Singapore thông qua luật chống nội dung độc hại trên mạng xã hội
Các công ty truyền thông xã hội có thể chịu mức phạt tới 1 triệu SGD (khoảng 715.000 USD) nếu không tuân thủ luật chống nội dung độc hại trên mạng xã hội của Singapore.
Biểu tượng Facebook trên màn hình điện thoại. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 9/11, Singapore đã thông qua một đạo luật mới, trong đó cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu các nền tảng mạng xã hội xóa các bài đăng có nội dung xấu độc.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, luật mới trao quyền cho Cơ quan phát triển truyền thông Infocomm ( IMDA) yêu cầu các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram hay YouTube…gỡ bỏ những nội dung “cực kỳ tồi tệ” như ủng hộ khủng bố, cổ súy tự tử và tự làm hại bản thân, bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em và những nội dung có nguy cơ phá hoại hòa hợp sắc tộc và tôn giáo.
Các công ty truyền thông xã hội có thể chịu mức phạt tới 1 triệu SGD (khoảng 715.000 USD) nếu không tuân thủ luật trên. Ngoài tiền phạt, IMDA cũng có thể yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet chặn quyền truy cập của người dùng ở Singapore./.
Mạng xã hội giết chết một cô gái 14 tuổi như thế nào
Cái chết của Molly gây rúng động năm 2017 được kết luận một phần do mạng xã hội. Các nền tảng đã để cô gái tiếp xúc với nội dung độc hại mà đáng ra một thiếu niên không thể xem.
Molly Russell đã tiếp xúc với nội dung độc hại trên Internet trước khi qua đời. Ảnh: PA.
Bề ngoài, Molly Russell là một thiếu niên Anh điển hình. Cô thích các ban nhạc rock như 5 Seconds Of Summer và bộ truyện Harry Potter, theo The Straits Times.
Nhưng trong những tháng cuối đời, Molly rơi vào một cái hố sâu, tuyệt vọng và tối tăm được các công ty truyền thông xã hội đào cho cô và hàng triệu thanh thiếu niên khác với mong muốn giữ chân người dùng tương tác trên nền tảng càng lâu càng tốt, thu về lợi nhuận hàng tỷ USD.
Video đang HOT
Một phiên điều trần kéo dài một tuần về cái chết của Molly miêu tả cô bé 14 tuổi, theo lời của cha cô, là "tích cực, vui vẻ, tươi sáng" và "được định sẵn để làm những điều tốt đẹp".
"Dường như quá dễ dàng để quên đi con người thật của con bé: Một người tràn đầy tình yêu, hy vọng và hạnh phúc, một người trẻ đầy hứa hẹn với cơ hội và tiềm năng", ông Ian Russell, cha của Molly, nói.
Vào tối 20/11/2017, Molly ăn tối với gia đình và sau đó cùng nhau xem một chương trình truyền hình nổi tiếng. "Mọi hành vi đều bình thường", mẹ của Molly, bà Janet, kể lại với cảnh sát.
Tuy nhiên, ngày hôm sau, lúc 7h, Molly được tìm thấy đã tử vong trong phòng ngủ của mình. Cô mới 14 tuổi.
Vào cuối cuộc điều tra về cái chết của Molly hôm 30/9, nhân viên điều tra cấp cao tại Bắc London kết luận rằng thiếu niên đã tự kết liễu đời mình sau khi tiếp xúc, chịu đựng nội dung độc hại được rao bán trên mạng xã hội.
Molly rơi vào "phần lạnh lẽo nhất của thế giới", cha cô nói trong phiên điều trần.
"Đó là một thế giới mà tôi không nhận ra. Một khu ổ chuột của thế giới trực tuyến mà khi bạn đã rơi vào, thuật toán sẽ khiến bạn mắc kẹt bằng cách tiếp tục đề xuất nhiều nội dung hơn. Bạn không thể thoát khỏi nó", ông nói.
Sự thật đen tối
Khi nhớ lại mọi chuyện, gia đình Molly nhận ra đã có một số dấu hiệu cảnh báo bi kịch.
Ông Russell cho biết vào năm cuối đời, Molly trở nên "thu mình hơn" và dành nhiều thời gian ở một mình trong phòng.
Ông nói mình đã cố gắng gần gũi với con gái, nhưng cô bé với cha rằng đó "chỉ là một giai đoạn mà con phải trải qua".
Ông Russell cho biết hành vi của Molly giống như "sự thay đổi tâm trạng bình thường của tuổi thiếu niên". Nhưng tất cả chỉ che đậy vấn đề thực sự.
