Singapore cấm cửa ATM Bitcoin
Động thái hạn chế quảng cáo tiền mã hóa tại Singapore khiến hàng loạt ATM Bitcoin ngừng hoạt động.
Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) vừa yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tiền mã hóa hạn chế quảng cáo dịch vụ công khai, bao gồm vận hành ATM vật lý. Các nhà cung cấp vẫn có thể quảng cáo trên website và nền tảng của họ.
Khuyến cáo của MAS cho rằng các giao dịch tiền mã hóa có “rủi ro cao và không phù hợp với công chúng”. Do đó, quảng cáo dịch vụ tiền mã hóa tại nơi công cộng hoặc cung cấp ATM Bitcoin có thể khiến nhiều người giao dịch vô tội vạ, không lường hết rủi ro.
Động thái mới của Singapore khiến cộng đồng tiền mã hóa tại nước này bất ngờ.
Theo Business Insider, động thái thẳng tay của MAS khiến thị trường tiền mã hóa tại Singapore bất ngờ. Daenerys & Co., nhà cung cấp ATM tiền mã hóa lớn nhất phải dừng hoạt động 5 trụ ATM Bitcoin tại Singapore.
“Chúng tôi vẫn trong tâm thế bị sốc”, phát ngôn viên của Daenerys cho biết. Trong khi đó, Chia Hock Lai, đồng Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Singapore cho rằng MAS nên thảo luận với đại diện trong ngành để “có kết quả tốt hơn”.
ATM tiền mã hóa, còn gọi là ATM Bitcoin, cho phép người dùng mua và bán tiền mã hóa bằng tiền mặt. Đây được xem là cách quảng cáo tiền số hiệu quả với công chúng. Dù chỉ phục vụ nhóm nhỏ cộng đồng, các chuyên gia nhận định ATM Bitcoin thể hiện sự cởi mở rõ rệt của nền kinh tế với tiền mã hóa.
Với thị trường tiền mã hóa tăng trưởng mạnh trong năm 2021, lượng ATM Bitcoin trên thế giới ngày càng nhiều. Theo dữ liệu của Coin ATM Radar, lượng ATM tiền mã hóa trên toàn cầu đạt 35.000 máy tính đến tháng 1, tăng hơn gấp đôi so với mức 14.033 vào tháng 1/2021. Mỹ dẫn đầu với lượng ATM Bitcoin chiếm 88%, Canada đứng thứ 2 với 6,2%.
Toàn châu Á có 240 ATM Bitcoin, trong đó Hong Kong chiếm tỷ lệ cao nhất với 130 máy. Quy định mới của Singapore cho thấy cách tiếp cận khác nhau của 2 khu vực, được xem là những nền kinh tế cởi mở với tiền mã hóa.
Video đang HOT
Trái ngược với Singapore, những ATM Bitcoin tại Hong Kong không bị kiểm soát.
Một số công ty lớn về tiền mã hóa có trụ sở tại Hong Kong, trong khi Singapore có quy định rõ ràng hơn về tiền mã hóa dù rất nghiêm ngặt, theo dữ liệu của Messari. Các chuyên gia cho biết ATM Bitcoin tại Hong Kong không bị kiểm soát, trong khi quy định mới của Singapore cho thấy ranh giới pháp lý rõ ràng.
“Việc ngừng vận hành ATM Bitcoin ngầm gửi tín hiệu đến cộng đồng (tiền mã hóa) rằng hoạt động của họ không được hoan nghênh (tại Singapore)”, Leonhard Weese, đồng sáng lập Hiệp hội Bitcoin Hong Kong chia sẻ.
Katherine Ng, Giám đốc Marketing và Vận hành khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của TZ APAC, công ty chuyên về hệ sinh thái blockchain Tezos cho rằng ngành công nghiệp tiền mã hóa và blockchain còn rộng lớn hơn so với cộng đồng mà Singapore nhắm đến.
