Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng đại học châu Á 2022 của QS
Đại học của Singapore đứng đầu nhưng Trung Quốc lại có nhiều trường lọt top hơn. Việt Nam có 11 đại diện được nêu trong danh sách năm nay.
Đại học Quốc gia Singapore (Singapore) đứng đầu xếp hạng đại học châu Á. Ảnh: NUS.
Vừa qua, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS, Anh) công bố xếp hạng đại học châu Á năm 2022. Theo đó, Đại học Quốc gia Singapore (Singapore) tiếp tục đứng đầu với tổng điểm đánh giá 100. Đây là năm thứ 4 liên tiếp trường đạt được vị trí này.
Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) vươn lên từ vị trí số 7 (năm 2021) lên vị trí số 2 với tổng điểm đánh giá 99,5. Đây là thứ hạng cao nhất trường này nhận được kể từ khi tham gia xếp hạng đại học châu Á của QS kể từ năm 2013.
Đồng hạng 3 trong danh sách là Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) và Đại học Hong Kong (Hong Kong) với 98,7 điểm đánh giá. So với năm 2021, hai trường vẫn giữ nguyên thứ hạng và phần tổng điểm tăng nhẹ lần lượt là 0,5 và 0,7.
Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) rớt hạng trong danh sách năm nay. Ảnh: CGTN.
Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) tụt từ vị trí số 2 xuống vị trí số 5 trong xếp hạng lần này với 98,3 điểm đánh giá. Dù rớt hạng, phần danh tiếng học thuật và danh tiếng với nhà tuyển dụng của trường này vẫn được QS chấm điểm tối đa.
Video đang HOT
5 vị trí còn lại trong top 10 đại học châu Á 2022 lần lượt là: Đại học Chiết Giang (Trung Quốc); Đại học Phúc Đán (Trung Quốc); Đại học Malaya (Malaysia); Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (Trung Quốc) và Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc). Nhìn chung, 5 trường này không bị xáo trộn về thứ hạng so với xếp hạng năm 2021.
Năm nay, Việt Nam tiếp tục có 11 trường nằm trong top. Đại học Tôn Đức Thắng hạng 142, theo sau đó là Đại học Quốc gia Hà Nội (147), Đại học Quốc gia TP.HCM (179), Đại học Duy Tân (210), Đại học Bách khoa Hà Nội (281-290).
Các trường còn lại lọt vào top 650 của xếp hạng, lần lượt là: Đại học Huế (401-450), Đại học Cần Thơ (501-550), Đại học Đà Nẵng (501-550), Đại học Sư phạm Hà Nội (551-600), Đại học Kinh tế TP.HCM (551-600), Đại học Công nghiệp TP.HCM (601-650).
Năm nay, danh sách của QS có sự tham gia của của 687 cơ sở giáo dục ở châu Á, đạt kỷ lục về số lượng trường tham gia xếp hạng.
Giống như danh sách năm 2021, Trung Quốc là quốc gia có nhiều trường tham gia nhất với 126 cơ sở giáo dục đại học. Xếp thứ hai và thứ ba về số lượng lần lượt là Ấn Độ và Nhật Bản.
Xếp hạng đại học châu Á của QS được đánh giá dựa trên 11 tiêu chí là: Danh tiếng học thuật (30%); danh tiếng với nhà tuyển dụng (20%); tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%); mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%); số lượng trích dẫn bài báo (10%); tỷ lệ trích dẫn bài báo/giảng viên (5%); số lượng giảng viên có bằng tiến sĩ (5%); tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%); tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%); tỷ lệ sinh viên trao đổi trong nước (2,5%); tỷ lệ sinh viên trao đổi nước ngoài (2,5%).
Trường đại học ở châu Á là "cái nôi sản sinh" nhiều doanh nhân thành đạt
Không chỉ có đội ngũ cựu sinh viên thành đạt trong kinh doanh, trường còn đào tạo ra nhiều nhân tài ở đủ các lĩnh vực, được nhận các giải thưởng lớn.
Theo nghiên cứu mới của Altrata, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đứng thứ hai trong danh sách những đại học bên ngoài nước Mỹ đã đào tạo ra nhiều cựu sinh viên siêu giàu, với số lượng 3.653 sinh viên. Song nếu xét trong phạm vi châu Á, Đại học Quốc gia Singapore đứng ở vị trí thứ nhất, bỏ xa 3 trường ở châu Á khác là Đại học Mumbai, Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa.
