Sinh vật tưởng tuyệt chủng 25 năm bỗng ‘quay lại’: Bất ngờ chạm trán cá thể khổng lồ lúc nửa đêm
Chúng là một trong những loài động vật có vú quyến rũ nhất trên Trái đất.
Trong tiếng Malaysia, từ pengguling có nghĩa là “người cuộn tròn”. Đó là cái tên hoàn hảo cho tê tê—một trong những loài động vật có vú quyến rũ nhất trên Trái đất.
Trông giống như một loài thú ăn kiến mặc áo giáp, tê tê nổi tiếng cuộn tròn cơ thể thành những ‘quả bóng’ chặt như một cơ chế phòng thủ. Số lượng của chúng bao gồm 8 loài thuộc 3 chi ( Manis, Phataginus và Smutsia).
Đáng buồn thay, hầu hết chúng đều được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) công nhận là bị đe dọa, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc cực kỳ nguy cấp, phần lớn do thịt và vảy của chúng được đánh giá cao vì đặc tính chữa bệnh ở một số nền văn hóa.
Hình ảnh loài tê tê khổng lồ ở Senegal từng bị cho là tuyệt chủng năm 1999. Ảnh: Fabian von Poser/Getty Images
Điều đó đặc biệt đúng với loài tê tê khổng lồ (Smutsia gigantea). Là loài lớn nhất trong số 8 loài, nó có thể dài tới 1,2 mét, tê tê khổng lồ vẫn bị coi là một trong những loài bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới. Điều này đã khiến loài tê tê khổng lồ cũng như các loài tê tê khác bị tuyệt chủng trên phần lớn phạm vi tự nhiên dọc theo đường xích đạo châu Phi.
Từ thời xa xưa, phạm vi đó bao gồm cả quốc gia Senegal ở Tây Phi. Nhưng không ai phát hiện ra một con tê tê khổng lồ ở nước này kể từ năm 1999 cho đến gần đây.
Cuộc chạm trán bất ngờ lúc nửa đêm
Trong một cuộc khảo sát Máy bẫy ảnh (bẫy camera) được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2023 tại Công viên Quốc gia Niokolo-Koba (Di sản Thế giới được UNESCO công nhận nằm dọc theo bờ sông Gambia), các nhà khoa học khi làm việc với Panthera Senegal đã phát hiện một con tê tê khổng lồ lang thang dọc theo lòng sông khô cạn.
Thời điểm cuộc chạm trán xảy ra giữa camera và loài sinh vật tưởng đã tuyệt chủng này là vào lúc 1h37 sáng giờ địa phương ngày 8/3/2023.
Lần cuối cùng tê tê khổng lồ được phát hiện ở Senegal là trong một cuộc khảo sát giám sát tương tự tại cùng một vườn quốc gia năm 1999. Bây giờ, 25 năm sau, nhóm nghiên cứu quốc tế đã báo cáo về cuộc chạm trán đầy bất ngờ này trên Tạp chí Sinh thái Châu Phi vào giữa tháng 5/2024.
Tê tê khổng lồ (Smutsia gigantea) có thể dài tới 1,2 mét.
Các tác giả viết: “Tê tê đã thu hút được sự quan tâm lớn trong những năm gần đây, phần lớn là do hoạt động buôn bán loài này với quy mô chưa từng có. Những cuộc khảo sát lại như vậy không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm kê đa dạng sinh học có hệ thống mà còn cả giá trị quan trọng của các khu bảo tồn rộng lớn ở Tây Phi”.
Mặc dù được cho là đã tuyệt chủng cục bộ ở Senegal nhưng loài tê tê khổng lồ vẫn sống ngoài biên giới nước này trong các khu rừng ẩm ướt ở phía Tây và Trung Phi. Tuy nhiên, ngay cả ở những khu vực này, nạn phá rừng và buôn bán động vật đã đẩy loài tê tê khổng lồ vào tình trạng bảo tồn “dễ bị tổn thương”.
Vì vậy, việc phát hiện ra loài này ở một quốc gia về cơ bản coi loài động vật có vú này đã tuyệt chủng có thể gia tăng các nỗ lực bảo tồn trong khu vực.
Alain DT Mouafo, thành viên Nhóm chuyên gia về tê tê của IUCN, nói với New Scientist rằng: “Cảnh tượng này mang lại tia hy vọng cho sự sống sót của tê tê khổng lồ ở Tây Phi và có thể được sử dụng để nâng cao nhận thức cộng đồng về hoàn cảnh bị săn bắt của tê tê tại đây nói riêng và thế giới nói chung”.