Có lúc mất hơn 20% giá trị chỉ trong vài giờ và thường xuyên biến động, những người được trả lương bằng Bitcoin 'dở khóc dở cười'
Ngày càng nhiều chính trị gia và người nổi tiếng được trả lương bằng tài sản kỹ thuật số. Sự sụt giảm của Bitcoin và những phức tạp về thuế hé lộ những nguy cơ của hình thức trả lương này.
Nếu ai đó được trả lương bằng Bitcoin, thì nguy cơ thể hiện rõ trong ngày 4/12 vừa qua, khi Bitcoin giảm tới 21% giá trị chỉ trong vài giờ. Mặc dù đã hồi phục trở lại, Bitcoin vẫn thấp hơn 25% so với mức kỷ lục một tháng trước đó. Cú lao dốc cho thấy sự nguy hiểm của xu hướng mới đang được các chính trị gia và người nổi tiếng kêu gọi: trả lương bằng tiền kỹ thuật số.
Các thành phố lớn của Mỹ đang cạnh tranh nhau đầu tư vào ngành công nghiệp blockchain đang phát triển như vũ bão. Các nhà lãnh đạo cũng cố gắng thúc đẩy các chính sách nhằm giúp nhiều người nhận được một phần lương của họ bằng tiền điện tử.
Thị trưởng Miami - Francis Suarez - tháng 11 tuyên bố sẽ nhận 100% lương tháng tiếp theo bằng Bitcoin. Ông cũng thông báo đang thực hiện kế hoạch trả lương cho hơn 400.000 nhân viên bằng tiền điện tử. Không những thế, cư dân có thể thanh toán phí và thuế bằng Bitcoin.
Không kém cạnh, Thị trưởng thành phố New York - Eric Adams - cho biết ông đang nghiên cứu những cách mà hàng triệu người tại New York có thể nhận lương trực tiếp bằng Bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Bản thân ông cũng tuyên bố sẽ nhận 3 khoản lương đầu tiên bằng Bitcoin.
Các vận động viên chuyên nghiệp cũng cho biết họ được trả một phần lương bằng tiền điện tử. Theo Coin ATM Radar, số lượng cây ATM Bitcoin ở Mỹ đã tăng 577% lên khoảng 28.500 máy trong hai năm qua.
Tiền điện tử chắc chắn có thể giảm, nhưng cũng có thể tăng ngoài sức mong đợi so với bất kỳ đợt tăng lương hàng năm nào. Nhà kinh tế học Cathy Barrera cho biết con người đang tiến gần đến một thế giới mà ở đó, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi cho ứng viên rằng họ có chấp nhận việc trả lương bằng Bitcoin hay không.
Nếu điều đó xảy ra, đây là một số điều cần lưu ý.
Kiểm soát tính toán
Một trong những sức hấp dẫn lớn nhất của việc trả lương bằng tiền điện tử là tiềm năng tăng trưởng. Trong một thập kỷ qua, giá Bitcoin đã tăng vọt từ vài USD lên tới hơn 45.000 USD, ngay cả sau đợt sụt giảm gần nhất.
Với mức tăng trưởng vượt bậc trong năm nay, nếu một người được trả 100.000 USD tiền lương bằng Bitcoin ngày 1/1 và cố gắng giữ nguyên toàn bộ số tiền, người này hiện sẽ có khoảng 170.000 USD. Đó là một mức lợi nhuận đáng kể.
Tuy nhiên, cú sụt giảm nghiêm trọng vào cuối tuần qua cho thấy tiền điện tử và các đồng tiền kỹ thuật số khác rất "dễ bay hơi". Để chắc chắn, người nhận lương nên quy định rõ trong hợp đồng lao động. Thay vì nhận 0,05 Bitcoin mỗi tháng, người lao động sẽ nhận được 3.000 USD Bitcoin với giá của nó tại một thời điểm cụ thể. Điều này sẽ mang lại lợi thế nếu Bitcoin tăng giá. Hoặc không, nó cũng sẽ đảm bảo mức lương ổn định theo thời gian.
