Siêu thị điện máy không đủ nhân viên giao lắp
Khách hàng chuyển hướng mua trực tuyến khiến các siêu thị điện máy không đủ nhân viên giao lắp sản phẩm, dù lượng mua không tăng so với năm ngoái.
Chị Thương Huyền (quận 3, TP HCM) đã mua TV 65 inch tại một siêu thị điện máy gần nhà, nhưng sang ngày thứ hai vẫn chưa có người giao lắp. “Nhân viên tổng đài gọi điện xin lỗi hai lần vì chưa thể sắp xếp kỹ thuật viên đến lắp đặt và lấy lý do đơn hàng tăng nhiều dịp cận Tết”, chị than phiền.
Tại các siêu thị điện máy ở Hà Nội và TP HCM, thời gian gần Tết nhưng lượng người xem hàng kém nhộn nhịp nhiều so với năm ngoái. Tuy nhiên, khu vực chờ giao hàng lại xếp la liệt các kiện sản phẩm để xe chở đi.
Hàng sắp xếp chờ đi giao bên ngoài một siêu thị điện máy. Ảnh: Bảo Lâm
Video đang HOT
Anh Ngọc, đại diện của một siêu thị điện máy ở quận 1, TP HCM, cho biết khách hàng đến mua trực tiếp năm nay giảm từ 20 đến 30% so với năm ngoái, nhưng người mua trực tuyến tăng gần 20%. “Dịch bệnh bùng phát trở lại khiến người đến mua trực tiếp giảm mạnh so với vài tuần trước”, anh Ngọc nói. Các kệ trưng bày TV ở cửa hàng anh cuối tuần rồi không hề có người ghé xem, nhân viên marketing rảnh rỗi, đi ra đi vào. Trong khi đó, phòng xử lý đơn hàng trực tuyến tất bật, tư vấn viên liên tục điện thoại và phân bổ đơn hàng cho các “shipper”.
“Năm ngoái, các mặt hàng gia dụng nhỏ, như bộ nồi, bếp từ, lò vi sóng, quạt sưởi…, khách đến mua trực tiếp và tự cầm về, nhưng năm nay phần lớn là mua hàng qua trang web của siêu thị, dẫn đến nhân viên giao hàng bị quá tải. Một số đơn mua TV, tủ lạnh, máy giặt không thể giao lắp trong ngày như trước”, anh Quân, quản lý một hệ thống siêu thị điện máy trên đường Tố Hữu (Hà Nội) nói. Một số nhân viên tư vấn bán hàng, đứng quầy tại siêu thị thường ngày cũng được “trưng dụng” làm “shipper” với các mặt hàng không đòi hỏi lắp đặt.
Theo chủ một cửa hàng điện máy chuyên bán trực tuyến ở đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), lượng khách mua năm nay khá ổn định. Tuy nhiên, kỹ thuật viên của cửa hàng nghỉ sớm do sợ dịch bệnh ở Hà Nội nên anh cho biết một vài kỹ thuật viên xin nghỉ sớm do lo sợ dịch không thể về quê từ cuối tuần trước nên gặp nhiều khó khăn trong việc giao lắp cho khách. Nhiều người mua TV dịp cuối tuần đều phải chờ hoặc chuyển sang tự lắp đặt. Một số cửa hàng đã giảm luôn 200.000 đồng vào tiền hàng nếu khách hàng đông ý tự cài đặt, không cần đợi kỹ thuật viên.
Hiện tại, TV là sản phẩm có tỷ lệ mua tăng nhiều nhất những tuần trước Tết. Kích thước được người mua ưa chuộng năm nay là từ 55 đến 65 inch. Ngoài TV, máy giặt cửa ngang, máy rửa bát cũng hút hàng dịp mua sắm này.
Nhân viên xem trộm camera trong nhà của 220 khách hàng nữ
Ngày 21/1, nhân viên của một công ty cung cấp thiết bị giám sát tại Mỹ thú nhận truy cập 9.600 lần vào camera giám sát của khách hàng.
Hôm 21/1, cựu kỹ thuật viên của công ty cung cấp thiết bị giám sát Mỹ - ADT - thú nhận từng truy cập dữ liệu video trong nhà của khách hàng liên tục trong vòng 4 năm. Theo thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp Mỹ, nhờ thêm tài khoản cá nhân vào hệ thống camera của khoảng 200 người, người đàn ông 35 tuổi đến từ Texas đã có thể theo dõi các khách hàng từ xa.
"Ông Telesforo Aviles đã chọn những ngôi nhà có phụ nữ hấp dẫn, sau đó liên tục đăng nhập vào tài khoản của những khách hàng này nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của bản thân. Theo lời khai, ông Aviles đã xem rất nhiều video về phụ nữ khỏa thân và hoạt động quan hệ tình dục của nhiều cặp đôi", thông cáo cho biết.
Tình trạng dữ liệu camera cá nhân của khách hàng bị truy cập bất hợp pháp không phải hiếm.
ADT đã thừa nhận vấn đề này trên trang web công ty. Đồng thời thông báo Aviles đã truy cập 9.600 lần vào dữ liệu video trong nhà của 220 nạn nhân.
"Chúng tôi rất biết ơn khi cơ quan FBI Dallas và Văn phòng luật sư Mỹ đưa Telesforo Aviles ra chịu trách nhiệm cho tội ác liên bang này", ADT tuyên bố hôm 22/1.
Theo Mashable , Aviles sẽ phải đối mặt với án phạt 5 năm tù.
Tuy nhiên, hành động của Aviles đã chỉ ra nhiều kẽ hở trong hệ thống camera giám sát của ADT. Theo ADT, công ty chỉ phát hiện ra vấn đề này sau khi một khách hàng báo cáo các email đáng ngờ trên tài khoản ADT Pulse cá nhân. Công ty lần đầu tiên công khai sự việc này từ tháng 4/2020. Hầu hết nạn nhân đều sinh sống tại khu vực Dallas rộng lớn.
Đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra. Ring Camera, một sản phẩm an ninh gia đình thuộc sở hữu của Amazon, đã liên tục bị truy cập bất hợp pháp vào năm 2019. Ring thừa nhận một số nhân viên của công ty đã cố gắng truy cập vào nguồn dữ liệu video riêng tư của khách hàng.
Theo Mashable , các camera kết nối Internet dễ dàng trở thành mục tiêu bị tấn công bởi những đối tượng xấu. Đây là một lời nhắc nhở cho những người lắp đặt camera giám sát trong khu vực phòng ngủ.
Nhân viên Facebook không được mặc áo công ty ra đường Facebook yêu cầu nhân viên tránh mặc quần áo mang thương hiệu tập đoàn ở nơi công cộng để bảo đảm an toàn sau khi mạng xã hội này khóa tài khoản của Trump. "Sau những sự kiện gần đây, lực lượng an ninh khuyến cáo mọi người không mặc hoặc đeo các sản phẩm mang thương hiện Facebook vào giai đoạn này...