Sinh lời vượt trội, bất động sản Việt Nam thu hút nhà đầu tư châu Á
Tỷ suất sinh lời của bất động sản cao cấp Việt Nam vượt trội so với các nước ASEAN.
Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Việt Nam cho biết, trong 3-5 năm qua, các nhà đầu tư châu Á đến từ Hàn Quốc, Hong Kong, Nhật, Malaysia, Trung Quốc đang hoạt động cực kỳ sôi nổi tại thị trường bất động sản Việt Nam. Họ chuộng các quỹ đất vàng, chuyên phát triển bất động cao cấp và hạng sang.
Lãnh đạo DKRA Việt Nam cho rằng làn sóng đầu tư của nhà đầu tư châu Á sẽ còn tăng trong vài năm tới. Chuyên gia này cũng đưa ra 7 nguyên nhân tạo nên cơn lốc săn đất vàng Việt Nam để phát triển bất động sản cao cấp của nhóm nhà đầu tư gốc Á.
Thứ nhất, Việt Nam là nước có thị trường bất động sản đang phát triển. Tại các thị trường còn sơ khai (còn gọi là thị trường mới nổi), có nhiều cơ hội đầu tư hơn những thị trường đã phát triển quá lâu (bão hòa cơ hội). Bất động sản nhiều nước ở châu Á đang có giá quá cao và việc đầu tư thời điểm này không còn hấp dẫn tại bản xứ đã thôi thúc nhà đầu tư gốc Á rót vốn vào thị trường Việt Nam.
Thứ hai, Việt Nam là quốc gia có sự ổn định về chính trị, đây được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu được các nhà đầu tư quốc tế quan tâm trước khi bước chân vào một thị trường mới mẻ. Sự ổn định chính trị mang tính an toàn cho các suất đầu tư trong bối cảnh biến động địa chính trị toàn cầu ngày càng khó lường.
Video đang HOT
Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, TP.HCM thu hút nhà đầu tư châu Á trong vài năm qua. Ảnh: Quỳnh Trần
Thứ ba, bất động sản cao cấp và hạng sang tại Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM có hiệu suất sinh lời cao hơn so với các nước ASEAN. Theo báo cáo gần đây của một số đơn vị khảo sát trong nước, bất động sản cao cấp tại quận 1, 3 TP.HCM có tỷ suất sinh lời trên dưới 4%. Tại quận 2, khu Thảo Điền, An Phú và Thủ Thiêm, căn hộ cao cấp đạt tỷ suất sinh lời 5-6,5%.
Trong khi đó, tỷ suất sinh lời của suất đầu tư căn hộ hạng sang trong khối ASEAN dao động trong khoảng 3,7- 5,2% và ở khu vực châu Á cũng ở ngưỡng tương đương. Do đó, bất động sản hạng sang tại TP HCM được xem là khá cạnh tranh trong khi giá bán lại “mềm” hơn.
Thứ tư, Việt Nam có nền văn hoá Á Đông phù hợp với văn hóa của các quốc gia trong khu vực châu Á. Sự tương đồng hoặc gần gũi về văn hóa là cầu nối rất hữu hiệu trong quá trình xúc tiến đầu tư, hợp tác đầu tư, giúp các ông lớn địa ốc châu Á dễ dàng tiếp cận, thâm nhập thị trường bất động sản Việt Nam.
Thứ năm, Việt Nam có dân số trẻ và đang ở giai đoạn bứt phá thu nhập nên nhu cầu nhà ở tăng mạnh. Tầng lớp trung lưu, thậm chí giới nhà giàu và siêu giàu được xếp vào nhóm tăng trưởng nhanh của thế giới là lợi thế được đánh giá có phần vượt trội của Việt Nam.
Với sản phẩm chủ đạo của nhà đầu tư gốc Á là bất động sản cao cấp, họ nhắm đến người tiêu dùng là giới nhà giàu, sẵn sàng chi trả cho tài sản giá trị cao với chất lượng vượt trội nhằm khẳng định vị thế.
Thứ sáu, lãi suất ở các thị trường bất động sản phát triển trong khu vực châu Á cực thấp. Mức lãi suất phổ biến tại Nhật là 1%, tại Singapore là 3%, Hàn Quốc dưới 2% và nhiều vùng lãnh thổ khác như Đài Loan, Hong Kong cũng ở mức khiêm tốn so với Việt Nam. Đây là yếu tố thu hút sự quan tâm của các quỹ đầu tư, các ông lớn bất động sản châu Á cập bến Việt Nam. Vì ngoài hợp tác phát triển dự án với biên lợi nhuận được cam kết, họ còn thực hiện các thương vụ mượn vốn với lãi suất tốt hơn ở quê nhà.
Thứ bảy, do cùng một khu vực châu Á, khoảng cách di chuyển giữa Việt Nam đến nước sở tại của nhóm nhà đầu tư gốc Á được xem là nhanh chóng, thuận tiện hơn hẳn so với những châu lục khác. Khoảng cách địa lý gần giúp nhà đầu tư châu Á có nhiều cơ hội giám sát, kiểm tra thực địa thị trường mới và kịp thời đưa ra các quyết định quan trọng, giúp suất đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.
Theo VnExpress
Cắt hàng loạt điều kiện kinh doanh lĩnh vực xây dựng
Nghị định số 100/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2018 là một cú hích mạnh trong việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Theo Bộ Xây dựng trong quá trình triển khai thực hiện trên thực tế và phản ánh của một số tổ chức, cá nhân có liên quan thì một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập; chưa cụ thể, chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau; một số quy định còn phức tạp, cần phải được đơn giản hóa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tế và hội nhập kinh tế - quốc tế.
Nghị định số 100/2018/NĐ-CP được ban hành nhằm bảo đảm phù hợp với quy định tại Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư và khắc phục một số tồn tại, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện.
Bộ Xây dựng cho biết, điểm nhấn nổi bật của Nghị định này là bãi bỏ, đơn giản hóa nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh.
Cụ thể, Nghị định số 100/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ 5 ngành, nghề không thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật số 03/2016/QH14; bãi bỏ 2 ngành, nghề chồng chéo với pháp luật liên quan; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa phần lớn các điều kiện đầu tư kinh doanh của 12 ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điểu kiện thuộc lĩnh vực hoạt động xây dựng, nhà ở và thị trường bất động sản.
Theo đó, đã bãi bỏ 89 điều kiện, chiếm 41,3%; đơn giản hóa 94 điều kiện, chiếm 43,7%; giữ nguyên 32 điều kiện (15%) trên tổng số 215 điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa đạt 85%, vượt 35 % so với yêu cầu tối thiểu cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh theo Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh.
Đây là nỗ lực, cố gắng rất lớn của Bộ Xây dựng.
Hiện tại, Bộ Xây dựng đang tiếp tục rà soát, đề xuất bãi bỏ 4 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đang được quy định trong các văn bản Luật. Trên cơ sở tham khảo những tiêu chuẩn và thông lệ tốt của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) theo hướng thay thế các điều kiện có tính chất tiền kiểm sang hậu kiểm, đồng thời áp dụng nguyên tắc quản lý dựa trên rủi ro nhằm mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục đề xuất, bãi bỏ một số điều kiện đầu tư kinh doanh đang được quy định trong các luật chuyên ngành.
Theo Toàn Thắng
Chinhphu.vn
Chính phủ tiếp tục yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào bất động sản Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thanh khoản hợp lý cho các tổ chức tín dụng. Ảnh minh hoạ Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8/2018. Theo đó, Chính phủ yêu cầu trong những tháng còn lại của...