Giá Bitcoin biến động mạnh
Lập chiến lược thuế
Tiền điện tử đơn giản hóa việc trả lương theo nhiều cách. Về lý thuyết, người nhận lương sẽ có thể cắt bỏ người trung gian là các ngân hàng, chuyển tiền nhanh chóng, minh bạch, thuận lợi khi làm việc với những chủ lao động ở nước ngoài.
Nhưng thuế là một câu chuyện khác. Ở Mỹ, Sở Thuế vụ coi tiền ảo là tài sản, có nghĩa là chúng được coi như cổ phiếu hoặc trái phiếu, thay vì tiền mặt. Theo Lisa Zarlenga, đối tác của công ty luật Steptoe & Johnson LLP ở Washington, người nhận lương phải trả thuế thu nhập cho bất kỳ giá trị thị trường hợp lý nào của đồng coin. Người nhận cũng phải đối mặt với khoản thuế thặng dư vốn khi họ bán hoặc đổi sang các đồng tiền kỹ thuật số khác.
Những tính toán thuế phức tạp là một trong những lý do tại sao các khoản lương bằng tiền điện tử có thể khiến chủ sử dụng lao động và nhân viên đau đầu.
Đánh giá rủi ro tham vọng của cá nhân
Nếu một người không kiếm được nhiều tiền như những người nổi tiếng, việc nhận toàn bộ tiền lương một năm hoặc vài tháng bằng Bitcoin có thể gây ra rủi ro lớn. Những người nổi tiếng được trả hàng triệu đô trong nhiều năm nên họ có đủ thời gian để tiết kiệm tiền mặt, của cải và các loại tài sản khác. Điều này giúp họ có thể đối mặt với rủi ro khi thị trường tiền điện tử có biến động.
Nói vậy không có nghĩa là mọi người không được nhận lương bằng tiền điện tử. Theo nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya tại Oanda, nếu ai đó kiếm được 100.000 USD có thể cân nhắc chia 20% lương dành cho tiền điện tử và cổ phiếu. Song, ông nói rằng những người trẻ tuổi nên cân nhắc đầu tư không quá tiền lương vào tiền điện tử.
Một rủi ro khác vẫn đang hiện hữu đó là sự chấp nhận của mọi người. Mặc dù ngày càng nhiều nhà bán lẻ dần chấp nhận Bitcoin, đồng tiền này vẫn chưa phải là một loại tiền tệ phổ biến. Hơn nữa, nếu người tiêu dùng muốn thanh toán bằng Bitcoin, họ sẽ phải đối mặt với khoản phí cao. Nguy cơ biến động của thị trường tiền điện tử còn bị ảnh hưởng bởi sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan giám sát và các nhà lập pháp.
Có nên nhận lương bằng Bitcoin?
Câu trả lời đưa ra rất khác nhau, tùy vào độ tuổi, sự giàu có, địa vị, mức độ chấp nhận rủi ro. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng mọi người nên cẩn trọng, đặc biệt những ai đang cân nhắc nhận phần lớn số lương của mình bằng Bitcoin.
Barrera của Wharton cho biết rằng mọi người thường suy nghĩ về việc nhận tiền lương gửi vào tài khoản hưu trí hơn là nghĩ về việc nhân lương bằng loại tiền khác. Những người có xu hướng nghỉ hưu có thể thích giữ tài sản của họ đa dạng và ít rủi ro hơn.
Ví Bitcoin của El Salvador gặp lỗi ngay khi ra mắt Chivo, ví tiền điện tử do El Salvador phát triển, gặp trục trặc và không thể truy cập trong bốn ngày liên tiếp. Melvin Vasquez, một nghệ sĩ xăm mình 30 tuổi, tải xuống Chivo vào 7/9, khi luật Bitcoin của El Salvador có hiệu lực. Nhưng kể từ đó đến nay, anh không thể sử dụng được. Nhân viên chính phủ quảng...