Singapore cho phép giáo viên phạt học sinh bằng đòn roi
Singapore là một trong số ít các quốc gia vẫn duy trì hình thức phạt bằng roi. Đặc biệt trong các trường học ở Singapore, hình thức này vẫn được áp dụng khá phổ biến.
Tại Singapore, gần 40 tội danh – bên cạnh việc phạt tù – bắt buộc đi kèm phạt roi như giết người, hãm hiếp, buôn ma túy… Nam giới nhập cư trái phép vào Singapore hoặc ở quá hạn thị thực hơn 90 ngày cũng bị phạt ít nhất ba roi.
Trong giáo dục, hình thức này cũng được áp dụng phổ biến tại các trường học và được cho phép trong Luật Giáo dục. Bộ Giáo dục cho phép các trường được toàn quyền xử lý kỷ luật hợp pháp đối với học sinh dựa trên bối cảnh của trường và trong một phạm vi, khuôn khổ nhất định. Đồng thời, Bộ cũng đưa ra một bộ hướng dẫn cụ thể gửi tới các trường học khi áp dụng hình phạt bằng roi.
Theo đó, Bộ xác định danh sách những hành vi vi phạm nội quy cần phải phạt bằng roi và đưa ra các hướng dẫn về phương pháp để xử lý các vi phạm này. Chỉ có hiệu trưởng hay những người được giao có thẩm quyền xử lý vi phạm mới được áp dụng hình phạt này.
Một giáo viên phạt roi học sinh tại Singapore
Theo một khảo sát của chính phủ, tính đến tháng 4/2017, 53% trường trung học và 13% trường tiểu học công khai trên website nhà trường sẽ áp dụng hình phạt này để phụ huynh có thể tham khảo.
Ngoài ra, các quy tắc này cũng sẽ được truyền đạt tới học sinh và phụ huynh thông qua sổ tay, trong các cuộc họp giữa phụ huynh và giáo viên hoặc thông qua thư gửi cho phụ huynh.
Hình thức phạt này nhằm mục đích để học sinh cảm nhận được những đau đớn và nhận ra lỗi của mình. Khi thực hiện hình phạt sẽ cần một nhân chứng. Sau đó, toàn bộ thông tin về trường hợp bị phạt sẽ được lưu lại trong kho dữ liệu của hiệu trưởng.
Video đang HOT
Hình phạt này thường áp dụng với học sinh nam bằng một cây gậy nhẹ, phạt đánh trên lòng bàn tay hoặc trên mông (học sinh vẫn mặc quần áo). Phạt roi chỉ được sử dụng như phương án cuối cùng cho những hành vi nghiêm trọng.
Phụ huynh không có quyền khiếu nại hoặc có hành động chống đối lại nếu nhà trường áp dụng hình phạt này với con cái họ, trừ khi việc phạt roi không được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục. Ví dụ, hình phạt đó không được sự cho phép của hiệu trưởng hay học sinh bị đánh quá mạnh.
Tuy nhiên, nếu phụ huynh cho rằng bất kỳ hình phạt nào đó không chính đáng hoặc quá mức, họ vẫn có thể bày tỏ suy nghĩ của mình cho hiệu trưởng cũng như giáo viên thông qua thư hoặc trong các cuộc họp giữa phụ huynh và giáo viên.
Singapore cũng đưa ra ranh giới giữa việc trừng phạt “chấp nhận được” và trừng phạt “quá mức”, là khi việc trừng phạt gây đau đớn hoặc tổn thương về thể xác không đáng có; gây tổn thương tâm lý hoặc sự phát triển của trẻ…
Thúy Nga
Theo Singapore Legal Advice/vietnamnet
Sau gần 20 năm, có một cái tát đã không lặp lại
Trong chuyện ứng xử với học trò, kinh nghiệm người này không thể truyền cho người khác, thậm chí, ở cùng một giáo viên cũng không thể nhất nhất sử dụng một phương pháp này hay giải pháp kia.
Mỗi tình huống ứng xử với học sinh thực sự là một thử thách để người giáo viên tự trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Câu chuyện của một giáo viên chủ nhiệm dưới đây rất đáng suy nghĩ...
Hồi học cấp 2, tôi có một cậu bạn rất nghịch ngợm, hay tìm cách chọc phá trong các giờ học.
