Singapore đòi báo Trung Quốc cải chính vì bịa đặt trắng trợn
Đại sứ Singapore tại Trung Quốc đã gửi thư tới Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu yêu cầu phải đăng tin cải chính sau những bịa đặt về phái đoàn Singapore trong Hội nghị cấp cao phong trào không liên kết lần thứ 17 (NAM 17) ở Venezuela.
Hội nghị cấp cao Phong trào không liên kết lần thứ 17 tại Venezuela – Ảnh: AFP
Theo Channel News Asia (CNA), trong một bài báo bằng tiếng Trung được công bố trên mạng ngày 21-9, Thời báo Hoàn Cầu chính thống của chính quyền Bắc Kinh đã cáo buộc Singapore muốn đưa lập trường của Philippines về Biển Đông vào tuyên bố cuối cùng của NAM 17. Hành động của Singapore khi đó đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia tham dự hội nghị.
Tờ này tiếp tục miêu tả rằng khi không được đáp ứng yêu cầu trên, phái đoàn Singapore đã tỏ vẻ không hài lòng và sử dụng những ngôn từ “không thích hợp” trong các cuộc thảo luận sau đó.
Chưa dừng lại đó, tờ báo trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc thậm chí còn bịa đặt chi tiết Singapore đã công khai thách thức vị trí chủ tịch NAM của Venezuela về vấn đề này.
“Singapore đã hành động một cách vụ lợi và gây ra nhiều cuộc tranh luận kéo dài tới tận đêm làm xáo trộn nhiều nước”, tờ báo của Trung Quốc mô tả.
Hoàn cầu Thời báo còn lớn tiếng chê trách phản ứng của Singapore sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế trong vụ kiện Biển Đông là “đáng thất vọng”, nhất là khi quốc gia này giữ vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN – Trung Quốc.
Video đang HOT
Đáp lại sự vu khống của tờ báo Trung Quốc, hôm 26-9, Đại sứ Singapore tại Trung Quốc Stanley Loh đã bác bỏ các cáo buộc và khẳng định tất cả là “sai và vô căn cứ”.
Theo Đại sứ Stanley, phái đoàn Singapore tại NAM 17 đã không nêu vấn đề Biển Đông cũng như nhắc lại phán quyết trong vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Việc Hoàn cầu Thời báo đưa chi tiết này vào bài viết là sự bịa đặt trắng trợn.
Ông Stanley cũng nhấn mạnh trên cương vị là Chủ tịch luân phiên ASEAN, phái đoàn Lào tại NAM 17 đã bảo vệ và nêu quan điểm chung của 10 nước.
“Vào cuối hội nghị, Lào – Chủ tịch ASEAN – đã viết thư cho Ngoại trưởng Venezuela bày tỏ sự bảo lưu tập thể của khối đối với một đoạn văn bản ở phần Đông Nam Á trong văn kiện cuối cùng của hội nghị. Chủ tịch ASEAN sau đó tiếp tục đề nghị đưa đề xuất của ASEAN vào phụ lục văn kiện”, ông Stanley viết.
“Thời báo Hoàn Cầu đã công bố một bài báo vô trách nhiệm, đầy rẫy sự bịa đặt và những cáo buộc vô căn cứ không có liên quan đến sự kiện”
Đại sứ Singapore tại Trung Quốc Stanley Loh
“Tôi yêu cầu vì sự khách quan, minh bạch và tính chuyên nghiệp, Thời báo Hoàn Cầu phải công bố bức thư của tôi bằng tiếng Trung và tiếng Anh, để những độc giả của báo có thể đón nhận thông tin một cách chính xác và mối quan hệ thân thiết giữa hai nước không vô tình bị ảnh hưởng”, ông Stanley nhấn mạnh.
Cũng trong thư gửi tới Hoàn cầu Thời báo, Đại sứ Singapore đã kèm theo bức thư của trưởng phái đoàn Lào tại NAM 17 yêu cầu bảo lưu quan điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông được nêu ở phần Đông Nam Á trong văn kiện cuối cùng của hội nghị.
Trong thư của phái đoàn Lào có đoạn “ASEAN, với sự lấy làm tiếc sâu sắc và sự tôn trọng cao dành cho Tổng thống Venezuela, Chủ tịch NAM 17 và tất cả các thành viên khác của NAM, phải nhắc lại rằng ASEAN không thể chấp nhận các đoạn liên quan đến Biển Đông được đánh số 449 như trong dự thảo văn kiện cuối cùng của NAM được gửi tới các nước thành viên vào sáng 18-9-2016. Chúng tôi đề nghị Chủ tịch NAM chính thức thông báo sự bảo lưu của chúng tôi và kèm theo đoạn dưới đây vào văn kiện cuối cùng của NAM dưới hình thức một phụ lục về Biển Đông”.
