Sinh con an toàn từ phụ nữ mắc viêm gan B.
Vô cùng nguy hiểm khi mẹ bầu mắc viêm gan B bởi bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm từ mẹ sang con.
Đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ này có thể mắc viêm gan B bẩm sinh và khả năng tiến triển đến xơ gan hoặc ung thư gan cũng rất lớn vì thế làm thế nào để sinh con an toàn từ phụ nữ mắc viêm gan B là việc làm hết sức quan trọng.
Viêm gan B với thai phụ và lây truyền khi mang thai
- Viêm gan B không gây ảnh hưởng gì cho thai phụ trong quá trình mang thai chỉ khi chuyển dạ hoặc bị sẩy thai, người mẹ có nguy cơ tử vong cao do mất các yếu tố đông máu và rơi vào tình trạng hôn mê do gan mất chức năng chống độc.
Nguồn ảnh: Internet.
- Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60- 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Nguy cơ lây nhiễm sau sinh bé
- Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90%- 95% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
- HbsAg có trong sữa mẹ nhưng lây truyền chủ yếu là khi trẻ bú thường cắn đầu vú mẹ và làm trầy xước da nên phải điều trị ngay những chỗ trầy xước. Ngoài ra còn điều trị sớm tưa miệng và các chứng đau miệng của trẻ.
Sinh con an toàn từ phụ nữ mắc viêm gan B
Nguồn ảnh: Internet.
Đ ối v ới mẹ
Video đang HOT
- Trước khi có ý định mang thai nên đi kiểm tra viêm gan B, nếu phụ nữ chưa bị lây nhiễm nên tiêm vắc- xin phòng viêm gan B.
- Nếu đã bị lây nhiễm và xét nghiệm cho thấy virus đang hoạt động thì phải điều trị cho virus về trạng thái không hoạt động rồi mới mang thai. Trong suốt qua trình mang thai phải thường xuyên theo dõi, khám thai định kỳ hay bất cứ lúc nào cảm thấy sức khỏe thai kỳ bất ổn để nhanh chóng có sự điều chỉnh.
- Xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Nếu HBsAg ( ) dương tính, để đánh giá mức độ truyền bệnh có thể tiến hành xét nghiệm bổ sung HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe. Còn nếu HBsAg (-) âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ vì vắc-xin này không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.
Đối với trẻ sơ sinh
- Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B (Ig anti-HB) ngay trong phòng sinh 100 đơn vị quốc tế.
Nguồn ảnh: Internet.
- Tiếp sau đó, tiêm vắc-xin viêm gan B ở một vị trí khác trên cơ thể trẻ sơ sinh theo công thức 3 mũi (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ được 6-12 tháng). Sau 15 năm tiêm nhắc lại.
Viêm gan B tuy có thể lây nhiễm cho thai nhi trong quá trình mang thai nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế tối đa được. Phụ nữ viêm gan B vẫn có thể sinh con an toàn mà không bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Phụ nữ giai đoạn mang thai cần đi khám định kỳ kiểm tra sự hoạt động của virus để điều trị nếu như đã bị nhiễm viêm gan B. Trẻ sinh ra từ thai phụ mắc viêm gan B sẽ được tiêm huyết thanh đặc hiệu phòng viêm gan B và vắc- xin phòng viêm gan B trong 24h đầu để phòng bệnh.
Theo CSTY
Nguy cơ lây nhiễm HIV từ quan hệ đồng tính.
Virus HIV lây nhiễm qua 3 con đường chính, trong đó có đường tình dục là một trong những nguy cơ cao nhất. Quan hệ đồng giới thường làm tăng nguy cơ nhiễm HIV gấp nhiều lần, đặc biệt là đồng giới nam. Đồng giới nữ vẫn có khả năng nhiễm HIV nhưng với tỷ lệ thấp hơn
Con đường lây nhiễm HIV
HIV lây truyền chủ yếu qua 3 đường:
Lây truyền qua đường máu: Thường là truyền máu, tiêm chích, săm da, qua các vết sước trên da, niêm mạc...
Lây truyền qua đường quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục với một hay nhiều bạn tình mà không biết họ có nhiễm HIV hay không, sử dụng bao cao su không thường xuyên và không đúng cách, quan hệ tình dục trong khi bản thân hoặc bạn tình còn đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm HIV truyền sang con trong thời kỳ mang thai, lúc sinh con (máu và dịch âm đạo khi chuyển dạ đẻ) và khi cho con bú.
Lây nhiễm HIV ở đồng giới nam
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Những người sinh hoạt tình dục đồng giới nam có nguy cơ bị lây nhiễm HIV cao hơn so với tình dục đồng giới nữ. Cách thức sinh hoạt tình dục của đồng giới nam sẽ là: Quan hệ miệng - bộ phận sinh dục, quan hệ dương vật - hậu môn, quan hệ miệng- hậu môn, quan hệ dương vật - dương vật.
Quan hệ tình dục dương vật - hậu môn: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn dễ làm lây nhiễm HIV nhất do niêm mạc hậu môn mỏng, niêm mạc trực tràng có nhiều mao mạch, dễ bị tổn thương, dễ chảy máu do không có các tuyến tiết chất nhờn để bôi trơn. Qua những vết xây xước này, virus HIV sẽ xâm nhập từ người bị nhiễm HIV sang người lành.
Quan hệ dương vật - dương vật: Virus HIV nhiều trong có trong tinh dịch vì thế khi quan hệ cọ sát hai cơ quan sinh dục và tiếp xúc trực tiếp với tiết dịch đó sẽ là nguy cơ lây truyền virus HIV sang đối phương.