Tên cậu là Minh, trùng tên với thầy giáo dạy môn Toán. Một lần, thầy đang giảng bài, cậu ta ngồi không yên, cứ quay lên, quay xuống nói chuyện, làm ồn.
Thầy giáo bực lắm, đi thẳng xuống, xách tai cậu ta đứng lên, hỏi "Tại sao em làm ồn trong giờ học?". Không ngờ, cậu đáp ngay "Thưa thầy, tại bạn Tĩnh chửi em là tiên sư thằng Minh".
Mặt đỏ bừng, ngay lập tức, thầy cho một cái tát như trời giáng, hằn 5 ngón tay lên má, đuổi cậu ra khỏi lớp. Cả lớp chúng tôi sợ xanh mặt, còn cậu kia đi ra khỏi lớp nhưng vẫn ngấm ngầm thách thức sau lưng thầy.
Gần 20 năm sau, tôi gặp lại câu chuyện này ở chính lớp học sinh mình chủ nhiệm.
Trong giờ môn Vật lý, khi cô giáo đang giảng bài, em Hồng Loan vẫn ngỗi dưới lớp nghịch ngợm, mất tập trung.
Thùy, cô giáo Vật lý đã nhiều lần nhắc nhở nhẹ nhàng, nhưng Loan vẫn 'phớt" lời, thậm chí, còn cười đùa rất vô duyên.
Không kiềm chế được nữa, cô đập bàn quát "Em Loan! Không học thì ra ngoài ngay, đừng có cái kiểu láo tôm láo cá như thế trong lớp học".
Trong tiếng ồn ào của lớp học, tiếng Hồng Loan vang lên rõ mồn một "Tiên sư đứa nào chửi tao".
Cô Thùy lặng người. 30 tuổi đời, 7 năm tuổi nghề, cô chưa bao giờ ở trong tình thế này.
Cố gắng kìm lại cơn giận, cô nói nhẹ nhàng nhưng kiên quyết "Em nào vừa nói, đứng dậy!". Lớp lặng im, không em học sinh nào lên tiếng, ngay cả thủ phạm.
Cô vẫn tiếp tục nhẹ nhàng "Tôi hỏi em nào vừa nói, tôi cho một cơ hội đứng dậy tự nhận lỗi". Vẫn không ai lên tiếng, không khí lớp học căng thẳng vô cùng. Cô buồn bã lắc đầu "Xin lỗi các em, tôi không thể tiếp tục dạy tiết học này. Phần còn lại của giờ học, tôi yêu cầu lớp tự sinh hoạt". Rồi cô lặng lẽ xách cặp đi ra.
Không biết, các em đã tự sinh hoạt, thảo luận những gì. Nhưng đến cuối giờ học, em lớp trưởng xuống phòng chờ giáo viên mời cô lên lớp.
Trong lớp học, Hồng Loan với đôi mắt đỏ hoe, nức nở khóc và xin lỗi cô giáo. Cô vẫn nói với Loan bằng những lời nhẹ nhàng, không hề trách mắng.
Sau sự việc ấy, Loan gửi cho tôi - là giáo viên chủ nhiệm - bản tường trình và bản kiểm điểm.
Trong đó, em viết "Đây thực sự là lỗi lầm lớn trong cuộc đời em. Em rất biết ơn cô Thùy vì cô đã cho em một bài học sâu sắc về lòng bao dung".
Tôi cầm bản kiểm điểm của Loan, lại nhớ tới hình ảnh bàn tay hằn trên má của cậu bạn năm xưa và tự hỏi không biết mình sẽ ứng xử như thế nào nếu ở vào tình huống của cô Thùy? Liệu mình có đủ bình tĩnh để không cho học sinh một cái tát, hay ít ra là không đuổi học sinh ra khỏi lớp học?
Hoàng Thanh
Theo vietnamnet
Tôi đã xin lỗi trong buổi họp phụ huynh khi cô giáo rơi nước mắt Tôi kể câu chuyện này mong cô - trò - phụ huynh bớt "cái tôi" để biết lắng nghe, để bớt các vụ bạo lực học đường, giáo viên cũng không phải rơi lệ vì những hành động nóng nảy không nên có. Ảnh minh họa "Lớp con lại đổi giáo viên", "Lớp con nóng nhưng không được bật điều hòa" "Lớp con...