Đáng chú ý, Đại học Quốc gia Singapore là nơi mà triệu phú Adam Khoo, tác giả cuốn Tôi tài năng, bạn cũng thế, từng theo học. Anh thi vào khoa Quản trị kinh doanh và tốt nghiệp với bằng danh dự chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Tự lập ở tuổi 26, Adam Khoo là một trong những triệu phú trẻ tuổi nhất tại Singapore.
Theo định nghĩa của Altrata, giới siêu giàu là những người sở hữu khối tài sản từ mức 30 triệu USD. Hiện tại ở tuổi 48, ước tính giá trị tài sản ròng của Adam Khoo là 75 triệu USD.
Triệu phú Adam Khoo. Ảnh: Famousbio.
Đại học luôn nằm trong top đầu của châu Á
Kể từ khi thành lập vào năm 1905, NUS đã có nhiều cựu sinh viên ưu tú, bao gồm 4 thủ tướng và tổng thống Singapore, 2 thủ tướng Malaysia, giám đốc điều hành doanh nghiệp, nhà giáo dục và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
Không chỉ có nhiều cựu sinh viên siêu giàu, NUS còn đào tạo ra một người đoạt giải Nobel, một người đoạt giải Tang (giải thưởng trong 4 lĩnh vực Phát triển bền vững, Khoa học dược phẩm sinh học, Khoa học và Pháp quyền) và một người đoạt giải Vautrin Lud (giải thưởng cao nhất trong lĩnh vực Địa lý).
Trong lĩnh vực pháp lý của Singapore, NUS từng là trường luật duy nhất của Singapore trong nửa thế kỷ, cho đến khi Đại học Quản lý Singapore được thành lập vào năm 2007. Do đó, hầu hết các cơ quan tư pháp của Singapore đều xuất thân từ trường.
Theo Times Higher Education, NUS là đại học hàng đầu của Singapore và nằm trong số những trường tốt nhất Châu Á. Trong bảng xếp hạng của Times Higher Education, NUS đứng thứ 21 trong các trường đại học tốt nhất thế giới và thứ ba ở Châu Á Thái Bình Dương, đứng thứ 24 về danh tiếng.
Khuôn viên chính của NUS nằm ở phía Tây Nam của Singapore, có diện tích 170 ha. Trường cung cấp cách tiếp cận toàn cầu về giáo dục, nghiên cứu và khởi nghiệp, tập trung vào các quan điểm và chuyên môn của Châu Á.
NUS cung cấp nhiều chương trình cho sinh viên làm giàu, một trong số đó là Chương trình Cơ hội Nghiên cứu Đại học (UROP). Sinh viên dành vài giờ mỗi tuần cho các dự án của họ trong học kỳ và làm việc toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Chương trình học này được cung cấp cho sinh viên thuộc các khoa/trường/cao đẳng nội trú sau: Nghệ thuật & Khoa học Xã hội, Máy tính, Nha khoa, Kỹ thuật, Luật, Y khoa, Khoa học, Chương trình Học bổng Đại học và Cao đẳng Tembusu.
Khuôn viên Đại học Quốc gia Singapore. Ảnh: APRU.
Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên của trường có nhiều người là giáo sư, giám đốc hay chủ tịch hiệp hội, nhà toán học...
Hiện tại, NUS có 21 viện và trung tâm nghiên cứu cấp đại học trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu về châu Á, quản lý rủi ro, khoa học kỹ thuật, khoa học toán học...
Lợi ích mà cựu sinh viên giàu có/có tầm ảnh hưởng đem lại
Theo Altrata, những cựu sinh viên giàu có và có tầm ảnh hưởng trong thế giới doanh nghiệp mang đến cơ hội liên tục cho các cơ sở giáo dục. Họ là những nhà tài trợ đáng kể tiềm năng về mặt gây quỹ, với tư cách là các nhà tài trợ tư nhân hay giám đốc điều hành cấp cao.
Những cựu sinh viên này thường có mạng lưới kết nối tốt và có thể cung cấp cơ hội kết nối cho sinh viên hay tân cử nhân. Họ còn giúp củng cố danh tiếng của trường đại học.
Giáo dục đại học tại Nhật Bản sẽ chìm nếu không quốc tế hóa Theo GS Nancy Snow, giáo dục Nhật Bản cần đầu tư nhiều hơn về nhân lực cũng như ngoại ngữ để cải thiện nền giáo dục hiện tại. Nancy Snow là giáo sư thỉnh giảng xuất sắc về Chiến lược truyền thông tại ĐH Schwarzman thuộc ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc) và trước đây là giáo sư về Ngoại giao công chúng toàn...