Sinh con được 10 ngày, nàng dâu khóc nghẹn khi nhìn cơm cữ “thịt kho nghệ” mẹ chồng làm, hội chị em nghe xong đều khuyên “khăn gói về nhà ngoại thôi”
“Sáng thịt kho nghệ, chiều cũng thịt kho nghệ, ngày qua ngày, không có món khác. Em không thể nuốt nổi nữa” – Đó là tâm sự của một nàng dâu khi nhìn cơm cữ mẹ chồng chuẩn bị.
Chế độ dinh dưỡng là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các bà mẹ sau sinh. Bởi chỉ có ăn đủ chất, được nghỉ ngơi điều độ, người mẹ mới mau chóng hồi phục cơ thể và có sữa nuôi con. Do đó, cơm cữ luôn được chị em chú ý.
Tuy nhiên, không phải mẹ bỉm sữa nào cũng may mắn được nhà chồng chuẩn bị cho những bữa cơm như ý. Có nhiều chị em đã phải khóc nghẹn ngay bên mâm cơm vì cảm thấy tủi thân.
Đơn cử như mới đây, 1 nàng dâu đã phải lên mạng giãi bày tâm sự của mình khi nhìn bữa cơm sơ sài mẹ chồng chuẩn bị cho cô sau khi sinh con. Chị vợ đã không thể kìm nén được cảm xúc mà phải đăng ngay lên mạng xã hội để tìm sự đồng cảm.
Nguyên văn lời chia sẻ của người phụ nữ này: “Buồn quá các chị ạ, em vừa sinh em bé được hơn 10 ngày. Ngày nào ăn cơm cũng thế này, em không thể nuốt nổi nữa. Sáng thịt kho nghệ, chiều cũng thịt kho nghệ, ngày qua ngày, không ngày nào có món khác.
Cơm cũng chả có rau hay canh gì cả, em nuốt không nổi, ngày nào cũng ăn được nửa bát cơm, sữa cũng chẳng có cho con ti. Đã thế mẹ chồng em còn nói em là nhõng nhẽo, tính tiểu thư, hầu tận mồm mà vẫn không ăn. Ngày xưa bà chỉ ăn cơm với muối rang mà vẫn đầy sữa cho con, vẫn ăn 3-4 bát cơm.
Em buồn quá, khóc một mình suốt các chị ạ. Lấy chồng xa, mẹ đẻ ốm đau chẳng ra chăm được. Chồng thì đi làm cả tuần, cuối tuần mới về được. Trong lúc chuẩn bị đẻ, em đã đưa mẹ chồng 10 triệu để lo cho em, vậy mà giờ bà cho ăn như vậy.
Đã thế bà chẳng bao giờ bế cháu. Cháu mà khóc to thì bà quát “mẹ gì mà không biết dỗ con, để nó khóc váng cả đầu”. Em tủi thân quá. Em chỉ muốn bế con đi thật xa thôi, các chị có ai gặp hoàn cảnh như em không, em phải làm sao ạ?”.
Video đang HOT
Kèm theo chia sẻ, cô vợ này có đăng hình ảnh mâm cơm cữ mà mẹ chồng chuẩn bị. Có thể thấy, đó mà bữa ăn khô khan. Mâm cơm chỉ có 1 cốc nước lọc, 1 bát thịt kho với nghệ và cơm. Ngoài ra không hề có canh hay rau gì khác. Nếu như ăn 1-2 bữa thì có thể nuốt nổi. Chứ ngày nào cũng như thế này, quả thực người khỏe còn ăn không trôi…
Mâm cơm cữ mà mẹ chồng chuẩn bị cho nàng dâu trong câu chuyện.
Dẫu biết thịt kho nghệ là món ăn bổ dưỡng, giúp người mẹ sớm phục hồi sau quá trình “ vượt cạn”. Nhưng rõ ràng, cả tuần chỉ ăn độc một món đó, lại không có rau hay canh đi kèm, thì vừa khó ăn lại không thể đảm bảo dinh dưỡng cho người mẹ.
Đọc tâm sự của người phụ nữ ai cũng cảm thấy thương hại. Người vợ sau sinh rất cần sự quan tâm của chồng thì anh lại đi làm cả tuần. Mong ngóng có mẹ đẻ lên chăm, vì dù sao “cùng giọt máu đào” cũng hơn, thì nhà ngoại lại ở xa quá. Mẹ cô lại ốm đau không thể lên với con gái được.
