Sinh vật biển sâu qua ống kính thợ lặn
Nhà sinh vật học Alexander Semenov đã lặn trong điều kiện dưới 0C để chụp hình các sinh vật tuyệt đẹp dưới Biển Trắng ở độ sâu 150 m.
Biển Trắng hay Bạch Hải là một vịnh nhỏ của biển Barents nằm ở phía tây bắc nước Nga. Đây là một trong những địa điểm xa xôi và ít được khám phá nhất trên Trái Đất với rất nhiều loài động vật có hình thù kỳ quái như đến từ hành tinh khác. Sinh vật trong ảnh là một con Euplokamis dunlopae, loài động vật thân mềm nhỏ bé có khả năng phát sáng tuyệt đẹp.
Sứa bờm sư tử, một trong những loài động vật dài nhất hành tinh với các xúc tu có thể phát triển tới chiều dài tới 37 m.
Sinh vật trông giống rết này là một con sâu cát vàng. Chúng thường sống trong các hang đào và đôi khi được tìm thấy bên trong xương của những con cá voi chết chìm dưới đáy biển.
Một loài ốc biển săn mồi nhỏ có tên khoa học là Limacina helicina. Chúng còn được gọi là bướm biển bởi màu sắc sặc sỡ và hai chi bên xòe ra giống như đôi cánh.
Hình ảnh giống như nhụy hoa này là một con thủy tức Hydrozoa. Chúng là những sinh vật cổ xưa đã xuất hiện trên Trái Đất từ cách đây hàng trăm triệu năm.
Hyperia galba là một loài sinh vật phù du chỉ dài hơn 1 cm. Chúng đặc trưng bởi đôi mắt rất to, chiếm gần như toàn bộ hai bên đầu.
Sên Clione limacina còn được mệnh danh là “thiên thần biển”. Chúng chỉ được tìm thấy một số vùng biển sâu lạnh lẽo trên Trái Đất.
Loài sứa nhỏ có tên khoa học là Bougainvillia superciliaris này phân bố chủ yếu tại các vùng biển gần Bắc Cực. Con trưởng thành có cơ thể hình chuông trong suốt dài tối đa 9,5 mm và hàng chục xúc tu mọc thành bốn cụm bên dưới mép chuông.
Ảnh: Alexander Semenov
Những loài bạch tuộc kỳ lạ dưới đáy đại dương
Bạch tuộc Dumbo, bạch tuộc Opisthotheusis Adorabilis có màu hồng, bạch tuộc chăn, hay bạch tuộc dừa... được biết đến là những loài sinh vật kỳ lạ dưới đáy đại dương. Cùng khám phá một số đặc điểm khác biệt về: hình dạng, màu sắc, nơi sinh sống... của các ở các loài bạch tuộc này qua bài viết dưới đây.
Mới đây, những nhà sinh vật học biển tại Đại học Newcastle, Anh đã ghi lại hình ảnh loài bạch tuộc ở dưới biển cách mặt nước hơn 7.000m
Loài bạch tuộc có tên gọi là Dumbo, hay còn gọi là bạch tuộc ma, được phát hiện ở vị trí sâu nhất tính đến thời điểm hiện tại
Bạch tuộc sở hữu chiếc đầu có hình thù kỳ lạ, chiếc vây lớn nhô ra. Loài bạch tuộc có tên gọi là Dumbo bởi hình dáng gần giống với chú voi biết bay, nhân vật hoạt hình cùng tên trong Walt Disney năm 1941
Sinh sống ở độ sâu dưới đáy biển cộng với điều kiện thiếu ánh sáng... đã khiến cho bạch tuộc Dumbo luôn thay đổi hình dạng, màu sắc một cách kỳ lạ
Dumbo có thể "biến hóa" để trở thành một sinh vật biển trong suốt, giúp tránh được sự phát hiện của những kẻ săn mồi
Loài bạch tuộc được tìm thấy ở phía bắc Australia cũng được biết đến là một trong những loài bạch tuộc đặc biệt với khả năng lên bờ tìm kiếm thức ăn
Đây là loài bạch tuộc duy nhất có thể thích nghi được với môi trường cạn. Thức ăn của chúng chủ yếu là những con cá, con tôm, hay cua nhỏ...
Do đặc điểm của vùng phía bắc Australia là nơi có mức thủy triều cao nên khi thủy triều rút xuống, những con bạch tuộc bắt đầu di chuyển lên bờ bằng các xúc tu
Các giác hút nhỏ nằm trên xúc tu giúp kéo cơ thể di chuyển một cách nhanh chóng và không hề phát ra bất cứ tiếng động nào
Bạch tuộc Opisthotheusis Adorabilis được tìm thấy ở vùng vịnh Monterey, Thái Bình Dương "gây sốt" bởi việc sở hữu hình dáng nhỏ nhắn, dễ thương
Đây là loài bạch tuộc nhỏ nhất thế giới, với đường kính khoảng 18 cm. Opisthotheusis Adorabilis có màu hồng và đôi mắt to tròn
Bạch tuộc di chuyển trong nước nhờ việc sử dụng tấm lưới ở phần thân, khiến người ta liên tưởng tới hình ảnh chiếc ô đang bay
Opisthotheusis Adorabilis là loài bạch tuộc tí hon, hiền lành và còn có khả năng phát sáng dưới đáy đại dương
Bạch tuộc chăn có tên khoa học là Tremoctopus cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt khi sở hữu 2 chiếc tua dài bất thường và chiếc màng khổng lồ
Chiếc màng dang rộng giúp Tremoctopus bảo vệ mình khi gặp những kẻ săn mồi. Đặcbiệt, bạch tuộc Tremoctopus còn có tới ba tim, phần đầu nhọn giống như mỏ vẹt
Sự chênh lệch kích thước giữa bạch tuộc đực và bạch tuộc cái được thể hiện rõ rệt khi Tremoctopus đực chỉ dài khoảng 2,5 cm nhưng Tremoctopus cái có thể kéo dài hơn 2 m
Bạch tuộc Tremoctopus sống chủ yếu ở vùng biển Đại Tây Dương,Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Sinh vật biển này còn có khả năng thay đổi màu sắc, kết cấu da một cách nhanh chóng
Bạch tuộc dừa là loài bạch tuộc nhỏ nhưng thông minh nhất dưới đáy đại dương
Bạch tuộc dừa có tên khoa học Amphioctopus marginatus, tập trung ở các vùng vịnh hoặc đầm phá nước
Vỏ dừa được chúng sử dụng vừa là nơi trú ẩn di động nhưng đồng thời cũng là công cụ giúp tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn
Tám xúc tu của bạch tuộc quét sạch những bùn đất của vỏ dừa sau khi được tìm thấy, và cuộn lấy vỏ dừa để di chuyển, ung dung lướt đi dưới đáy biển
Giải mã bí ẩn mực khổng lồ 'quái vật' biển sâu Một nhóm các nhà khoa học phân tích giải mã về một trong những sinh vật bí ẩn nhất đối với con người, mực khổng lồ, loài quái vật biển sâu. Mực khổng lồ sống dưới những vùng nước sâu hàng cây số, gần như không có cách nào để con người có thể quan sát được môi trường sống của chúng. Mãi...