Người ta hy vọng rằng tê tê châu Phi sẽ có cuộc sống tốt hơn so với những người anh em họ hàng châu Á của chúng, vốn hầu hết đều đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Nhận thức được rằng những sinh vật hấp dẫn này vẫn đang sống ở những khu vực mà trước đây chúng bị coi là tuyệt chủng sẽ giúp chúng có cơ hội sống sót và được bảo vệ tốt hơn.
Lợn đất: Loài động vật kỳ lạ có tai thỏ và thân to, trông giống lợn nhưng không phải lợn
Lợn đất (Aardvark) là một loài động vật có vú độc đáo với ngoại hình có phần kỳ lạ: tai thỏ, mõm dài giống heo, thân to và chiếc đuôi dài. Tuy có tên gọi là "lợn" nhưng chúng không hề liên quan đến họ nhà lợn mà là loài duy nhất trong bộ Tubulidentata.
Lợn đất là một loài động vật có vú thuộc bộ Tubulidentata. Nó phân bố chủ yếu ở các vùng rừng thưa, cây bụi và đồng cỏ phía nam sa mạc Sahara ở châu Phi.
Điều đáng nói là lợn đất là một loài đặc hữu nhỏ ở châu Phi. Không giống như các loài động vật khác ở vùng đất này, lợn đất không có răng cửa hoặc răng nanh mà chỉ có răng hàm.
Lợn đất hiện được xếp vào loại "ít quan tâm" trong Sách đỏ IUCN. Tuy nhiên, số lượng lợn đất đang có xu hướng giảm sút do mất môi trường sống và nạn săn bắn.
Những răng hàm này có hình nón mỏng, tạo thành một sự sắp xếp độc đáo. Điều đáng ngạc nhiên là những chiếc răng hàm này không có chân răng và mỗi chiếc răng đều có buồng tủy hình ống.
Trong khoang tủy, tủy răng giàu mạch máu được giấu kín, bên ngoài được bao bọc bởi men răng. Răng hàm của chúng có khả năng phát triển trong suốt cuộc đời và là "công cụ sắc bén" có thể sử dụng liên tục.
Lợn đất là loài động vật sống đơn độc, chỉ tập trung thành bầy khi giao phối hoặc nuôi con. Chúng dành phần lớn thời gian để đào hang và kiếm ăn. Hang lợn đất có thể dài tới 30 mét và có nhiều ngách ngách, giúp chúng trốn tránh kẻ thù và bảo vệ con non. Lợn đất sinh sản quanh năm, mỗi lứa đẻ từ 1-4 con. Con non bú sữa mẹ trong khoảng 6 tháng và trưởng thành sau 18 tháng. Lợn đất có tuổi thọ trung bình trong tự nhiên là 10 năm.
Lợn đất cũng có hình dáng khá kỳ dị, thân màu nâu vàng, lông thưa thớt, da dày, giống một con lợn rừng nhỏ. Điều kỳ lạ là lợn đất có một đôi tai dài và mỏng, không rõ trông giống thỏ hay lừa.
Không chỉ vậy, lợn đất còn có đầu hẹp và dài, mõm nhô ra hình ống, chiếc lưỡi dài và mảnh, giàu chất nhầy, có thể dài ra, chủ yếu để ăn kiến trong hang. Trên thực tế, thực đơn chính của lợn đất bao gồm nhiều loại côn trùng, loài gặm nhấm nhỏ và trứng chim, nhưng nó chủ yếu ăn kiến, và khi kiến không đủ, nó cũng sẽ ăn một số loài mối. Vì vậy, lợn đất còn được gọi là "thú ăn kiến châu Phi".
Lợn đất là động vật sống về đêm, điều này giúp chúng tránh nóng và động vật ăn thịt. Vào ban đêm, chúng có thể di chuyển từ 10 đến 30 km, lang thang theo hình zíc zắc dọc theo những con đường quen thuộc. Lợn đất thường dừng lại để đánh hơi và ấn "mõm lợn" của nó vào đất - những chuyển động nhỏ dưới lòng đất có thể được phát hiện bởi các cơ quan cảm giác bằng thịt trên vách ngăn mũi.
Khi phát hiện một ụ kiến dưới lòng đất, lợn đất có thể dùng móng vuốt khỏe và sắc bén để nhanh chóng đào ụ kiến lên. Lúc này, để tránh hít phải bụi bay, lợn đất cũng sẽ bịt chặt lỗ mũi lại. Sau đó, lợn đất liếm kiến hoặc mối bằng chiếc lưỡi dài 30 cm phủ đầy chất nhầy của nó. Lợn đất có thể ăn 50.000 con mối trong một đêm.