Như vậy, có thể thấy Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã bịa đặt và xuyên tạc một cách trắng trợn, làm sai lệch bản chất của sự việc. Trong thời gian qua, tờ này cũng thường xuyên cho đăng các bài viết đầy kích động, hiếu chiến và khiêu khích trong các vấn đề khu vực như Biển Đông và quan hệ Trung – Mỹ.
Theo Tuổi Trẻ
Thăm Việt Nam, ông Duterte muốn cân bằng quan hệ với Trung Quốc và ASEAN
Tổng thống Philippines Duterte có thể muốn cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và ASEAN khi ông thăm Việt Nam trước khi có chuyến thăm Trung Quốc.
Tổng thống Philippines Duterte. Ảnh: Newscom
"Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong khu vực và trong ASEAN nên việc ông Duterte muốn tăng cường quan hệ song phương với Hà Nội là điều không đáng ngạc nhiên. Hai bên sẽ thảo luận về tình hình hiện nay ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp giữa một số thành viên ASEAN với Trung Quốc", Tiến sĩ Malcolm Davis, Viện chính sách chiến lược Australia, trao đổi với VnExpress.
Chuyên gia này phân tích, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Philippines diễn ra trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng ông Duterte muốn xích lại gần hơn với Trung Quốc. Manila cũng thông báo tổng thống của họ sẽ thăm Trung Quốc vào cuối tháng 10. Do đó, chuyến thăm này giúp tổng thống Philippines cân bằng quan hệ với Trung Quốc - ASEAN nhằm hạn chế những rủi ro mà hợp tác với Bắc Kinh có thể gây ra.
Ông Nguyễn Thạc Dĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Philippines, cho hay ông Duterte đến Việt Nam khi hai nước đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm ngoái, Việt Nam đã trở thành nước Đối tác chiến lược thứ ba của Philippines, sau Mỹ và Nhật Bản. Từ đó hợp tác trong nhiều lĩnh vực đã được tăng cường, thương mại liên tục tăng trưởng và năm ngoái đạt gần ba tỷ USD.
"Hợp tác Việt Nam - Philippines thời gian qua cũng có bước thăng trầm nhưng đặc điểm chung là các đời tổng thống Philippines đều mong thúc đẩy quan hệ với Việt Nam vì lợi ích chung và vì hòa bình, ổn định của khu vực", ông Dĩnh nói.
Theo Tiến sĩ Davis, khi đến Việt Nam, ông Duterte sẽ nhắm vào việc tăng cường hợp tác thương mại, du lịch để giúp hai nước cùng phát triển lợi ích kinh tế. Còn với hợp tác ở Biển Đông, chuyên gia người Australia cho rằng điều đó phần lớn phụ thuộc vào ý định của ông Duterte trong quan hệ với Trung Quốc.
Nếu tổng thống Philippines thực sự muốn tăng hợp tác với Trung Quốc, sau khi Tòa trọng tài Phụ lục VII Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò của Bắc Kinh, điều này sẽ khiến lập trường chung của ASEAN bị suy giảm.
"Trung Quốc thậm chí có thể gia tăng hoạt động ở mọi nơi trên Biển Đông, đẩy lui Philippines ra xa bãi cạn Scarborough hoặc Bãi Cỏ Mây hay tuyên bố thiết lập vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ)", ông Davis cảnh báo.
Cựu đại sứ Dĩnh bày tỏ sự lạc quan khi nhắc đến trao đổi giữa Philippines và Trung Quốc, cho rằng Manila sẽ tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh thực hiện phán quyết của Tòa trọng tài, kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng tiến trình ngoại giao, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực ở Biển Đông.
Về phía ASEAN, Tiến sĩ Davis cho rằng sự thống nhất của hiệp hội về tranh chấp Biển Đông gần đây "bị lung lay" do một số thành viên chịu áp lực từ phía Trung Quốc. Việt Nam và Philippines là hai nước bị ảnh hưởng nhiều nhất ở Biển Đông nếu diễn biến xấu thêm. Vì vậy hai nước cần tăng cường đoàn kết với nhau để giúp ASEAN giữ vững quan điểm chung về giải quyết tranh chấp này.
"Tôi cho rằng việc chính phủ Việt Nam tăng cường trao đổi với ông Duterte về tầm quan trọng của ASEAN trong giải quyết vấn đề Biển Đông nhân chuyến thăm này là điều rất quan trọng", ông Davis nói.
Việt Anh
Theo VNE
Việt Nam cảnh báo xung đột Biển Đông tại Liên Hợp Quốc Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ tranh chấp Biển Đông đang đe dọa hòa bình và an ninh ở khu vực, trong khi luật pháp quốc tế bị xem nhẹ. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tại Đại hội đồng LHQ. Ảnh: UN "Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tiềm ẩn những nguy cơ xung đột, nhất là...