến giáo viên và các nhà chuyên môn. Trong đó, chương trình môn...