Singapore đứng thứ hai thế giới về thu hút nhân tài
Singapore tiếp tục duy trì vị trí thứ hai sau Thụy Sĩ trong tổng số 109 nước được khảo sát về năng lực cạnh tranh tài năng toàn cầu ( GTCI) trong giai đoạn 2015 – 2016, theo tờ The Strait Times.
Singapore được đánh giá cao ở khả năng thu hút và giữ chân nhân tài nhờ môi trường cởi mở cho kinh doanh và chất lượng cuộc sống cao – Ảnh: AFP
Cuộc khảo sát do Trường kinh doanh INSEAD (Pháp), Tập đoàn dịch vụ nhân sự Adecco (Thụy Sĩ) và Viện Nghiên cứu nguồn nhân lực lãnh đạo (HCLI) của Singapore thực hiện.
Là nước châu Á duy nhất nằm trong top 10, Singapore được đánh giá cao ở khả năng thu hút và giữ chân nhân tài nhờ môi trường cởi mở cho kinh doanh và chất lượng cuộc sống cao.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Singapore cần cải thiện các vấn đề chính sách cho người nhập cư, quyền của người lao động và tăng tỷ lệ đào tạo hướng nghiệp để giữ vững thế mạnh trong bối cảnh lao động sẽ được tự do dịch chuyển trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Video đang HOT
Việt Nam đứng thứ 82/109 nước trong bảng xếp hạng này.
Đoàn Hằng
Theo Thanhnien
GDP lớn thứ 2, Trung Quốc đứng đâu trong nhóm quốc gia tốt nhất thế giới?
Theo xếp hạng của báo cáo News & World Mỹ, Đức là quốc gia tốt nhất thế giới, theo sau là Canada, Anh, Mỹ đã tụt xuống thứ tư và Trung Quốc đứng thứ 17 trên tổng số 60 quốc gia.
Xếp hạng "Các quốc gia tốt nhất thế giới" do trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania và tổ chức tư vấn toàn cầu BAV Consulting thực hiện. Báo cáo này đã được công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ hôm qua (20/1).
Mortimer B. Zuckerman, Chủ tịch và là Tổng biên tập của U.S. News, cho biết: "Cũng giống như các bản cáo cáo chúng tôi đã hoàn thành về các trường đại học, bệnh viện và những tổ chức khác, xếp hạng những quốc gia tốt nhất thế giới sẽ là nơi chứa đựng các câu chuyện và dữ liệu giúp công dân, các lãnh đạo kinh tế và chính phủ đánh giá kết quả và thực trạng trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như hiện nay".
Đức là quốc gia tốt nhất thế giới. Nguồn: US News
Cụ thể, quốc gia đứng thứ nhất, Đức có GDP đạt 3,7 nghìn tỷ; tổng dân số 80,9 triệu người và GDP đầu người là 45.888 USD; Mỹ đứng thứ tư với GDP 16,8 nghìn tỷ USD; tổng dân số 318,9 triệu người và GDP đầu người là 54.597 USD; Trung Quốc đứng thứ 17 trong top 20 quốc gia tốt nhất với GDP 9,2 nghìn tỷ USD trên tổng dân số 1,4 tỷ người; mức GDP đầu người khoảng 12.880 USD.
Dự án này xếp hạng 60 quốc gia ở 24 hạng mục và dựa trên bản khảo sát tiến hành với hơn 16.000 người. Mỹ đứng thứ nhất về sức mạnh và sự ảnh hưởng. Thụy Điển đạt điểm cao vì là nước có nhiều địa danh thắng cảnh nhất, xếp thứ nhất ở hạng mục quốc gia tốt nhất cho người dân, nuôi dậy trẻ em và sống xanh. Những nước nằm ở top đầu bao gồm Brazil ở mục phiêu lưu; Luxembourg đứng đầu về việc mở doanh nghiệp; Pháp tốt nhất ở mục ảnh hưởng văn hóa; Đức là thiên đường của các thương nhân; Canada nổi tiếng vì chất lượng cuộc sống tốt; Italy tỏa sáng nhờ các di sản và Ấn Độ vươn lên nhờ nền kinh tế mới nổi. Tổng kết lại, Đức nhận được số điểm tổng cao nhất.
Trung Quốc xếp thứ 17 trong tổng số 60 quốc gia được xếp hạng. Nguồn: US News
Bảng xếp hạng dựa trên khảo sát với 16.248 người từ 36 quốc gia ở châu Mỹ, châu Á, châu Âu và châu Phi. Trong số đó, hơn 8.000 người là những cá nhân có học thức (tốt nghiệp đại học, tầng lớp trung lưu và thượng lưu). Hơn 4.500 người là các nhà lãnh đạo kinh doanh, được định nghĩa là các lãnh đạo cao cấp trong một tổ chức hay các cá nhân sở hữu doanh nghiệp riêng. Phần còn lại là những công dân bình thường.
Mỗi người tham gia được yêu cầu chia sẻ hiểu biết của họ về hạng mục ngẫu nhiên trong 65 tiểu mục của mỗi quốc gia. Các tiểu mục này sau đó được chấm điểm và gộp lại thành 9 hạng mục lớn hơn là sự phiêu lưu, quyền công dân, ảnh hưởng văn hóa, điều kiện làm chủ doanh nghiệp, di sản, động lực, cơ chế kinh doanh cởi mở, sức mạnh và chất lượng cuộc sống.
Điểm cho mỗi hạng mục sau đó sẽ được đưa lên bàn cân dựa trên tương quan với sự thịnh vượng của mỗi nước, được tính bằng cách sử dụng số liệu Tổng sản phẩm quốc nội năm 2014 của Qũy tiền tệ quốc tế (IMF).
60 quốc gia được chọn đựa trên các chỉ số về chất lượng cuộc sống, các yếu tố kinh tế và doanh nghiệp trọng yếu. Top 20 quốc gia tốt nhất thế giới bao gồm: Đức, Canada, Anh, Mỹ, Thụy Điển, Australia, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, New Zealand, Áo, Italy, Luxembourg, Singapore, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ireland, Hàn Quốc, Brazil.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Washington Post, nhật báo lớn nhất và là lâu đời nhất tại Washington D.C, Mỹ. Bên cạnh những tờ báo lớn khác như The New York Times, The Wall Street Journal và Los Angeles Times, The Washington Post thường đăng tải các phóng sự về Nhà Trắng, Quốc hội và những khía cạnh khác của chính phủ Mỹ.
Tuệ Minh (lược dịch)
Theo Infonet
Singapore muốn 'hướng ngoại' nền kinh tế Hơn 70 lãnh đạo doanh nghiệp và 28 tổ chức thương mại hàng đầu Singapore đồng loạt ký một bản kiến nghị gửi đến chính phủ nước này, với mong muốn thức tỉnh 'con rồng kinh tế châu Á' trước nguy cơ bị vượt mặt bởi các nước láng giềng. Đảo quốc sư tử đang tìm cách thoát khỏi lối mòn kinh tế...