Hy vọng cuối cùng là ở nơi mẹ chồng thì bà lại quá vô tâm! Chuẩn bị cho con dâu những mâm cơm cữ “10 bữa như 1″ khiến cô không thể nuốt trôi nữa, nhưng bà lại quay ra mắng mỏ cô những lời chua cay: “nhõng nhẽo, tính tiểu thư, hầu tận mồm mà vẫn không ăn”… Đã thế, mẹ chồng cũng không chia sẻ với con dâu việc cùng chăm nom cháu nội để cô có thời gian nghỉ ngơi. Đằng này bà lại trách “mẹ gì không biết dỗ con, để nó khóc váng cả đầu”.
Nhiều người động viên cô rằng nếu sinh thường và sức khỏe đã hồi phục tương đối thì nên tự chủ động chuẩn bị cơm cho mình, vừa để đảm bảo dinh dưỡng vừa phù hợp với khẩu vị. Nếu không, nàng dâu hãy xin phép mẹ chồng cho về quê ngoại 1 thời gian để tâm lý thoải mái và có người chăm sóc.
Ngoài việc được ăn uống, câu chuyện tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến người phụ nữ sau khi họ “vượt cạn”. Đã có không ít những người mẹ bị trầm cảm sau sinh dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Thậm chí có những vụ việc còn khiến chúng ta đau lòng và ám ảnh mãi. Vì vậy quan tâm đến người phụ nữ trong lúc mang thai và sau sinh nở là điều vô cùng cần thiết.
Bị mẹ chồng trả về 'nơi sản xuất', đến khi ốm liệt giường lại gọi về chăm, nàng dâu cười nói thế này khiến cả nhà cúi mặt nhận sai
Mai cũng đã xác định chẳng còn tình nghĩa gì với chồng nữa nhưng vì các con nên cô vẫn chưa làm một lá đơn ra tòa.
Từ sau khi đầy tháng 3 cô con gái thì Mai bị mẹ chồng "gửi" về nhà ngoại. Mai tâm sự đó là thời điểm mà cô cảm thấy bế tắc nhất. Mọi thứ đều quay lưng lại với cô, ngay cả Long, anh chồng đầu gối tay ấp cũng nghe lời mẹ mà bỏ rơi cô lúc khó khăn.
Long là con trai duy nhất trong nhà có 4 chị gái. Bởi vậy mà mẹ chồng luôn tạo áp lực cho Mai phải sinh bằng được "người nối dõi" thì mới sống yên ổn trong nhà được. Mai kể, ngày cô đi siêu âm biết mình mang thai 3 cô đã mừng phát khóc. Về nhà mẹ chồng hỏi một câu duy nhất: "3 trai hay 3 gái, cầu trời phật phù hộ 2 trai một gái cũng được".
Ngày Mai sinh, đón 3 cháu gái từ tay y tá là mẹ Mai chứ không phải mẹ chồng. Trở về từ bệnh viện, mẹ chồng đứng ở cửa phòng nói với giọng đủ để Mai nghe: "Cố ăn uống sang năm Chuột đẹp thì đẻ tiếp".
Ảnh minh họa.
Mai ngậm ngùi nhớ lại chuyện cũ, những ngày cô ở cữ đúng là cực hình. Chăm 3 đứa con một lúc, mẹ đẻ chạy đi chạy lại vì bố Mai cũng ốm đau triền miên cần người chăm sóc. Mẹ chồng thì không ngó ngàng gì đến, bà bế cháu được một chút là lại nựng: "Lớn nhanh lên để mẹ còn sinh em cu cho bà".
"Mình biết tình hình sức khỏe của mình tới đâu, hiện tại vắt chân lên cổ còn không kịp chăm 3 đứa con thì sức đâu mà sinh nữa. Hơn nữa mình sinh mổ, nếu sinh tiếp không may lại sinh đôi hoặc 3 nữa thì đúng là không còn gì để nói. Nghĩ vậy nên mình nói thẳng với mẹ chồng, để bà khỏi hi vọng: 'Mẹ ơi, chắc con không thể sinh tiếp nữa đâu hoặc nếu có sinh thì cũng phải 5, 7 năm nữa. Chứ giờ các cháu còn nhỏ, sức khỏe con cũng chưa ổn định...", Mai kể đó là lần đầu tiên cô thấy mẹ chồng nổi giận đến thế, bà đặt luôn cháu xuống giường xua tay: "Chị không đẻ thì tôi tìm người khác đẻ thay chị".
Đúng ngày đầy tháng 3 đứa cháu gái, bố mẹ và anh trai, chị dâu Mai đến đông đủ, mẹ chồng cô vừa nói vừa cười: "Tôi lấy dâu về để sinh con đẻ cái nối dõi cho nhà này nhưng cháu Mai đã tuyên bố không thể làm tròn trách nhiệm ấy nên tôi đành gửi mẹ con nó về để ông bà thông gia chăm sóc giúp. Việc bên này tôi tự lo liệu được".
