Singapore đầu tư hơn 16 tỷ USD vào công nghiệp chế biến tại Việt Nam
Đại diện Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thời gian gần đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Singapore tại Việt Nam đang tăng mạnh.
Ảnh minh họa
Tính riêng 4 tháng đầu năm, Singapore có 50 dự án FDI cấp mới và 23 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt hơn 730 triệu USD. Singapore đứng ở vị trí thứ hai trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Dòng vốn FDI của Singapore đã chảy vào 18/21 lĩnh vực kinh tế của Việt Nam; trong đó, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 494 dự án, có tổng vốn đăng ký hơn 16 tỷ USD, chiếm trên 44% tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam.
Video đang HOT
Đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản với 81 dự án, có tổng vốn đăng ký gần 11 tỷ USD, chiếm 30% tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam…
Quy mô vốn bình quân một dự án của nhà đầu tư Singapore là gần 23 triệu USD, cao hơn mức bình quân chung của một dự án FDI tại Việt Nam là xấp xỉ 14 triệu USD. Nhiều dự án của nhà đầu tư Singapore tại Việt Nam hoạt động hiệu quả, đóng góp lớn vào việc tạo việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Điển hình trong số các dự án của Singapore tại Việt Nam là Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP). Việt Nam đã có bảy khu công nghiệp VSIP được đầu tư tại sáu tỉnh gồm Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương, Nghệ An. Trong đó, Khu công nghiệp VSIP Nghệ An được khởi công vào tháng 9/2015.
Hiện, các nhà đầu tư Singapore đã đầu tư tại 46/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Theo đó, địa phương thu hút nhiều vốn FDI từ các doanh nghiệp Singapore nhất là Thành phố Hồ Chí Minh với 799 dự án, vốn đăng ký gần 10 tỷ USD, chiếm gần 27% tổng số vốn đăng ký tại Việt Nam.
Hà Nội đứng thứ hai với 256 dự án và gần 5 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 13% về số vốn đăng ký. Tỉnh Quảng Nam đứng thứ ba với sáu dự án, có tổng vốn đăng ký hơn 4 tỷ USD, chiếm hơn 11% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam.
Ngoài ra, các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai, Thái Nguyên, Bà Rịa-Vũng tàu cũng đang là những tỉnh thành thu hút được nhiều dự án FDI từ Singapore thời gian qua.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
FDI hai tháng đầu năm 2016 tăng mạnh, đạt 2,8 tỷ USD
Hai tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh so với cùng kỳ, lên tới 135% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 2,8 tỷ USD.
Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ đầu năm đến thời điểm ngày 20/02/2016, đã có 291 dự án FDI được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, với số vốn đăng ký đạt 1,9 tỷ USD, tăng 96,6% về số dự án và tăng 167,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2015.
Bên cạnh đó, có 137 lượt dự án đã cấp chứng nhận đầu tư từ các năm trước được cấp bổ sung vốn với 898,3 triệu USD.
Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng 135% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, vốn FDI giải ngân ước tính đạt 1,5 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Xét về lĩnh vực, FDI hai tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt 1,995 tỷ USD, chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký; các ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 210,6 triệu USD, chiếm 7,5%; các ngành còn lại đạt 597,8 triệu USD, chiếm 21,3%.
Xét về địa phương, hai tháng qua, cả nước có 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án FDI được cấp phép. Trong đó, Hà Nội có số vốn đăng ký lớn nhất với 242,4 triệu USD, chiếm 12,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bắc Giang 206,1 triệu USD, chiếm 10,8%; Bắc Ninh 200,6 triệu USD, chiếm 10,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu 157,1 triệu USD, chiếm 8,2%; TP.HCM 155,9 triệu USD, chiếm 8,2%; Đồng Nai 142,7 triệu USD, chiếm 7,5%; Hà Tĩnh 139,1 triệu USD, chiếm 7,3%; Bình Dương 129,7 triệu USD, chiếm 6,8%.
Trong số 31 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong hai tháng đầu năm nay, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất, với 435,2 triệu USD, chiếm 22,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Malaysia 233,2 triệu USD, chiếm 12,2%; Hàn Quốc 202,4 triệu USD, chiếm 10,6%; Nhật Bản 160,6 triệu USD, chiếm 8,4%; Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 153,5 triệu USD, chiếm 8,1%; Trung Quốc 141,1 triệu USD, chiếm 7,4%; Anh 141 triệu USD, chiếm 7,4%; Đài Loan 119,8 triệu USD, chiếm 6,3%.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Mặt bằng bán lẻ Hà Nội 2016, sôi động nhưng giá khó tăng Kinh tế duy trì đà tăng trưởng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng m là những yếu tố giúp thị trường mặt bằng bán lẻ tiếp tục có 1 năm sôi động. Vừa mới khai trương cuối quý IV/2015, nhưng Trung tâm Thương mại Vincom Nguyễn Chí Thanh đã có tỷ lệ lấp đầy tới 95%. Ảnh: Dũng...