Sinh động ngày hội trò chơi dân gian học đường
Đến với các trường học miền núi trong những ngày đầu tháng Ba, chúng tôi được chứng kiến những hoạt động GD sinh động của giáo viên và HS. Càng có ý nghĩa hơn, khi các hoạt động GD trong nhà trường có sự tham gia của các nghệ nhân, phụ huynh HS.
ảnh minh họa
Đến với ngày hội trò chơi dân gian năm học 2017 – 2018 cho HS và giáo viên được Phòng GD&ĐT phối hợp với Huyện đoàn Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) tổ chức trong khuôn viên Trường THCS Trần Phú (xã Tam Đàn), chúng tôi được tham gia trải nghiệm cùng các hoạt động vui chơi sôi động, hấp dẫn của giáo viên, HS và phụ huynh. Ngày hội diễn ra với phong phú các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Thầy Lương Văn Túy – Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú – bày tỏ: Trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay, việc HS đam mê trò chơi điện tử mà quên đi những trò chơi dân gian là điều không thể tránh khỏi. Ngày hội nhằm GD và tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa dân gian qua các trò chơi. Ngoài ra, qua đó còn giúp nhà trường thực hiện tốt công tác GD truyền thống văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập quốc tế, rèn luyện kỹ năng sống và nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS.
Với đặc điểm của một trường miền núi có điều kiện tổ chức các hoạt động GD còn nhiều hạn chế, tuy nhiên, trong những năm vừa qua, với mục tiêu tuyên truyền nâng cao nhận thức về truyền thống lịch sử, văn hóa cho HS dân tộc thiểu số, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nguyễn Văn Trỗi (xã A Tiêng, huyện biên giới Tây Giang) đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động GD đạo đức, nhân cách cho HS thông qua các trò chơi dân gian, lễ hội mang đậm chất văn hóa địa phương.
Cô giáo Hồ Thị Tâm – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nguyễn Văn Trỗi – : Việc tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ dân gian như bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố, nói lý, hát lý, trình diễn trang phục truyền thống… tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, đồng thời cũng là dịp để HS dân tộc thiểu số gìn giữ phong tục tập quán.
Điều đặc biệt là các hoạt động này, ngoài sự tham gia đông đảo thầy cô giáo, HS, còn nhận được sự hưởng ứng của các già làng, trưởng bản am hiểu nghệ thuật này đến tham dự.
Video đang HOT
Nói về các hoạt động GD phẩm chất, đạo đức, lối sống cho HS, thầy Võ Đăng Chín – Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Trà Don (huyện Nam Trà My) – cho hay: Với chủ trương chuyển mục tiêu GD từ truyền thụ kiến thức một chiều sang trang bị kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất cho HS, trong thời gian qua, nhà trường đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tích cực tổ chức các hoạt động GD ngoài giờ, GD trải nghiệm nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo cho HS.
Trong đó chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất cho HS thông qua lồng ghép dạy học tích hợp, linh hoạt tổ chức chương trình GD địa phương. Nhằm phát huy các giá trị văn hóa, di tích lịch sử cách mạng tại địa phương, góp phần rèn luyện kỹ năng sống, giúp HS thích ứng với môi trường xung quanh, chủ động xử lý các tình huống thường gặp, đồng thời biết sống yêu thương, , sống khỏe mạnh, an toàn; từ đó, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS.
Không dừng lại ở việc đưa nội dung GD lịch sử, văn hóa địa phương vào giảng dạy, năm học này, nhà trường còn mời các nghệ nhân truyền dạy các điệu múa cồng chiêng cho các em HS.
Có thể nói, các hoạt động GD đạo đức, lối sống cho HS đã cụ thể hóa được chủ trương, đường lối đổi mới hoạt động dạy học, đẩy mạnh thực hiện công tác phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong việc GD HS, xây dựng môi trường học tập tích cực, thân thiện theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất HS.
Theo Giaoducthoidai.vn
Cận cảnh xưởng chế tác linh vật "khủng" Tết Mậu Tuất ở TP.HCM
Đàn chó Phú Quốc đầy dũng mãnh, gia đình nhà chó hạnh phúc; hàng loạt tiểu cảnh, đại cảnh bằng hoa sặc sỡ... sẽ làm nên đường hoa Tết Mậu Tuất 2018 ở TP.HCM.
Những ngày gần đây, các nghệ nhân thực hiện đường hoa Tết Mậu Tuất 2018 ở TP.HCM đang tất bật với công việc thi công, tạo hình linh vật của năm.
Tại xưởng chế tác linh vật năm Mậu Tuất của nghệ nhân Văn Tòng (quận 12), hơn chục công nhân làm việc và đang hoàn tất những khâu tô, vẽ linh vật.
Từ khâu sơn, vẽ, đến các công đoạn ráp cánh linh vật đều được công nhân làm việc hết sức tỉ mỉ. Nhiều nữ nhân công cũng tham gia vào việc vẽ, sơn màu trên linh vật. Hình ảnh linh vật là phần quan trọng nhất của đường hoa, được lấy cảm hứng từ chú chó Phú Quốc với tính cách nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ.
Những chú chó đều trong tư thế đang chuyển động, đầu ngẩng cao, dáng chạy đầy dũng mãnh. Mỗi linh vật cao 2m, trên thân là các họa tiết lấy cảm hứng từ những loại tem Việt Nam.
Hình ảnh gia đình chó sum vầy đang được các công nhân chế tác.
Những chú chó được sơn vẽ nhiều màu sắc trông rất đáng yêu
Linh vật "khủng" của năm Mậu Tuất được đeo nơ, tô màu
Tại khu vực Bình Quới (quận Bình Thạnh) các nghệ nhân cũng đang tạo các khung, sườn làm tiểu cảnh của đường hoa.
Nhiều bộ phận khung của đường hoa đã được công nhân hoàn thành
Nghệ nhân đang tạo hình con bướm xuân trên đường hoa. Theo đơn vị tổ chức, hoa tại đường hoa Nguyễn Huệ được đặt tại làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp)
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tuất có chủ đề "Khát vọng vươn xa" dài 720m, với ba phân đoạn chính: Mùa xuân thành phố; Hội nhập và phát triển; Vươn tới tương lai và được thi công trong 15 ngày (từ 29/1/2018 đến 18h 13/2/2018, tức 13 đến 28 tháng Chạp
Đường hoa sẽ khai mạc vào tối 13/2/2018 (28 tháng Chạp) phục vụ người dân và du khách đến tham quan trong 7 ngày. Đến 22h ngày 19/2/2018 (Mùng 4 Tết) đường hoa sẽ đóng cửa, trả lại mặt đường lúc 10h ngày 20/2/2018 (mùng 5 Tết).
Theo Danviet
Ông giáo 10 năm 'dụ' học sinh học nghề Mỗi năm thầy tiếp cận hơn 900 trường THCS, tư vấn cho hàng ngàn HS. Thầy Vinh trong một buổi tư vấn hướng nghiệp nghề cho học sinh. Ảnh: HM Từ năm 2010 đến nay, ông đã tổ chức hàng ngàn buổi gặp gỡ, trò chuyện với học sinh (HS) và phụ huynh chủ đề hướng nghiệp lập thân. Ông còn đề nghị...