Mai kể: "Lúc mẹ chồng nói vậy ai cũng ngạc nhiên, bố mẹ mình tỏ ý không hiểu, còn mình thì tủi thân phát khóc. Bố mình thấy vậy thì khéo léo đồng ý xin đưa mình và cháu ngoại về. Còn chồng mình ngồi thu lu một chỗ, tuyệt nhiên không ý kiến gì".
Tính đến nay mẹ con Mai đã ở nhà ngoại được 8 tháng. Mai cũng đã xác định chẳng còn tình nghĩa gì với chồng nữa nhưng vì các con nên cô vẫn chưa làm một lá đơn ra tòa. Cách đây mấy tháng, cô về nhà chồng tìm lại sổ tiêm của các con thì chứng kiến cảnh mẹ chồng đuổi nhân tình của chồng cô khỏi nhà. Bà chửi cô ta: "Tưởng tậu được cái máy đẻ tốt, ai ngờ rước đúng con nợ, nếu chồng mày không đến đây làm loạn thì nhà tao còn bị lừa đến khi nào?".
Mẹ chồng khua chân múa tay như không hề thấy sự tồn tại của Mai, cô ngao ngán lắc đầu lái xe đi thẳng. Nửa tháng trước, chồng Mai mang đến 3 hộp sữa cho con rồi nịnh vợ vẻ quan tâm: "Em và ông bà ngoại chăm con khéo quá, phiền ông bà như thế đủ rồi, bà nội nói nhớ cháu nên anh đến đón mấy mẹ con về".
Mai bảo: "Mình ngạc nhiên trước hành động của chồng nhưng cũng vui vì anh ấy và nhà nội vẫn nghĩ đến con. Hơn nữa bố mẹ mình cũng có tuổi rồi, mình không muốn phiền ông bà quá nhiều, vì vậy nên mình quyết định đưa con về nhà chồng. Về đến nơi thì mình mới biết thì ra mọi thứ đều có nguyên nhân. Lí do chồng bỗng dưng ngọt nhạt như vậy là do mẹ anh bị tai biến nằm liệt một chỗ, cần người chăm sóc nên gọi mình về. Các chị gái của anh chỉ có thể chạy qua chạy lại vì còn phải lo việc nhà các chị".
Ảnh minh họa.
Sau 10 ngày chăm sóc mẹ chồng liệt, bón từng thìa cơm, rửa mặt, thay bỉm, tắm giặt cho bà thì Mai được mẹ chồng nắm rịt lấy tay mà khóc: "Mẹ xin lỗi, mẹ sai rồi, đời này mẹ có lỗi với con và các cháu. Mẹ bị thế này là ông trời quả báo, mẹ chỉ không ngờ mình có phúc lấy được con dâu có lòng bao dung, nhân hậu như con mà không biết đường hưởng".
Mai cười nhẹ đáp lại mẹ chồng trước sự có mặt của cả nhà: "Con sống vì tương lai chứ không nhìn lại quá khứ, con chăm mẹ vì mẹ là mẹ của con, là bà nội của các cháu. Người dưng thì không nói, nhưng đã là mẹ - con thì tình nghĩa còn nặng lắm mẹ à! Cái được của con là cuối cùng mẹ cũng biết mẹ sai ở đâu, còn con được sống đúng với với vai trò của mình ở trong nhà chứ không phải là cái máy đẻ".
Mai kể: "Mình nói xong cả nhà ai cũng cúi đầu nói xin lỗi. Có thể nhiều người nói mình dại, đã đi rồi thì đừng bao giờ quay lại. Nhưng mình không hối hận, thậm chí mình còn vui vì từ nay gia đình được đoàn tụ, mặc dù phải chăm sóc mẹ chồng hết phần đời còn lại mình cũng an lòng và tự nguyện".
Con dâu về ở cữ, mẹ chồng nằng nặc đòi tiền điện nước: 'Nuôi bà đẻ rõ tốn kém' Sau khi tôi sinh con, món cháo hầm chân giò vì tiếc tiền gas nên chưa nhừ bà đã tắt bếp. Nhìn bát cháo lổn nhổn, chưa ninh kỹ chân giò tôi nuốt không nổi. Vợ chồng tôi đều là người ở quê ra thành phố học và làm việc. Kết hôn được 1 năm, tôi mang thai. Gần ngày sinh, tôi rất...