Sự thật đen tối sau này được tiết lộ trong hàng nghìn bài đăng của chính Molly trên các ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram và Pinterest.
Theo phán quyết, Internet đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của Molly theo một cách tiêu cực và góp phần vào cái chết của cô. Ảnh: The New York Times.
Trong số hơn 16.000 bài đăng trên Instagram mà cô đã lưu, thích hoặc chia sẻ, khoảng 2.000 là những hình ảnh u ám, đau khổ.
Có những bức ảnh và video lãng mạn hóa việc tự làm hại bản thân hoặc tự tử.
Có những đoạn clip từ 13 Reasons Why, bộ phim truyền hình Mỹ về vụ tự tử của một thiếu niên.
Molly đôi khi mải mê xem những đoạn video khiến cô lún sâu hơn vào chứng trầm cảm: Những clip ngắn về cái chết do tự tử hoặc tự gây tổn hại cho bản thân với dây buộc, thuốc và lưỡi dao cạo.
Một nhân viên của ông Walker đã phải rời khỏi phòng điều trần trong khi nội dung này được trình chiếu trước tòa.
Một bác sĩ tư vấn tâm lý trẻ em nói tại phiên điều trần rằng ông không thể ngủ ngon trong nhiều tuần sau khi xem những gì Molly nhìn thấy trên Instagram.
Trên Pinterest, Molly tìm kiếm các bài đăng với từ khóa về trầm cảm, tuyệt vọng, tự làm hại bản thân. Cô có một phần bảng với tiêu đề "không có gì phải lo lắng" chứa gần 500 hình ảnh, phần lớn trong số này liên quan đến lo lắng, trầm cảm và tự tử.
Trên Twitter, Molly đã liên hệ với Salice Rose, một "người có ảnh hưởng" từng nói về cuộc đấu tranh của bản thân với căn bệnh trầm cảm.
Hố sâu tuyệt vọng
Bị đưa ra tòa, bà Elizabeth Lagone, người đứng đầu bộ phận sức khỏe và phúc lợi tại Meta, công ty sở hữu Instagram và Facebook, đã bảo vệ tính phù hợp của một số bài đăng.
Bà nói rằng những thứ này "an toàn" cho trẻ em, vì chúng nhằm nâng cao nhận thức về trạng thái tinh thần của người dùng và khuyến khích họ chia sẻ cảm xúc của mình.
Nhưng khi bị thúc ép, bà Lagone thừa nhận rằng một số bài đăng rõ ràng là không thể chối cãi được và xin lỗi về những điều đó.
Ông Oliver Sanders, luật sư của gia đình Russell, yêu cầu xem xét kỹ lưỡng hơn.
Bà Elizabeth Lagone, người đứng đầu bộ phận sức khỏe và phúc lợi tại Meta. Ảnh: The New York Times.
Ông cho biết Instagram đang chọn đưa nội dung "vào phòng ngủ của những đứa trẻ bị trầm cảm".
"Bạn không có quyền. Bạn không phải là cha mẹ của họ. Bạn chỉ là một doanh nghiệp ở Mỹ", ông nói với bà Lagone.
Sau khi phiên điều trần kết thúc, ông Russell nói: "Nếu nội dung này an toàn, con gái tôi Molly có thể vẫn còn sống và thay vì là một tang quyến gồm 4 người, chúng tôi sẽ có 5 người mong chờ cuộc sống đầy hứa hẹn phía trước dành cho Molly đáng yêu".
Ông nói rằng mình không muốn câu chuyện của con gái chỉ trở thành một ví dụ cảnh báo.
"Đã đến lúc văn hóa doanh nghiệp độc hại của nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới phải thay đổi... Đã đến lúc bảo vệ những người trẻ vô tội của chúng ta, thay vì cho phép các nền tảng ưu tiên lợi nhuận của họ bằng cách kiếm tiền từ sự khốn khổ của thanh thiếu niên", ông bày tỏ.
Chứa nhiều nội dung độc hại, TikTok phải xoá 113 triệu video Chỉ trong vòng 3 tháng, mạng xã hội TikTok đã phải xoá 113 triệu video rác, phần nhiều liên quan các nội dung độc hại với trẻ em. Báo cáo minh bạch hằng quý của TikTok cho thấy họ đã phải xóa khoảng 113 triệu video vi phạm chính sách trong quý II/2022. " Con số này chỉ chiếm 1% so với tổng...