Singapore ‘trải thảm đỏ’ mời nhân tài công nghệ
Chính phủ Singapore triển khai chương trình visa đặc biệt với mục tiêu thu hút 500 nhân tài công nghệ từ khắp nơi trên thế giới về làm việc.
Thị thực Tech.Pass có thời hạn hai năm và không dành cho lao động công nghệ tầm trung vì chính phủ nước này lo ngại những người này sẽ cạnh tranh với lao động địa phương.
Chương trình chỉ dành cho doanh nhân, chuyên gia kỹ thuật có thành tích cao – những người có thể mạng lại vốn, mạng lưới, kiến thức giúp Singapore đạt được mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ và đổi mới của khu vực.
“Tech.Pass sẽ bổ sung thêm nhiều nhân sự quan trọng, những tài năng công nghệ cho Singapore và tạo ra ‘hiệu ứng bánh đà’, nhằm củng cố hơn nữa vị thế của chúng tôi như một trung tâm công nghệ hàng đầu trong khu vực”, Bloomberg dẫn lời Chan Chun Sing, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
Các ứng viên đăng ký chương trình Tech.Pass phải đáp ứng tối thiểu hai trong ba yêu cầu, gồm: Lương hàng tháng tối thiểu 20.000 đôla Singapore (340 triệu đồng); Có ít nhất hai năm kinh nghiệm trong việc lãnh đạo một công ty công nghệ đã được định giá hoặc có giá trị thị trường tối thiểu 500 triệu USD; Có tối thiểu hai năm kinh nghiệm trong việc phát triển một sản phẩm công nghệ với ít nhất 100.000 người dùng hàng tháng, hoặc ít nhất 100 triệu USD doanh thu/tháng.
Video đang HOT
Singapore đặt kỳ vọng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ hàng đầu khu vực. Ảnh: SME.
Theo Tech Wire Asia, Singapore đang sử dụng khoảng 200.000 nhân sự công nghệ và sẽ cần thêm khoảng 60.000 người nữa trong ba năm tới. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục chỉ đáp ứng được khoảng 2.800 sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp mỗi năm.
“Nếu bạn là một lập trình viên, một nhà thiết kế UX hoặc một chuyên gia về lập trình, trí tuệ nhân tạo và máy học… hoặc bạn có thể tạo ra robot… bạn sẽ không thiếu việc làm”, Vivian Balakrishnan, Bộ trưởng phụ trách Sáng kiến quốc gia lĩnh vực Công nghệ thông tin của Singapore nói.
Chương trình “Chuyển đổi quốc gia thông minh” khiến đảo quốc nhỏ bé này không chỉ là mục tiêu đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới mà còn là điểm đến hấp dẫn cho các tài năng công nghệ. Nơi đây không chỉ là nơi đặt văn phòng phụ trách khu vực Đông Nam Á của các công ty công nghệ toàn cầu, như Google, Facebook, mà còn là điểm đến của nhiều công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Tencent, ByteDance. Công ty mẹ của TikTok, ByteDance đã lên danh sách tuyển dụng hàng trăm nhân sự tại Singapore trong khi Tencent đang tuyển dụng thêm hàng chục vị trí khác, bao gồm các vị trí mở trong lĩnh vực thương mại xuyên biên giới, điện toán đám mây và eSports.
Singapore quản lý công dân bằng dữ liệu khuôn mặt
Singapore là quốc gia đầu tiên thế giới triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt để quản lý công dân, dù vẫn còn lo ngại về quyền riêng tư.
Cơ quan công nghệ của chính phủ Singapore cho biết hệ thống nhận dạng khuôn mặt sẽ là "nền tảng" cho nền kinh tế kỹ thuật số của nước này. Hệ thống đã được thử nghiệm tại một ngân hàng trước khi được triển khai trên toàn quốc.
Những người ủng hộ quyền riêng tư cho rằng công nghệ nhận diện ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền cá nhân của họ.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt của chính phủ Singapore không chỉ xác định danh tính một người mà còn đảm bảo họ thật sự hiện diện. Andrew Bud, CEO của iProov, công ty an ninh mạng nổi tiếng thế giới có trụ sở tại Anh, cho biết: "Cơ quan chức năng phải chắc chắn một người nào đó thực sự hiện diện khi họ xác thực khuôn mặt. Việc này đảm bảo công nghệ nhận diện không bị đánh lừa bởi một bức ảnh, video, bản ghi âm, hoặc một sản phẩm của Deepfake".
Dữ liệu khuôn mặt cho phép người dân truy cập vào các dịch vụ của chính phủ và được tích hợp vào dự án nhận dạng kỹ thuật số SingPass của quốc gia. Andrew Bub nhận định: "Đây là lần đầu tiên dữ liệu khuôn mặt được lưu trữ trên đám mây để bảo mật danh tính người dùng khi sử dụng công nghệ nhận dạng kỹ thuật số ở quy mô quốc gia".
Cả nhận dạng và xác minh khuôn mặt đều phụ thuộc vào việt quét xem dữ liệu hình ảnh thu được có khớp với khuôn mặt được lưu trong cơ sở dữ liệu không, từ đó xác nhận danh tính của một người.
Khác biệt lớn nhất của công nghệ xác minh khuôn mặt là nó cần được sự đồng ý của người dùng. Ví dụ, khi muốn truy cập vào một ứng dụng trên smartphone hoặc xác minh danh tính ở ngân hàng người dùng sẽ chủ động cho phép xác minh khuôn mặt để đổi lấy một số quyền lợi nhất định.
Trong khi đó, công nghệ nhận diện có thể quét dữ liệu khuôn mặt của tất cả mọi người trong ga tàu để cảnh báo cho chính quyền nếu một tội phạm bị truy nã vừa đi ngang qua camera. "Công nghệ nhận diện tác động đến mọi mặt trong xã hội. Trong khi đó việc xác minh khuôn mặt cũng rất thân thiện", CEO iProov nói.
Tuy nhiên, những người ủng hộ quyền riêng tư cho rằng vấn đề xử lý dữ liệu trắc sinh học sẽ vô cùng nhạy cảm và họ không hoàn toàn đồng ý với lựa chọn này.
Ioannis Kouvakas, phụ trách vấn đề pháp lý của tổ chức Privacy International có trụ sở tại London, nói: "Sự đồng thuận có thể mất đi khi không còn sự cân bằng giữa quyền lực phía kiểm soát và chủ thể dữ liệu, chẳng hạn những lợi ích trong mối quan hệ giữa công dân và chính phủ".
Bức tranh toàn cảnh về AI tại Việt Nam nhìn từ AI Day 2020 "AI Day 2020" thu hút giới nghiên cứu, ứng dụng AI tại Việt Nam khi bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực này đều có thể lắng nghe, trao đổi với các chuyên gia hàng đầu thế giới. Trong 2 ngày 12 và 13/9, sự kiện trực tuyến "AI Day 2020" - "Ngày trí tuệ nhân tạo 2020 - Vươn tầm đón...