Singapore: Tạo điều kiện cho sinh viên từng học ở nước ngoài
Mới đây, Bộ Giáo dục Singapore thông báo, tất cả sinh viên từng theo học tại nước ngoài nhưng bị gián đoạn do sự bùng phát của Covid-19 có thể cân nhắc các kế hoạch thay thế với một số trường đại học của Singapore.
Sinh viên Singapore có thể theo học một kỳ tại nước này trước khi ra nước ngoài.
Bộ Giáo dục Singapore cho biết, đang làm việc với các trường đại học địa phương để giúp đỡ những người học bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Các cá nhân được hỗ trợ bao gồm tân sinh viên, ứng viên có nguyện vọng chuyển trường và những người muốn chờ đợi trước khi có thể tiếp tục học tập ở nước ngoài.
Trong một thông cáo báo chí, Bộ Giáo dục nước này cho biết, đối với những tân sinh viên có dự định đi du học, nhưng hiện muốn đăng ký tại trường địa phương, các trường đại học tự trị sẽ được phép kéo dài thời gian ứng tuyển thêm 2 tháng, tức đến giữa tháng 5.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức giáo dục cũng quyết định kéo dài thời gian tuyển sinh trong năm học 2020 – 2021.
“Khoảng 2.000 lời đề nghị cung cấp các khoá học khác nhau từ các trường đại học tự trị đã được đưa ra trong năm nay. Tuy nhiên, các trường này vẫn sẽ duy trì tiêu chuẩn tuyển sinh, vì có nhiều đơn ứng tuyển trong năm nay”, Bộ Giáo dục Singapore cho biết.
Trước bối cảnh này, các nhà lãnh đạo giáo dục bày tỏ hy vọng, tỷ lệ sinh viên ứng tuyển vào các trường đại học tự trị trong năm nay sẽ tăng tới 2% so với 40% dự kiến ban đầu.
Singapore có 6 trường đại học tự trị: Đại học Công nghệ Nanyang, Đại học Quốc gia Singapore, Viện Công nghệ Singapore, Đại học Quản lý Singapore, Đại học Khoa học Xã hội Singapore và Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore.
Theo Bộ Giáo dục, những sinh viên Singapore đang theo học tại các trường đại học quốc tế nhưng muốn chuyển sang học tại địa phương có thể viết thư trực tiếp đến văn phòng tuyển sinh của 6 tổ chức giáo dục tự trị trên.
Các ứng viên sẽ được đánh giá “trên cơ sở từng trường hợp cụ thể”, bao gồm cả việc được cấp chuyển khoản tín dụng hay không.
“Các tổ chức đại học tự trị được chuẩn bị để tiếp nhận những trường hợp chuyển trường trong khi vẫn bảo đảm chất lượng, bao gồm cả các ngành như y học. Việc tiếp nhận người học sẽ tùy thuộc vào khả năng đáp ứng tiêu chí tuyển sinh của các em”, Bộ Giáo dục cho biết.
Cũng theo Bộ Giáo dục Singapore, đến nay, các trường đại học tự trị tại đảo quốc này đã nhận được một “số lượng nhỏ” các hồ sơ xin chuyển trường. Trong khi đó, những sinh viên đang theo học tại các trường đại học ở nước ngoài nhưng muốn đợi trong thời gian đại dịch bùng phát, sẽ được phép tùy chọn tham gia các mô hình khóa học giáo dục và đào tạo liên tục (CET) do các trường đại học địa phương cung cấp.
Cụ thể, chương trình này sẽ bao gồm những khóa học thuộc chuyên đề về các kỹ năng trong tương lai mang tên SkillFuture Series. Đây là các khóa học ngắn, có mối liên hệ mật thiết với 8 lĩnh vực mới được chú trọng: Phân tích dữ liệu, tài chính, dịch vụ hỗ trợ công nghệ, phương tiện kỹ thuật số, an ninh mạng, kinh doanh, sản xuất tiên tiến và giải pháp đô thị.
Ngoài ra, sinh viên có thể đăng ký để được theo học tại một tổ chức giáo dục đại học địa phương trong một học kỳ. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục Singapore thông báo, những trường hợp có nguyện vọng này sẽ cần thảo luận với trường đại học của họ ở nước ngoài về khả năng chuyển tín dụng.
“Nhờ nỗ lực phối hợp với các trường, Bộ Giáo dục hy vọng rằng, những biện pháp này sẽ mang lại những lựa chọn hữu ích cho sinh viên, đặc biệt là những người hiện phải cân nhắc lại kế hoạch học tập ở nước ngoài do sự bùng phát của Covid-19″, thông báo từ Bộ Giáo dục Singapore nhấn mạnh.
Video đang HOT
Top những ngôi trường đại học hàng đầu châu Á năm 2020
Singapore có 2 trường đại học ở vị trí đầu bảng trong khi Trung Quốc có tới 4 đại diện.
Mới đây tổ chức giáo dục QS của Anh đã công bố 10 trường đại học tốt nhất châu Á từ 550 trường, dựa trên 10 tiêu chí bao gồm: danh tiếng về học thuật; đánh giá của nhà tuyển dụng; tỷ lệ giảng viên/sinh viên; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ; tỷ lệ bài báo trên giảng viên; trích dẫn mỗi bài nghiên cứu được công bố; tỷ lệ giảng viên quốc tế; tỷ lệ sinh viên quốc tế; trao đổi sinh viên trong nước và trao đổi sinh viên nước ngoài.