Khi 2 dương vật tiếp xúc, cọ xát vào nhau, không trầy xước hay chảy máu nhưng có dịch tiết ra thì có khả năng bị nhiễm HIV hay không khi một trong hai người bị nhiễm thì chắc chắn là có nguy cơ lây nhiễm bởi các yếu tố sau:
- Khi người có HIV xuất tiết ra dịch tiết thì trong dịch sinh dục của người đó có chứa virus HIV mà số lượng virus có trong dịch này tương đối nhiều.
- Có đường xâm nhập vì thực tế là đầu dương vật là điểm mà chỉ được bảo vệ bởi lớp niêm mạc mỏng chứ không phải lớp da thường, hơn nữa trong quá trình cọ xát trong lúc âu yếm, khởi động tạo khoái cảm giữa 2 dương vật thì có thể tạo ra những vết trầy xước, tổn thương mà mắt thường không nhìn thấy được. Ngoài ra, lỗ sáo ở đầu dương vật cũng được cho là điểm mà virus có thể xâm nhập được.
Quan hệ miệng - bộ phận sinh dục: Tình dục bằng miệng (oral sex) được coi là ít nguy cơ lây nhiễm nhất, tuy nhiên khả năng lây nhiễm vẫn xảy ra nếu như người thực hiện có những vết lở loét miệng, chảy máu chân răng,... thì virus HIV ở dịch sinh dục của đối phương có thể xâm nhập thẳng vào máu của đối phương.
Quan hệ miệng - hậu môn: Khi cơ quan miệng có những vết lở loét, chảy máu chân răng và tại hậu môn cũng có những vết thương hở, trầy xước thì virut HIV vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể qua các viết thương đó.
Lây nhiễm HIV ở đồng giới nữ
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Nguy cơ lây truyền HIV trong quan hệ đồng tính nữ thấp hơn nguy cơ lây nhiễm HIV ở quan hệ đồng tính nam, nhưng thực tế đã có trường hợp đồng tính nữ nhiễm HIV. Hình thức quan hệ tình dục ở đồng tính nữ thường là: Quan hệ miệng - bộ phận sinh dục, quan hệ miệng - hậu môn, quan hệ với vật Trung gian (sextoy), quan hệ cọ xát âm hộ - âm hộ.
Quan hệ tình dục đường miệng - bộ phận sinh dục: Vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV mặc dù an toàn hơn so với giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn. Khi cơ quan miệng có những vết lở, sây sát, chảy máu chân răng...Thường thì chất dịch âm đạo là nơi chứa nhiều virus HIV và đặc biệt khi tới chu kì kinh nguyệt thì khả năng lây nhiễm sẽ cao hơn khi cơ quan miệng có những vết thương hở, chảy máu. Virus HIV sẽ từ vết thương hở, dịch âm đạo hay kinh nguyệt mà lây truyền cho cả hai.
Quan hệ miệng -hậu môn: Khi cả hai cơ quan này có những vết thưởng hở, lở loét miệng, trầy xước sẽ là con đường để virus HIV xâm nhập trực tiếp vào cơ thể của đối phương.
Quan hệ cọ sát âm hộ - âm hộ: Virus HIV có nhiều trong dịch âm đạo chính vì thế khi có những va chạm, tiếp xúc trực tiếp với chất dịch âm đạo của đối phương và nhất là trong thởi điểm chu kì kinh nguyệt sẽ tăng cao nguy cơ lây nhiễm ở quan hệ đồng tính nữ. Virus sẽ xâm nhập qua niêm mạc và các vết sây sát li ti ở cơ quuan sinh dục do động tác giao hợp gây ra.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Quan hệ với vật trung gian (sextoy) cũng là con đường lây nhiễm HIV khi vật trung gian này có dính chất dịch, máu của người bị nhiễm HIV sẽ xâm nhập vào đối phương, bởi họ có thể sử dụng sextoy cho nhiều đối tượng
Phòng bệnh
- Lối sống lành mạnh, quan hệ thủy chung với một bạn tình duy nhất; sử dụng bao cao su đúng phương pháp, ngay từ đầu và trong suốt thời gian giao hợp để phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Khi quan hệ đồng tính nam nên chú ý có thể sử dụng gel bôi trơn để giảm trầy xước. Chỉ nên quan hệ tình dục khi đã biết rõ về sức khỏe của đối tượng.
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cơ quan miệng, cơ quan sinh dục, hậu môn hay vô khuẩn, đeo bao cao su cho dụng cụ hỗ trợ quan hệ tình dục đồng tính cũng giúp giảm nguy cơ lây bệnh ở cả hai người.
Tình dục đồng giới rất có hại cho sức khỏe. Ngoài việc bị nhiễm HIV/AIDS ra, những người đồng tính luyến ái nam hay bị viêm niêm mạc trực tràng, bị trĩ, rối loạn tiêu hóa, suy nhược thần kinh, mất ngủ... Vì vậy nên tránh quan hệ tình dục đồng giới hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Xu hướng lây nhiễm qua đường tình dục đang gia tăng và đã vượt qua xu hướng lây nhiễm qua đường tiêm chích. Do vậy cần nhận thức rõ về nguy cơ này để phòng tránh
Theo CSTY
Viêm buồng trứng do biến chứng của bệnh quai bị Quai bị là bệnh lành tính do virut gây ra nhưng có thể gây biến chứng như viêm tinh hoàn với nam và viêm buồng trứng với nữ giới, dù với tỉ lệ không nhiều nhưng vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe sinh sản của nữ. Quai bị là gì? Quai bị là bệnh do một loại Paramyxo virut gây...