Tất nhiên, móng vuốt của lợn đất không chỉ giúp chúng bắt mồi mà còn giúp chúng trốn thoát khỏi những kẻ săn mồi.
Loài vật này sử dụng kỹ năng đào hang tuyệt vời của mình để tạo ra môi trường sống an toàn cho bản thân. Không chỉ vậy, những cái hang do lợn đất đào không chỉ đóng vai trò là nhà của chúng mà còn trở thành nơi ẩn náu của các loài động vật khác.
Trên vùng đất châu Phi, nhiều loài động vật nhỏ như thằn lằn, trăn, rắn hổ mang, lửng mật, lợn lòi và thậm chí cả những động vật lớn như sư tử và báo hoa mai có thể sử dụng các hang động do lợn đất đào làm nơi trú ẩn tạm thời để tránh những kẻ săn mồi hoặc thời tiết khắc nghiệt.
Các hang do lợn đất đào thường có nhiều lối ra vào và nhiều đường hầm, có thể tạo thành một mạng lưới ngầm phức tạp. Thiết kế như vậy không chỉ mang lại nhiều lựa chọn đa dạng cho lợn đất mà còn cung cấp các lối thoát hiểm và không gian trú ẩn khác nhau cho các động vật khác. Điều này cho phép các loài động vật khác chọn con đường phù hợp nhất với nhu cầu của chúng, ngay cả khi phải đối mặt với các mối đe dọa, tăng cơ hội sống sót cho chúng.
Một số loài động vật chọn xây tổ trong hang do lợn đất đào để bảo vệ con non hoặc trứng của chúng khỏi những kẻ săn mồi. Sự lựa chọn này không chỉ mang đến môi trường ấp trứng và phát triển an toàn hơn mà còn giảm nguy cơ bị săn mồi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của sự sống mới.
Ở một số khu vực khô cằn, hang do lợn đất đào có thể thu thập nước mưa và tạo thành nguồn nước tạm thời. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cho các loài thực vật xung quanh và các động vật hoang dã khác, đặc biệt là trong thời kỳ hạn hán khắc nghiệt. Do đó, các hang do lợn đất tạo ra trở thành nguồn nước quan trọng trong hệ sinh thái.
Tuy mang tên "lợn" nhưng lợn đất không hề liên quan đến họ lợn. Chúng là đại diện duy nhất của bộ Tubulidentata, có họ hàng gần hơn với voi và đa man. Lợn đất được mệnh danh là "vị cứu tinh" của châu Phi bởi vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quần thể kiến và mối - những loài gây hại cho mùa màng và sinh thái.
Tuy sở hữu ngoại hình có phần "ngộ nghĩnh", lợn đất đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái châu Phi và được xem là "vị cứu tinh" của khu vực này bởi những lý do sau:
Kiểm soát mối và kiến: Lợn đất là loài ăn thịt, với khẩu phần ăn chính gồm mối và kiến. Nhờ khứu giác nhạy bén và móng vuốt khỏe khoắn, chúng có thể đào sâu vào tổ mối, kiến và tiêu thụ hàng triệu con mỗi đêm. Điều này góp phần kiểm soát số lượng mối và kiến, ngăn chặn chúng phá hoại mùa màng và sinh sản quá mức.
Cải thiện chất lượng đất: Khi đào bới tìm kiếm thức ăn, lợn đất tạo ra những luống đất tơi xốp, giúp cải thiện cấu trúc và khả năng thoát nước của đất. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loài thực vật và tăng độ phì nhiêu cho đất.
Lan truyền hạt giống: Một số loài thực vật ở châu Phi có hạt được bao bọc bởi lớp vỏ cứng. Khi lợn đất ăn trái cây, chúng nuốt cả hạt. Sau khi tiêu hóa, hạt cây được bài tiết ra ngoài cùng với phân, từ đó có thể nảy mầm và phát triển thành cây mới.
Nguồn thức ăn cho động vật khác: Lợn đất là con mồi của các loài săn mồi như sư tử, báo đốm, linh cẩu,... Sự hiện diện của lợn đất góp phần duy trì sự đa dạng sinh học trong hệ sinh thái châu Phi.
Vì sao cá voi có khả năng lặn sâu hơn tàu ngầm hạt nhân? Khả năng lặn sâu của cá voi là kết quả của sự thích nghi tiến hóa qua hàng triệu năm. Nhờ cấu tạo cơ thể đặc biệt và khả năng tiết kiệm năng lượng hiệu quả, cá voi có thể sinh sống và kiếm ăn ở những độ sâu mà con người không thể với tới. Cá voi là loài động vật có...