Trong số 10 trường đại học được QS xếp hạng, 2 vị trí top đầu thuộc về Singapore, trong khi đó Trung Quốc có tới 4 đại diện lọt top.
1. Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
Đại học Quốc gia Singapore là trường lâu đời và uy tín nhất ở quốc đảo sư tử.
Đây là năm thứ hai liên tiếp, đại học Quốc gia Singapore đứng đầu danh sách. NUS được QS đánh giá cao về chất lượng đào tạo và nghiên cứu với số điểm tuyệt đối, 100 điểm.
NUS có 17 khoa và trường trực thuộc, cung cấp chương trình giảng dạy ở nhiều lĩnh vực và mở rộng các khóa đào tạo hai chuyên ngành với các trường quốc tế. Tính đến năm 2019, trường có khoảng 38.000 sinh viên theo học.
2. Đại học Công nghệ Nanyang (NTU)
Đại học Công nghệ Nanyang là một trong 6 trường đại học công lập tại Singapore, thuộc Hệ thống Đại học ASEAN.
Được thành lập vào năm 1955, dù còn khá trẻ so với nhiều ngôi trường khác nhưng Đại học Công nghệ Nanyang được đánh giá là một trong những trường đại học danh tiếng thế giới ở khu vực Đông Nam Á.
Năm 2019, trường đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của QS.
Đại học Công nghệ Nanyang có 24.258 sinh viên, trong đó có 7.421 sinh viên sau đại học, đội ngũ giảng viên là 1.361 người.
3. Đại học Hong Kong (HKU)
HKU là trường đại học lâu đời nhất Hong Kong.
Đây là trường đại học lâu đời nhất Hong Kong và thường lọt top 5 trường đại học tốt nhất châu Á của QS.
HKU cũng nổi tiếng là trường đại học giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh tốt nhất châu Á.
HKU có 10 khoa ngành bao gồm: Kiến trúc, Nghệ thuật, Kinh tế & Kinh doanh, Nha khoa, Giáo dục, Kỹ thuật, Y tế, Khoa học và Khoa học Xã hội.
Là đại học định hướng nghiên cứu, trường kết nối với hơn 340 trường ở 43 quốc gia. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm tới 99,4%. Trong số sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại Học Hong Kong, có rất nhiều người đã trở thành những nhà lãnh đạo, những chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực: Giáo dục, Nghệ thuật, Công nghiệp, Kinh doanh...
4. Đại học Thanh Hoa (THU)
Đại học Thanh Hoa (THU) được mệnh danh là ngôi trường danh giá bậc nhất Trung Quốc và châu Á.
Thành lập năm 1911, Đại học Thanh Hoa (THU) được mệnh danh là ngôi trường danh giá bậc nhất Trung Quốc và châu Á. Trong các bảng xếp hạng trường đại học châu lục và thế giới, Đại học Thanh Hoa luôn góp mặt và nắm giữ thứ hạng cao.
Đây cũng được coi là ngôi trường về khoa hoc và công nghệ tốt nhất Đại lục, thường được gọi là "MIT của Trung Quốc". Từ năm 2015, Đại học Thanh Hoa vượt qua Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ (MIT), trở thành trường đại học xuất sắc nhất thế giới về kỹ thuật và khoa học máy tính.
5. Đại học Bắc Kinh (PKU)
Phong cách kiến trúc cổ kính của Đại học Bắc Kinh.
Thành lập năm 1898, Đại học Bắc Kinh là trường đại học lâu đời nhất Trung Quốc. Không chỉ được đánh giá cao về chất lượng đào tạo, Đại học Bắc Kinh còn mang nhiều nét truyền thống lâu đời của Trung Quốc đại lục.
Đại học Bắc Kinh là một trong những trường có đông sinh viên quốc tế theo học nhất Trung Quốc. Mỗi năm, có khoảng 2000 sinh viên quốc tế theo học tại trường.
Ngoài ra, Trung Quốc còn hai đại diện lần lượt ở vị trí thứ 6 và thứ 7 là Đại học Chiết Giang và Đại học Phục Đán. Đại học Chiết Giang có sự gia tăng thứ bậc đáng kể, năm ngoái, trường chỉ đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng.
Hai trường đều tụt 1 bậc so với năm ngoái là Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) và Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST). HKUST ở vị trí thứ 8 trong khi KAIST ở vị trí thứ 9.
Đại học Trung văn Hương Cảng đứng ở vị trí thứ 10, đây là trường đại học lâu đời thứ hai của Hong Kong.
Top 10 trường đại học hàng đầu châu Á 2020 do QS xếp hạng như sau:
1.Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
2.Đại học Công nghệ Nanyang (NTU)
3.Đại học Hong Kong (HKU)
4.Đại học Thanh Hoa(THU)
5.Đại học Bắc Kinh (PKU)
6.Đại học Chiết Giang
7.Đại học Phục Đán
8.Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST)
9.Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST)
10.Đại học Trung văn Hương Cảng (CUHK)
Minh
Theo baodatviet
Chàng trai trúng tuyển hai đại học hàng đầu Singapore Kiểm tra email, thấy chữ "Congratulations" từ Đại học Công nghệ Nanyang, Nguyễn Ngọc Minh vẫn chưa tin là trúng tuyển, phải đọc lại nhiều lần, hỏi kỹ bạn bè. Minh là học sinh lớp 12 Toán 1 trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội. Biết Đại học Công nghệ Nanyang thông báo kết quả trúng tuyển sáng 12/3, nhưng Minh không đợi...